Điểm Tin Cập Nhật

0



Freedom Online Coalition Joint Statement on the Socialist Republic of Vietnam's Decree 72

Press Statement
Marie Harf
Deputy Spokesperson, Office of the Spokesperson
Washington, DC
August 26, 2013
Freedom Online Coalition Joint Statement on the Socialist Republic of Vietnam's Decree 72


The Freedom Online Coalition is deeply concerned by the announcement of Vietnam’s new Decree 72, which will impose further restrictions on the way the Internet is accessed and used in Vietnam when it comes into effect September 1. For example, Decree 72 restricts online information flow and limits the sharing of certain types of news and other speech. Decree 72 appears to be inconsistent with Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights, as well as its commitments under the Universal Declaration of Human Rights.

Decree 72 risks harming Vietnam’s economy by constraining the development of businesses in Vietnam, limiting innovation, and deterring foreign investment. An open and free Internet is a necessity for a fully functioning modern economy; regulations such as Decree 72 that limit openness and freedom deprive innovators and businesses of the full set of tools required to compete in today’s global economy.

The Freedom Online Coalition notes that resolution 20/8, adopted by consensus by the UN Human Rights Council in July 2012, confirms that human rights apply online as well as offline. The Freedom Online Coalition calls on the Vietnamese government to revise Decree 72 so that it promotes the ability of individuals to exercise their human rights, including the right to freedom of expression.

The Freedom Online Coalition is a cross-regional group of 21 governments that collaborate to advance Internet freedom worldwide. The Coalition provides a forum for like-minded governments to coordinate efforts and work with civil society and the private sector to support the ability of individuals to exercise their human rights and fundamental freedoms online.

The Freedom Online Coalition was formed at a conference hosted by the government of the Netherlands in 2011, and held further meetings hosted by Kenya in 2012, and Tunisia in 2013. The government of Estonia, chair of the Coalition, will host the next conference in spring 2014.


Souce : U.S. DepartMent of State
0

Thông cáo ngày 26/8 của Liên minh Tự do Trực tuyến nói Nghị định 72 “sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập và sử dụng Internet ở Việt Nam”.


Liên minh Tự do Trực tuyến là một nhóm liên khu vực gồm 21 chính phủ hợp tác để đẩy mạnh tự do Internet trên toàn thế giới.

Trong nhóm này có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, và nội dung thông cáo được đăng trên trang web Sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

Tuyên bố của Marie Harf, Phó Phát ngôn viên: Tuyên bố chung của Liên minh Tự do Trực tuyến về Nghị định 72 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Văn phòng Phát ngôn viên
Dành cho đăng tải ngay 
Ngày 26 tháng 8 năm 2013
2013/2034

Liên minh Tự do Trực tuyến quan ngại sâu sắc về Nghị định 72 mới công bố của Việt Nam, theo đó sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập và sử dụng Internet ở Việt Nam khi nghị định có hiệu lực ngày 1 tháng 9. Ví dụ, Nghị định 72 hạn chế luồng thông tin trực tuyến và giới hạn việc chia sẻ một số loại tin tức và ngôn luận khác. Nghị định 72 dường như không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết của họ đối với Tuyên ngôn Nhân quyền.

Nghị định 72 có nguy cơ làm tổn hại đến nền kinh tế của Việt Nam với việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp ở Việt Nam, hạn chế sự đổi mới, và làm chùn bước đầu tư nước ngoài. Mạng Internet cởi mở và tự do là điều thiết yếu đối với một nền kinh tế hiện đại, vận hành hoàn chỉnh; các văn bản luật hạn chế sự công khai và tự do như Nghị định 72 tước khỏi các nhà sáng tạo và các doanh nghiệp các công cụ cần và đủ để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Liên minh Tự do Trực tuyến lưu ý rằng nghị quyết 20/8, được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua vào tháng 7 năm 2012, khẳng định rằng nhân quyền được áp dụng cả trên mạng cũng như trong cuộc sống thực. Liên minh Tự do Trực tuyến kêu gọi Chính phủ Việt Nam sửa đổi Nghị định 72 để văn bản này thúc đẩy khả năng thực thi quyền con người của các cá nhân, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận.

Liên minh Tự do Trực tuyến là một nhóm liên khu vực gồm 21 chính phủ hợp tác để đẩy mạnh tự do Internet trên toàn thế giới. Liên minh mang lại một diễn đàn để các chính phủ cùng chí hướng phối hợp các nỗ lực và làm việc với xã hội dân sự và khu vực tư nhân để hỗ trợ cho khả năng thực hiện quyền con người và các quyền tự do trực tuyến cơ bản của các cá nhân.

Liên minh Tự do Trực tuyến được thành lập tại một cuộc họp do Chính phủ Hà Lan tổ chức vào năm 2011, và liên minh đã tổ chức thêm các cuộc họp ở các nước chủ nhà là Kenya vào năm 2012 và Tunisia trong năm 2013. Chính phủ Estonia, Chủ tịch Liên minh, sẽ tổ chức các hội nghị tiếp theo vào mùa xuân năm 2014.

(hết tuyên bố)
Nguồn : Đại Sứ Quán Hoa Kỳ Tại Việt Nam 
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/pr260813i.html
0


Chiếc Bóng Bên Đường. Phim do Kinh Đô Phim thực hiện .
Diễn Viên : Kiều Chinh, Kim Cương, Thành Được, Vũ Thành An, Thanh Việt, Huy Khanh, bà Bảy Nam, Ngọc Phu, Nguyễn Chí Thông, Lâm Chí Trung
0
Tường Vân (giữa) cùng bạn bè trong lễ tốt nghiệp cấp 3

Cô gái Việt này phải rất khó khăn để từ chối đến 6 trường ĐH, nhằm bước vào trường ĐH danh giá nhất thế giới – Harvard. Liên tục trong 6 năm, Tường Vân đều nhận được bằng khen của 2 tổng thống Mỹ.

Em Lê Ngọc Tường Vân, quê ở TP.Huế (hiện vừa kết thúc khóa học cấp 3 tại trường Stanton College prepo Jacksonville Florida, thành phố Florida, Mỹ) được 7 trường đại học (ĐH) danh tiếng thế giới mời về học và lo những suất học bổng toàn phần suốt 4 năm học.

Stanton College prepo Jacksonville Florida, thành phố Florida, Mỹ) được 7 trường đại học (ĐH) danh tiếng thế giới mời về học và lo những suất học bổng toàn phần suốt 4 năm học: ĐH Harvard, Princeton, Yale, Stanford, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley. Cô gái Việt này phải rất khó khăn để từ chối đến 6 trường ĐH, nhằm bước vào trường ĐH danh giá nhất thế giới – Harvard.

Chọn ĐH Harvard, từ chối 6 trường

Ít ai biết rằng, liên tục trong 6 năm, Tường Vân đều nhận được bằng khen của 2 tổng thống Mỹ vì những thành tích học tập xuất sắc của mình.

Sinh ra trong một gia đình truyền thống kinh doanh, bố là ông Lê Văn Minh Đức (SN 1965), mẹ là Trần Thị Chinh Chiến (1968) - là chủ một doanh nghiệp tư nhân ở Thừa Thiên-Huế. Tường Vân mong muốn có một ngày được đặt chân đến một đất nước văn minh hiện đại nhất thế giới để học tập. Thấy con cứ nằng nặc đòi theo anh trai Lê Văn Minh Trí (SN 1991) đi du học, học xong lớp 6 tại trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP.Huế), bố mẹ đồng ý cho Tