Điểm Tin Cập Nhật

0

                                          
Bánh Cam , Bánh vòng ơi nhớ quá!


   Bây giờ thì Bánh Cam và Bánh vòng không còn phổ biến như ngày xưa nữa , mà hình như hai loại bánh này chỉ thích hợp với hè phố và các chợ nhỏ. Hình như bây giờ mấy em nhỏ thế hệ 9x ít có em nhớ loại bánh dân dã này , bây giờ có nhiều thứ để
 chọn quá , các Hãng nước ngoài và trong nước với sức mạnh truyền thông và quảng cáo đã đánh bật dần các món ăn dân dã và có nhiều lựa chọn hơn cho các em . mở tivi lên nào là orion là chocopie, snack dòn dòn , rồi đủ các món ăn vặt được du nhập vào ,cũng phải thôi thế giới không ngừng phát triển mà.



     Hồi đó nhớ lúc còn nhỏ ,tôi thích nhất là hai thứ bánh này. Bánh làm bằng bột nếp ,tròn tròn vừa bàn tay con nít,có nhưn đậu xanh bùi bùi béo béo ,chiên vàng lên cầm bánh lắc lắc thấy nhưn bên trong lúc lăc và áo bên ngoài một lớp đường bóng lưỡng , lấm tấm những hạt mè rang thơm phức - bánh vòng thì bột cũng giống vậy chỉ khác là không có nhưn đặc ruột có hình cái vòng tròn nhìn dễ thương như đồ chơi con nít .



     Hồi đó nhà nghèo tôi học tiểu học ở quận 5 Trường Minh Đạo , có khi ba chở đi học có khi phải đi bộ về vì nhà bận không rước được. Mỗi sáng mẹ hay cho 20 đồng để đi học uống nước hay ăn vặt, có bữa hong có tiền Mẹ chỉ cho 10 đồng có khi có 5 đồng.Tôi còn nhớ trước cửa Đại Học Y Dược , hay bên hong gì đó gần đó có một xe bán bánh bò ,bánh tiêu , bánh cam- mà hong biết sao có tên bánh cam? chắc tại tròn tròn giống trái cam ...tôi thích ăn bánh ở đó bán vì lớp đường áo bên ngoài vừa bóng lại vừa dòn , nhìn vào là thấy ứa nước miếng, bánh lúc nào cũng còn hơi ấm ấm vừa ăn vì được ủ bằng miếng vải mùng trắng. Bánh cam ngon đối với tôi phải là bánh vừa nguội tới còn ấm ấm , nhưn bên trong phải chặc lúc lắc không bị bể , chiên vừa vàng dòn , đặc biệt là lớp đường phải vừa mỏng và không ướt cũng không khô, để hai cái bánh gần nhau không bị dính lại ,nhưng có độ dòn và dẻo cắn vào thơm phức mè rang.


    Nhớ có lần trời mưa chiều đi học về đứng đợi Ba đến rước .Bụng thì đói mà trong túi lại hong tiền , có chú bán bánh cam đi xe đạp cùng trú mưa nhìn vô cái tủ nhỏ nhỏ , mấy cái bánh tròn tròn vàng óng ... ngon quá... nuốt nước miếng ừng ực, vậy mà có một anh học lớp trên đúng gần lên tiếng: cho hai cái chú ơi! ... sau khi lấy bánh xong - nhớ rõ tới bây giờ là hai cái bánh được bỏ trong cái túi dán bằng giấy báo , giống như bao giấy đựng bánh bao .Anh ta đứng gần đưa cái bánh vô miệng cắn một miếng, mà mắt tôi nhìn chăm chăm vô cái bánh tưởng như mình vừa mới cắn xong , nước miếng chực trào ra nuốt ừng ực , lúc đó thèm lắm ước gì được cắn một miếng ... Vậy mà anh ta ăn hết một cách ngon lành .Lúc đó tự tủi thân , nói thầm trong bụng , khi nào lớn đi làm có tiền mua một thúng vừa ăn cho đã , vừa cho ai giống mình .

      Một kỉ niệm vui vui  về tuổi thơ, Bánh Cam , Bánh vòng ơi nhớ quá!

                                                                                             Trương Quốc Huy
0
Amnesty International

Việt nam:  Án tử hình – không nhân đạo và không có hiệu quả

download whole doc 
Vào tháng 7 năm 1999, Hội Ân xá quốc tế đã chào đón việc con số tội tử hình tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam giảm từ 44 xuống còn 291 Báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế, “Nước CHXHCN Việt Nam: Một cuộc tranh luận mới về án tử hình?” (AI Index: ASA 41/04/99, tháng 7/1999). Tuy nhiên trong thời gian gần đây Hội Ân xá quốc tế lo ngại trước tin báo về tình trạng gia tăng đáng kể con số án tử hình được áp dụng tại Việt nam, đặc biệt với các tội liên quan tới ma túy và các tội kinh tế khác.

Giới chức trách tại Việt nam thường không công bố toàn bộ các con số chính thức về số án tử hình được áp dụng và các vụ hành quyết được tiến hành, và chỉ có một số rất ít trường hợp được giới truyền thông chính thức đưa tin. Tuy nhiên Hội Ân xá quốc tế có các nguồn tin đáng tin cậy cho biết hầu hết những người bị kết án tử hình đều bị xử tử sau khi qua các thủ tục kháng án cuối cùng. Các vụ hành quyết được thực hiện bằng việc xử bắn, dường như thường có công chúng chứng kiến, và có khi có cả ngàn người đứng xem.

Hội Ân xá quốc tế tin rằng việc tiếp tục dùng án tử hình tại Việt nam là một sự trừng phạt vô cùng dã man, thiếu nhân đạo và hạ phẩm cách con người, và là một sự vi phạm quyền sống. Hội Ân xá quốc tế tin rằng những điều kiện quanh việc áp dụng án tử hình tại Việt nam đi ngược lại các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Những vụ xét xử bất công thường xuyên tại Việt nam cũng có nghĩa là án tử hình được áp dụng trong hoàn cảnh có thể dẫn tới những sai lầm công lý không thể cứu vãn được. 

Hội Ân xá quốc tế kêu gọi chính phủ Việt nam ngay lập tức hãy tạm ngưng mọi vụ hành quyết, trong khi tiến hành các bước nhằm xóa bỏ hoàn toàn án tử hình thể theo các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của Liên hiệp quốc. 
Hội Ân xá quốc tế cực lực chống lại án tử hình, coi đó là một sự vi phạm quyền sống và quyền không phải chịu những đối xử hay trừng phạt dã man, thiếu nhân đạo và hạ nhân phẩm, như được nêu ra trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR - điều 3 và 5) và Công uốc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR - điều 6 và 7). Hội Ân xá quốc tế phản đối án tử hình tại tất cả các nước, từ Mỹ tới Nhật, từ Afghanistan tới Sierra Leone, từ Trung quốc tới Rwanda. 

Cập nhật, tháng Bảy năm 2004 
Kể từ khi bản phúc trình được công bố hồi tháng 8 năm 2003, những số liệu mới có được cho thấy tình trạng gia tăng đáng kể con số án tử hình cũng như những vụ tử hình được tiến hành. Giữa tháng 1 và tháng 12, 2003, con số vụ xử tử được tiến hành lên tới 64 vụ. Con số án tử hình lên tới 103 vụ, trong đó 63 vụ là về các tội có liên quan tới ma túy, và bốn phụ nữ bị kết án tử hình vì tội gian lận (Hội Ân xá quốc tế ghi nhận 48 án tử hình và 27 vụ xử tử trong cả năm 2002). Vào tháng 11 năm 2003 có ít nhất 28 người đã bị tử hình, trong đó 10 người bị xử bắn công khai vào ngày 11 tháng 11 tại khu tử hình Lệ Xá thuộc tỉnh Nam Định, trước mặt gần nghìn người xem, và 3 người khác bị xử tử vào ngày 12 tháng 11 tại tỉnh Hà Tĩnh. 13 người bị tử hình trong hai ngày tại Việt Nam, Hãng AFP, 13 tháng 11 năm 2003

Liên hiệp quốc vẫn thường kêu gọi để các thông tin về việc áp dụng án tử hình cũng như công khai hoá các vụ án tử hình được dự trù thi hành, mà gần đây nhất là kêu gọi của Liên hiệp quốc trong nghị quyết được thông qua vào tháng 4 năm 2004. Vấn đề án từ hình, E/CN.4/2004/L.94, ngày 15 tháng 4 năm 2004. Vì vậy Hội Ân xá quốc tế càng lo ngại hơn khi Thủ tướng Việt Nam ký Quyết định ngày 5 tháng 1 năm 2004, đặt việc đưa tin và phổ biến số liệu về việc áp dụng án tử hình và về các vụ tử hình được thực thi thành một loại bí mật quốc gia. Quyết định của Thủ tướng về Danh sách các bí mật quốc gia của Tòa án nhân dân, Số 01/2004/QD-TTg, Hà Nội, 5 tháng 1 năm 2004. Bất chấp quyết định đó, giới truyền thông chính thức vẫn tiếp tục đưa tin về các vụ án tử hình và các vụ hành quyết. Trong thời gian từ tháng 1 tới giữa tháng 7.2004, có ít nhất 54 người bị án tử hình và 32 vụ xử tử.

Bản phúc trình này tóm lược tài liệu gồm 11 trang (3920 từ): “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Án tử hình – không nhân đạo và không hiệu quả” (AI Index: ASA 41/023/2003), được Hội Ân xá quốc tế công bố vào tháng 8 năm 2003. Ai muốn biết thêm chi tiết hay muốn tham gia vận động vấn đề này, xin mời xem thêm tài liệu đầy đủ. 


Read More >>
1. Mechanising The Death Penalty In Viet Nam – Progress Or Barbarism? 

2. Read whole report: The Death Penalty - Inhumane and Ineffective
0
   

P/V nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang vừa đến Mỹ tị nạn

 VOA :Tạp chí Thanh Niên

Nguyễn Ngọc Quang cùng Con trai chụp hình lưu niệm cùngTrương Quốc Huy 
  Một nhà hoạt động trong khối dân chủ 8406 vừa tới Mỹ tị nạn chính trị sau cuộc vượt thoát những hiểm nguy hằng ngày đe dọa an ninh của cá nhân và gia đình trong suốt thời gian bị quản thúc tại gia sau khi mãn hạn tù 3 năm về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hồi tháng 9 năm 2009.

      Đầu năm 2011, nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang. Anh cùng gia đình đào tị sang Thái Lan, tìm tới Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc xin cấp quy chế tị nạn chính trị sang một nước thứ ba. Sau gần hai năm lánh tại Thái Lan, anh đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho tị nạn, và anh đặt chân tới bang Texas cuối tháng 9 vừa qua. Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên vài ngày sau khi đến Mỹ, anh Quang chia sẻ những chông gai, nghiệt ngã anh đã gặp phải vì khao khát những quyền tự do căn bản và những dự định sắp tới trên con đường anh kiên định theo đuổi vì một nền dân chủ thực thụ cho người dân Việt Nam.

nghe tại đây
   

   

 Trà Mi: Anh bắt đầu rời khỏi Việt Nam khi nào?

Nguyễn Ngọc Quang: Từ tháng 1/2011.

Trà Mi: Anh đã ở Thái Lan bao lâu trước khi sang Mỹ này?

Nguyễn Ngọc Quang: Tôi ở Thái Lan được 1 năm 8 tháng. Thời gian tôi tị nạn bên Thái, tôi hay bị những cuộc gọi khủng bố, đe dọa từ an ninh ngoại tuyến của cộng sản Việt Nam và cũng có những cuộc gọi từ đại sứ quán Việt Nam. Họ gọi đe dọa tôi.

Trà Mi: Vì sao họ có được số liên lạc cá nhân của anh?

Nguyễn Ngọc Quang: Qua Thái, ít nhất tôi cũng phải gọi về báo cho gia đình, thì coi như họ nghe lén và biết được số điện thọai của tôi.

Trà Mi: Ứng viên được cấp quy chế tị nạn của Liên hiệp quốc có được chọn đất nước mình muốn sang tị nạn hay không, hay do họ quyết định, thưa anh?

Nguyễn Ngọc Quang: Khi mình được cấp quy chế tị nạn Liên hiệp quốc, hồ sơ của mình được Cao ủy tị nạn chuyển qua đại sứ quán Hoa Kỳ. Sau khi đại sứ quán Mỹ xét duyệt. Hồ sơ nào không đủ tiêu chuẩn để đi vào nước Mỹ, đại sứ quán sẽ giao trả lại. Lúc đó, Cao ủy sẽ đưa hồ sơ cho các đại sứ quán khác và ứng viên có quyền lựa chọn cho mình một quốc gia để đi đến.

       Trà Mi: Vì sao anh quyết định bỏ lại mẹ già nơi quê nhà, rời khỏi đất nước Việt Nam?

Nguyễn Ngọc Quang: Tôi bỏ chạy vì cảm thấy an toàn tính mạng, an ninh cá nhân của mình trên đất nước Việt Nam không còn nữa. Nó xâu chuỗi nhiều sự kiện. Khi ra tù, tôi trả lời phỏng vấn chị, tức khắc tôi bị cơ quan cảnh sát điều tra đe dọa.

Trà Mi: Anh nhắc tới cuộc phỏng vấn ngay khi anh ra tù vào tháng 9 năm 2009.

Nguyễn Ngọc Quang: Vâng, tôi trả lời chị ngay trước nhà tù đấy. Tôi nhìn ra được là con đường mình đi không sai gì cả. Tất cả những oan khuất tôi bị trong thời gian qua chẳng qua là do chế độ mang lại cho tôi thôi. Vì vậy, tôi tiếp tục thì tôi không tránh khỏi những sự đe dọa kế tiếp. Họ đến nhà đe dọa, rồi sau đó họ cho côn đồ đụng xe vì họ biết có bỏ tù tôi cũng chẳng cải tạo gì được cả. Cho nên, chỉ còn một cách duy nhất là họ muốn loại trừ tôi ra khỏi cuộc đời này. Mùng 6 Tết năm 2010, trong dịp lên Đà Lạt, tôi ghé thăm bác Hà Sĩ Phu. Khi trở về ngang qua đèo Prenn, tôi bị họ đụng xe rớt đèo Prenn, nguy hiểm lắm, nhưng tôi thoát chết. Ngày 18/9/2010 xảy ra một sự ‘truy sát’. Tôi chở con tôi đi vậy mà họ sẵn sàng ép xe. Họ làm tôi té xe rồi họ còn quay lại cán ngược lên đầu tôi. May lúc đó có nón bảo hiểm nên tôi mới thoát chết. Cái bánh sau của xe đập vào mặt tôi làm khuôn mặt tôi biến dạng. Những hình ảnh đó tôi đã đưa lên công luận để tố cáo. Từ vụ đụng xe đó, tôi hiểu rằng thật sự họ muốn loại trừ tôi rồi. Gia đình tôi luôn luôn bị công an quấy rầy, đe dọa, làm hai đứa con nhỏ của tôi đến cuối cùng phải nói là nó chai lì trước sự đe dọa đó. Một đứa trẻ mà họ làm tâm hồn của nó chai lì trước sự sợ hãi thì chị tưởng tượng được sự đe dọa đó như thế nào. Họ khủng bố..không còn ngôn từ gì để nói về cộng sản Việt Nam nữa cả.

Trà Mi: Lúc này đây khi đang ở Mỹ, có thể nói ước mơ tự do của anh đã thành tựu hay chưa?

Nguyễn Ngọc Quang: Không, ước mơ tự do của tôi chưa thành tựu vì tôi không ước mơ tự do cho riêng bản thân tôi. Nếu ước mơ tự do cho riêng bản thân tôi thì chắc có lẽ tôi tìm hết đường này tới đường kia để trốn rồi. Ước mơ tự do của tôi chỉ mới đạt được một phần rất nhỏ. Tôi mong muốn góp tiếng nói của mình làm sao thực hiện được tự do thực cho toàn dân Việt Nam. Tôi mong muốn tất cả mọi người chung sức vào, đứng lên để đấu tranh, đòi lại tất cả những cái quyền căn bản, sự tự do thực đã bị tước đoạt bởi chính quyền cộng sản Việt Nam bằng bạo lực.

Trà Mi: Anh có kế hoạch thế nào hoặc nghĩ mình sẽ làm gì để góp phần biến mong muốn rằng nhiều người dân Việt Nam cũng được hưởng sự tự do như mình mau trở thành hiện thực? Ở Việt Nam, đòi hỏi dân chủ là một sự đấu tranh khắc nghiệt, nhưng giờ đây anh đã ra bên ngoài, điều kiện đấu tranh dễ dàng hơn, nhưng liệu chăng có hiệu quả hơn?

Nguyễn Ngọc Quang: Hiệu quả hơn hay không, tôi không nói trước được. Nhưng tôi mong muốn được gặp các chính khách Hoa Kỳ vì tôi là một nạn nhân trực tiếp của cộng sản Việt Nam. Tôi muốn nói lên bức tranh thực về sự vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam. Tôi muốn kêu gọi tất cả quốc gia thành viên Liên hiệp quốc phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc thực thi Hiến chương Liên hiệp quốc. Quan hệ với các quốc gia độc tài thì phải đưa vấn đề nhân quyền lên hàng đầu. Sự ngoại vận đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền là một động lực rất lớn cho những cuộc đấu tranh mãnh liệt trong quốc nội. Tôi muốn kêu gọi người Việt hải ngoại đoàn kết, phải thật sự đoàn kết chặt chẽ mới có thể hoạt động hữu hiệu cho phong trào dân chủ quốc nội.

Trà Mi: Lúc nãy anh nói giấc mơ của anh chưa thật sự thành tựu và anh vẫn bất khuất với lý tưởng dân chủ của mình, nhưng nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang nhìn thấy con đường trước mắt thế nào?

Nguyễn Ngọc Quang: Con đường trước mắt cực kỳ khó khăn.

Trà Mi: Và anh sẽ tiếp tục như thế nào, thưa anh?

Nguyễn Ngọc Quang: Vừa đặt chân tới Hoa Kỳ, tôi cần thiết phải có một thời gian để quan sát.

Trà Mi: Có nhiều người cảm thấy ở Việt Nam bây giờ đã có được cuộc sống tự do, hạnh phúc, được tự do mưu cầu cuộc sống, tự do phát triển đời sống về mọi mặt. Phải chăng những người cảm thấy không được tự do là những người có thái độ chống đối nhà nước hay vì mục đích chính trị nào đó, nên họ mới bị những sự chế tài hay mất tự do?

Nguyễn Ngọc Quang: Một câu hỏi tuyệt vời. Cộng sản Việt Nam gieo vào đầu nhân dân Việt Nam nỗi sợ hãi, sự ảo tưởng về một thiên đường. Họ đã bằng bạo lực, bằng nhà tù đè bẹp ý người dân. Từ đó, khi họ ban phát một cái tự do hiếm hoi nào đó, người ta cứ ảo tưởng rằng ‘Ồ tự do thật rồi, đổi mới rồi, không còn như ngày xưa nữa’. Phải nhìn ra được đó là sự tự do ảo và phải chỉ cho mọi người biết những quyền tự do thực đã, đang, và chắc chắn sẽ bị tước đoạt nữa nếu còn cộng sản Việt Nam. Đó là những quyền căn bản của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo. Ở Việt Nam hơn 600 tờ báo nhưng không có một tờ báo tư nhân. Đó không thể gọi là tự do báo chí được. Ở Việt Nam, anh không có quyền tự do mưu cầu hạnh phúc vì tất cả việc làm của anh đều bị giám sát chặt chẽ của chế độ. Họ gieo vào đầu người Việt Nam nỗi lo sợ nên dân Việt Nam quen cảm giác xin-cho. Dân coi nhà nước và chính quyền như cha mẹ, khi được ban phát chút gì đó thì coi như là ân huệ tuyệt vời lắm rồi, mà quên đi rằng chính họ mới có quyền đề nghị người thay mặt họ lên điều hành xã hội. Từ lập quốc của cộng sản Việt Nam năm 1945 cho tới tận bây giờ, chưa lần nào dân bỏ phiếu tự do cả, tất cả đều là sự dàn xếp.

Trà Mi: Anh nhắc tới những điều này như những ví dụ về sự thiếu tự do của người dân Việt Nam bao gồm thiếu tự do trong quyền chính trị, trong phát ngôn, ngôn luận, báo chí…Nhưng nước nào cũng có luật lệ riêng, nghĩa là tự do nhưng nếu không theo pháp luật thì liệu chăng sẽ có những sự quá trớn. Thế nên Việt Nam nói là ‘tự do nhưng trong khuôn khổ pháp luật’. Việc này vì sao anh cho là không thể chấp nhận được?

Nguyễn Ngọc Quang: Đúng, tự do phải trong khuôn khổ pháp luật, nhưng pháp luật đó phải được biểu quyết bởi nhân dân Việt Nam, chứ không phải được soạn thảo ra bởi giới chức cầm quyền. Chính quyền lúc đó mới là chính danh, của dân. Chứ còn tới hôm nay, chính quyền cộng sản Việt Nam chưa một lần trưng cầu dân ý và luật pháp họ đưa ra đó chưa một lần được nhân dân phủ quyết. Những quyền căn bản của người dân bị họ tước bằng cách hợp pháp hóa bằng luật.

Trà Mi: Sau bản án 3 năm tù về tội chống nhà nước, anh có nói anh hoàn toàn hài lòng và tự hào về hành vi của mình, những hành vi bị nhà nước Việt Nam cho là tội phạm. Những cái giá anh đã trải qua như tù tội hay những sự nguy hiểm đe dọa tính mạng như anh vừa kể là vì những hoạt động bị cho là ‘chống phá nhà nước’. Nếu anh không chống nhà nước, có lẽ cuộc sống của anh đã khác đi rất nhiều rồi, anh có nghĩ vậy không?

Nguyễn Ngọc Quang: Không chị ạ. Nếu không ‘chống nhà nước’ thì cuộc sống của tôi càng tồi tệ hơn. Vì khi mình thao thức về những quyền căn bản của chính bản thân, gia đình, và dân tộc mình, mình biết mà mình không làm thì mình luôn luôn bị ray rứt. Con người sống phải dựa trên nền tảng đạo đức. Không phải chỉ có được ăn ngon, mặc đẹp mới gọi là sống. Ở Việt Nam năm 2006 sau khi khối 8406 ra đời, tôi thấy nhiều người ý thức ra hơn, sẵn sàng dấn thân hơn, nhìn nhận trách nhiệm của mình với dân tộc. Qua những việc làm đó, của tôi là một phần rất nhỏ, nhưng qua việc làm của rất nhiều người, một phần nào đó đã giảm bớt nỗi sợ hãi của người dân để đòi lại cái quyền của chính họ bị tước đoạt.

Trà Mi: Anh cảm nhận có sự thay đổi về ý thức và hành động vì dân chủ trong người dân Việt Nam.
Nhưng thực tế cho thấy hình như chính quyền cũng có cách đối phó mạnh tay hơn. Những bản án của các nhà dân chủ 8406 lúc đó từ 3-5 năm tù, nhưng các bản án bây giờ, mà bằng chứng mới nhất là án tù của 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG, lên tới 10-12 năm tù. Vậy liệu bức tranh dân chủ Việt Nam ngày nay có sáng hơn trong ánh mắt anh, một nhà dân chủ đã dấn thân trải nghiệm những thử thách vì dân chủ tại Việt Nam? 

Nguyễn Ngọc Quang: Nói thật lòng, tôi ngầm cảm ơn cộng sản Việt Nam đã tuyên án Điếu Cày 12 năm vì quan trọng không phải là anh bị tuyên án bao nhiêu năm, nhưng quan trọng là sau khi anh bị tuyên án người khác còn dấn thân vào nữa hay không. Bản án đó tác dụng ngược. Họ mà tuyên Điếu Cày trắng án thì ít người chống lại chính quyền lắm. Nhưng sau bản án đó, càng nhiều người dấn thân vào hơn. Hôm nay thế giới đã trải phẳng trên màn hình rồi. Họ không thể giấu diếm như ngày xưa được nữa. Sự thật về sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống cộng sản trên thế giới như thế nào, người bây giờ đã dân dần biết được. Một bản án tuyên ra mà làm mọi người hài lòng và cảm thấy chế độ đó hợp lý thì đó mới là bản án khôn ngoan. Còn bản án tuyên ra để rồi mọi người gắn kết lại với nhau hơn để đấu tranh thì chế độ đó đang làm điều sai lầm. Bản án đó không có tác dụng răn đe. Bản án đó giúp cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam được lớn mạnh hơn.

Trà Mi: Những nhà hoạt động đòi dân chủ cho Việt Nam có hai kết cục chính một là đi tù, hai là phải bỏ xứ ra đi. Là một người trong cuộc đã trải qua cả hai kinh nghiệm này, anh sẽ nói gì về tương lai dân chủ Việt Nam?

Nguyễn Ngọc Quang: Tương lai dân chủ Việt Nam phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Quyết định là sự đấu tranh dân chủ trong nước. Những người khi ở Việt Nam không còn khả năng hoạt động thêm được nữa, buộc phải chọn cho mình phương thức khác để hoạt động hiệu quả hơn. Đó là phần nổi của tảng băng. Còn phần chìm của tảng băng càng ngày càng lớn ra cộng thêm yếu tố không thể thiếu là sự ngoại vận. Những chế tài của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam có tác dụng chứ không phải không.

Trà Mi: Anh nhắc đi nhắc lại rằng tương lai dân chủ Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những người trong nước. Nhưng những ai trong nước dám cất lên tiếng nói bất đồng với nhà nước thì phải ngồi tù. Còn những người chạy thoát được ra thế giới bên ngoài thì dường như mờ nhạt hơn so với thời gian còn trong nước. Trong nước dưới điều kiện khắc nghiệt thì tiếng nói của họ bất khuất, mãnh liệt hơn, nhưng khi ra ngoài, họ lại mờ nhạt, không làm được gì nhiều so với những gì người ta mong muốn. Cho nên, có nhiều người không mấy lạc quan, không thấy bức tranh dân chủ Việt Nam sẽ có được điểm sáng trong như Miến Điện chẳng hạn. Anh có đồng ý với quan điểm đó không?

Nguyễn Ngọc Quang: Tôi thấy một điều những nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam hễ cứ đi vào con đường đó là phải chấp nhận tù đày. Nhưng điều này không cản được những lớp người mới tham gia. Cho nên tôi rất lạc quan về bức tranh dân chủ Việt Nam. Sự tù đày không cản được bước đi của những lớp trẻ thì đó là một dấu hiệu tốt cho phong trào dân chủ Việt Nam. Thế giới hôm nay đã trải phẳng trên màn hình máy tính. Vì vậy, các bạn hãy nhìn nhận thực về các quyền căn bản của mình đã bị tước đoạt và hãy cố gắng chung sức đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách độc tài.

Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị cuộc trao đổi với nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang, một trong những tên tuổi gắn liền với khối 8406, người từng được biết đến qua các đoạn băng ghi âm các buổi thẩm vấn giữa anh với công an trước khi anh chính thức bị tuyên án 3 năm tù tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
                                                                                                      www.voatiengviet.com

 www.voatiengviet.com.
0
THÔNG BÁO TỪ SBTN - 
                                             Triệu con tim một tiếng nói

      Kính thưa quý đồng hương, quý hội đoàn, tổ chức, chính đảng, và quý cơ quan truyền thông bạn:

Sau khi phát động chiến dịch “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” và lời kêu gọi của SBTN đến quý đồng hương và tất cả tổ chức, hộ
i đoàn trên khắp thế giới, đến nay, đã có hơn 30,000 đồng hương, nhân sĩ, chính giới ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và các Quốc Gia Tự Do kêu gọi sự quan tâm và can thiệp trước tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.

Đài SBTN cùng với các hội đoàn, cơ quan truyền thông, nhân ngày QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10 tháng 12 sắp tới, quyết định phát động phong trào vận động “NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM” qua chiến dịch “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” để phản đối các bản án phi lý gần đây, đồng thời đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân, đã được công nhận trong bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết.

Chúng tôi xin tha thiết kêu gọi qúy đồng hương trong và ngoài nước cùng tất cả các tổ chức trên toàn thế giới, hãy cùng hưởng ứng và tham gia cuộc vận động này qua những sinh hoạt sau đây:

1. Ký thỉnh nguyện thư gửi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và các Quốc Gia Tự Do để kêu gọi can thiệp trước tình trạng vi phạm nhân quyền và yểm trợ cuộc tranh đấu của đồng bào quốc nội. Đài truyền hình SBTN sẽ có một số thiện nguyện viên từ các hội đoàn, đảng phái sẽ cùng tham gia thỉnh nguyện thư gửi Liên Hiệp Quốc qua hệ thống internet. Số điện thoại để liên lạc là: 714-636-1121 Ext. 4120 nếu quý vị có những thắc mắc. Quý vị có thể ký thỉnh nguyện thư tại trang nhà:www.DemocracyForVietnam.net.

2. Cùng nhau mõi người chúng ta gọi điện thoại và gửi fax đến các Lãnh sự quán và Đại sứ quán của nhà nước CSVN trên toàn thế giới, phản đối chính sách đàn áp độc tài, thô bạo của chế độ hiện hành đối với các nhà yêu nước. Danh sách và số điện thoại của các Lãnh sự quán và Đại sứ quán Việt Nam đã có đăng trên website;www.sbtn.tv hoặc www.democracyforvietnam.net.

3. Kêu gọi quý đồng hương tại Nam California tham gia và yểm trợ cuộc xuống đường xin chữ ký của các đoàn thể trẻ vào ngày Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012 từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều tại khu thương xá Phước Lộc Thọ.

4. Tham gia tổ chức các cuộc biểu tình, thấp nến vào ngày 29, tháng 10 để phản đối cuộc xét xử hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ An Bình và đòi hỏi trả tự do cho họ. Tại miền nam California, vào lúc 5 giờ chiều ngày Thứ Hai, 29 tháng 10, một cuộc biểu tình, thấp nến sẽ được SBTN cùng các hội đoàn trong cộng đồng tổ chức tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ.

5. Kêu gọi đồng bào và các tổ chức khắp nơi trên thế giới đồng loạt tổ chức những sinh hoạt đấu tranh nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền, 10 tháng 12, 2012. 

6. SBTN và chiến dịch “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” sẽ tổ chức một cuộc tọa kháng, tuyệt thực 24-giờ trước Tòa Đại Sứ CSVN (cũng là nơi cư ngụ của quan chức CSVN) tại Washington D.C. từ 10 giờ sáng ngày Thứ Bảy, 8 tháng 12 đến 12 giờ trưa ngày Chủ Nhật, 9 tháng 12.

7. Tham gia vào chuyến đi vận động hành lang tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày Thứ Hai, 10 tháng 12 (đúng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền) nhằm vận động các Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ quan tâm và can thiệp cho tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. 

Chúng tôi tha thiết kêu gọi sự hợp tác của tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí, hội đoàn, tổ chức để cùng tham gia phong trào này. Xin qúy đồng hương hãy cùng SBTN vận động cho Đồng Bào ta tại quê nhà được Tư Do & Công Bằng.

Hãy vì Quê Hương và Đồng bào, cùng nhau hưởng ứng cuộc vận động này.

Trân trọng

SBTN, cùng với sự tham gia và hỗ trợ từ:

Human Rights For VN PAC
Đảng Dân Chủ Nhân Dân
Đảng Việt Tân
Đài Truyền Hình SBTN
Đài Truyền Hình SET
Đài Truyền Hình VHN
Trung Tâm Băng Nhạc Asia
Đài Radio Bolsa / Radio San Jose
Đài Radio Tiếng Nước Tôi San Diego, Sacramento, Atlanta, Austin, Kansas City, Boston, Phoenix, và tại Úc Đại Lợi TNT: Adelaide, Melbourne, Brisbane va Sydney
Báo Viet Times Atlanta, Toronto

Ban Tổ Chức sẽ tiếp tục cập nhật danh sách các hội đoàn tham gia hỗ trợ cho chiến dịch. Muốn biết thêm chi tiết, xin vào trang nhàwww.sbtn.tv hoặc www.democracyforvietnam.net.
0
   Tân Hoa Xã đưa tin, phát biểu tại một cuộc hội thảo hôm 25/10 về khai thác đại dương, tổ chức tại Hải Nam, tỉnh chủ quản

 của cái gọi là “Tam Sa”, ông Tưởng Định Chi, Chủ tịch tỉnh Hải Nam tuyên bố “sẽ đẩy mạnh các dự án xây dựng tại Tam Sa trong các lĩnh vực giao thông, viễn thông, cung cấp điện nước, hậu cần và xử lý chất thải”.

Đồng thời ông cũng cho biết tỉnh của ông cũng sẽ ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên, cũng như hỗ trợ việc phát triển ngành thủy sản, du lịch và dầu khí.

Kế hoạch tăng tốc xây dựng cơ sở này không ngoài mục tiêu áp đặt một tình trạng đã rồi trên một vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đã đánh chiếm bằng vũ lực.

Đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc loan báo kế hoạch tăng tốc xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm. Vào tháng 9 vừa qua, Tân Hoa Xã cũng đã loan tải nhưng thông tin tương tự.

Trước đó, để củng cố cho cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mà theo phía Trung Quốc là đơn vị cấp thành phố chịu trách nhiệm cai quản ba quần đảo mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền tại vùng Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Bắc Kinh đã cho lập một đơn vụ đồn trú tại “Tam Sa”. Bộ chỉ huy của đơn vị này cũng đươc đặt ở Phú Lâm, đảo lớn nhất của Hoàng Sa. Trung Quốc cũng liên tiếp có những động thái củng cố cho tham vọng của mình như kỷ niệm ngày quốc khánh trên Phú Lâm.

Việt Nam đã liên tục phản đối các hành vi của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền Trung Quốc trên Hoàng Sa nói riêng và Biển Đông nói chung, và khẳng định đây là những hành động “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.


      Tin AFP
0

                         ĐÃ ĐẾN LÚC HUỶ BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP
                                ( Chỉnh Đảng để chống tham nhũng, bị tham nhũng quật ngược)

 BS Nguyễn Đan Quế

       Để chỉnh đốn đảng cầm quyền quá tha hóa, bất lực, tham nhũng từ trên xuống dưới khiến thất thoát hàng chục tỷ đô la như vụ Vinashin,Vinalines, nợ xấu ngân hàng ngày càng chồng chất…. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch phê và tự phê, và tính dành lấy ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trong tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ông Dũng trì hoãn chưa chịu bàn giao. Ông Trọng lại cho khua chiêng gõ trống triệu tập gấp Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu tháng 10-2012 nhằm dựa vào quyền lực tối cao của đảng để lọai bỏ Dũng.

   Nhiều người tưởng phen này phe trùm tham ô cùng các nhóm lợi ích sẽ bị tổn thất nặng, nhiều nhân vật cao cấp kể cả Thủ tướng sẽ bị mất chức.

   Nhưng không phải. Một bất ngờ chưa từng có tiền lệ: Thủ tướng đi một chiêu “hồi mã thương” đấm thẳng vào mặt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, khiến đảng uỷ các ngành các cấp trực thuộc TBT hoang mang, nghi ngờ về vai trò xưa nay vẫn được khẳng định một cách tuyệt đối là “đảng lãnh đạo chính quyền” như đã qui định trong điều 4 Hiến pháp (Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật).

  Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị sau 15 ngày nhóm họp cho biết: "Bộ chính trị, ban bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên."

    Ông nói tiếp: "Bộ chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí ủy viên Bộ chính trị."

   Tuy nhiên, ông Trọng chua chát kết luận: "Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ chính trị và một đồng chí trong Bộ chính trị; và yêu cầu Bộ chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá."

   Ngay đến tên cúng cơm của Nguyễn Tấn Dũng ông Trọng cũng không dám nhắc đến. Trong khi đó, tất cả các hãng thông tấn nước ngoài đều cho rằng “một đồng chí trong Bộ chính trị” chính là nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hãng tin AFP viết rằng “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không bị kỷ luật đảng dù có sự bất bình về một loạt các vụ bê bối tài chính và tình trạng bất ổn kinh tế, vốn đã làm tổn hại tới sự lãnh đạo của ông", tờ The Wall Street Journal viết: “Thủ tướng Việt Nam thoát khỏi thách thức”, hãng tin tài chính Bloomberg thì chạy hàng tít: “Đảng cộng sản Việt Nam thừa nhận sai lầm trong khi ông Dũng vẫn tại vị”. Còn giới blogger trong nước bình luận theo đủ cách, như đầu voi đuôi chuột, trên bảo dưới không nghe…

    Hầu hết Ủy viên Trung ương đều “tay có nhúng chàm” với tham nhũng nên phải bỏ phiếu ủng hộ Dũng ngồi lại chức vụ thủ tướng. Còn những lý do khác Trung ương đưa ra như không nên thay ngựa giữa đường vì tình thế đang rất khó khăn hay là không tìm được ai khá hơn chỉ là nguỵ biện.

    Đến khi bỏ phiếu tín nhiệm, phe thiểu số chủ trương chỉnh đảng để chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng, bị đa số thuộc phe bị tố là tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng vô hiệu hoá, làm thất bại mưu đồ của Trọng muốn mượn tay Trung ương kết tội Dũng bất tài và tham nhũng.

    Về mặt đảng, trung ương đảng là cơ quan tối cao, bộ chính trị chấp hành những nghị quyết của trung ương và ban bí thư tìm cách thực hiện. Phe muốn chỉnh đảng của Nguyễn Phú Trọng không thuyết phục được trung ương đảng kết tội Dũng tham nhũng là một thất bại lớn. Thanh thế của Trọng bị thương tổn nặng, quyền uy “ngáo ộp” của Đảng bị thách thức nghiêm trọng, chưa từng xẩy ra trong suốt quá trình hiện hữu của đảng.

    Sự thật, mâu thuẫn giữa đảng lãnh đạo và chính quyền quản lý là khó tránh khỏi khi những xứ cộng sản bỏ kinh tế nhà nước đi theo kinh tế thị trường. Một nhà nước độc tài toàn trị với bộ máy tập trung cao độ, quan liêu, cửa quyền như chế độ cộng sản khi bị thoái trào, thì tệ nạn hối mại quyền thế, tham nhũng, kéo bè kéo đảng của những nhóm lợi ích mọc nên như nấm. Trung Quốc hiện tham nhũng đầy rẫy, Liên Xô hay Đông Âu trước đây cũng vậy.
Hệ thống cai trị của cộng sản từ trung ương đến địa phương luôn song hành như hình với bóng ở tất cả mọi cấp mọi ngành: đảng uỷ lãnh đạo - chính quyền quản lý.

     Việt Nam đổi mới năm 1986. Nhờ Hiệp ước song phương Mỹ - Việt 2001 và sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 2007, Việt Nam phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, vượt ra ngoài khá xa tầm hiểu biết và khả năng kiểm soát của Bộ chính trị; trong khi cán bộ quản lý về mặt chính quyền lại quá kém và thèm khát tiền của sau thời gian dài vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam tưởng là có thể vừa giữ vững được tư thế “đảng lãnh đạo – chính quyền quản lý” vừa lợi dụng được tiền tư bản để phát triển đất nước theo kinh tế thị trường.

     Nhưng thực tế xẩy ra khác: quyền lực, tiền tài, danh vọng đã làm lòng tham nổi dậy và lý tưởng xã hội chủ nghĩa tiêu tan ra mây khói. Cán bộ chính quyền có dịp làm quen, liên hệ, tiếp xúc với giấy phép, dự án, nhà đầu tư, nhà thầu…nên giầu lên nhanh chóng. Phe đảng uỷ có tiếng là lãnh đạo mà không có miếng, dần dần ngả theo phe chính quyền kiếm ăn theo.

   Hiện tượng phổ biến này cả đảng biết rõ, nhưng dấu diếm, sợ mất hết uy tín.
Khi ông Dũng lên làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu năm 2006 và tiếp tục nhiệm kỳ 2 từ 2011: Là một người ăn bạo, thời gian tại vị khá dài nên chân rết phe đảng mạnh, gia dình và phe đảng Dũng chia nhau nắm hết cá nguồn kinh tế và tài chánh béo bở, vung tiền đầu tư công bừa bãi, không sợ ai, không coi đảng ra gì, dẫn đến phá sản của hầu hết các tập đoàn và đại công ty nhà nước, điển hình là mất trắng hàng chục tỷ đô la ở Vinashin và Vinalines, công ty điện lực, Vietsopetro, Việt Nam Airlines, nợ xấu ngập đầu của hệ thống nhà ngân hàng…

 Chuyện đổ bể hàng loạt, tình thế lâm nguy. Nguyễn Phú Trọng hốt hoảng phát động phê và tự phê, cùng triệu tập Hội nghị Trung Ương 6 tính đường chỉnh đảng, nhưng mọi chuyện đã muộn! Kết quả bỏ phiếu tại Hội nghị là đa số ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng, chống lại Trọng. Điều này cho thấy: Đảng lãnh đạo (ôm mộng kiên trì với chủ nghĩa Mác – Lênin) bị chính quyền quản lý (tham nhũng hết thuốc chữa) coi thường; hay nói rõ hơn là người đứng đầu Đảng là Tổng bí thư Trọng bị Thủ tướng Dũng hạ đo ván, thua một cách nhục nhã trước toàn đảng, toàn quân và toàn dân .

Từ đầu đến cuối hội nghị, Dũng không hề có một lời tỏ vẻ hối lỗi hay nhận tội dù chỉ là lấy lệ trước Trung ương hay Bộ chính trị. Nhưng một tuần sau, Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò thủ tướng lại xuất hiện trước một phiên họp của Quốc Hội, tự nhận lãnh trách nhiệm yếu kém của Chính phủ trước các đại biểu nhân dân, với mục đích nhằm xoa dịu áp lực to lớn ngày càng tăng của quần chúng, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát cao, tham nhũng tràn lan cùng sự bất ổn và nợ xấu quá lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Cảm nhận gió đổi chiều, nhiều đại biểu, cựu lãnh đạo, trí thức đã lên truyền hình khen Thủ tướng là thẳng thắn và ủng hộ kế hoạch giải quyết khó khăn kinh tế của Thủ tướng năm 2013.

   Ý nghĩa của những sự việc liên tiếp xẩy ra trong thời gian ngắn chưa đầy một tháng như thầm nói lên rằng: “Dũng không chối có tham nhũng. Nhưng Nguyễn Phú Trọng phải biết rằng đa số uỷ viên trung ương đều có dính líu và ăn chia với Dũng. . Kết quả bỏ phiếu ra sao đã cho toàn Đảng thấy Dũng đang lãnh đạo đất nước này, chứ không phải Trọng”.

   Dũng chỉ xin lỗi trước Quốc Hội, trên nguyên tắc là cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân như Hỉến pháp đã ghi, là một gáo nước lạnh tạt vào mặt Đảng, tố cáo Đảng đã chuyên quyền, coi khinh tất cả các đại biểu của nhân dân. Rõ ràng qua hành động công khai này, Dũng nhục mạ Đảng từ Bộ chính trị, Ban bí thư, đến Ban chấp hành Trung ương.

NHƯNG những đấu đá nội bộ giữa một đảng cộng sản độc quyền thoái hoá và một chính quyền quản lý bất lực, tham nhũng tràn lan lại là một cơ may hiếm có mà phong trào đấu tranh đòi Dân Chủ Hoá Việt Nam cần khéo léo khai thác.

  Ai cũng biết Quốc Hội hiện nay chỉ là bù nhìn của Bộ chính trị, hơn 99% thành viên Quốc Hội là đảng viên cộng sản do Bộ chính trị dật giây. Nhưng tình hình xã hội đang thay đổi lớn. Càng ngày càng nhiều đảng viên bất mãn với đảng, không còn lý tưởng, tư tưởng chính trị giao động. Họ ý thức Sức Mạnh Quần Chúng áp lực mạnh lên giới cầm quyền ngồi ở Hà Nội đòi phải Dân Chủ Hoá đất nước (theo gương Miến Điện). Ngày càng nhiều thành phần xét lại và đồng thuận với quần chúng là phải Dân Chủ mới diệt trừ tham nhũng và phát triển bền vững được. Những thành phần này hãy còn thiếu chủ động, có thái độ “chờ xem”, ngóng trông cơ hội.

    Do đó, một khi đảng bế tắc về lãnh đạo, bất lực trước một chính quyền tham nhũng lớn, những người có ước vọng Dân Chủ Hoá Việt Nam phải biết “tương kế tựu kế” lợi dụng việc đề cao Quốc Hội trong chức năng là đề ra chính sách cho chính phủ và kiểm soát chính phủ khi thi hành. Đây chính là tạo thời cơ “lộng giả thành chân” cho Quốc Hội nắm lại quyền lực tối cao, đứng trên đảng và cácphe phái đang cấu xé nhau, như Hiến pháp qui định, nhưng đã bị Bộ chính trị nhân danh Đảng tước đoạt bấy lâu nay.
Khi Quốc Hội có cơ may thoát khỏi ảnh hưởng chuyên chế của Bộ chính trị, Sức Mạnh Quần Chúng có thể làm thành phần Quốc Hội thay đổi theo hướng ủng hộ Dân Chủ. Từ đó ảnh hưởng lên sự hình thành những chính phủ kế tiếp tiến bộ hơn.

Trước diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội - chính trị hết sức phức tạp hiện nay, thái độ của Phong trào Đấu tranh cho Nhân Quyền và Dân Chủ Việt Nam nên như thế nào? Phải làm gì?Một mặt, trước tiên và quan trọng nhất là phải đưa Sức Mạnh Quần Chúng đòi Dân Chủ Hoá tiếp tục tiến lên cao trào để thiết lập Dân Chủ thực sự cho đất nước.

 Mặt khác, mở ra cơ hội cho những thành viên tiến bộ trong đảng có vai trò tích cực hơn trong tiến trình chuyển đổi sang Dân Chủ một cách ôn hoà, bất bạo động, bằng cách hướng Sức Mạnh Quần Chúng thúc đẩy Quốc Hội tự tin có hậu thuẫn quần chúng để tự khẳng định mình là đại biểu dân bầu (dù chưa phải là bầu cử tự do) với nhiệm vụ là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, theo đúng Hiến pháp đã qui định.

   Một Quốc Hội độc lập không bị đảng chi phối, bỏ phiếu thông qua quyết định hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, sẽ giúp "rửa mặt" cho đảng, giúp đảng có cơ hội đoái công chuộc tội, trở về với đại khối thành phần dân tộc.Đạt được đột phá này sẽ là một bước tiến dài trên đường đấu tranh cho Tự Do - Dân
Chủ tại Việt Nam./.
^Xem Lại Trên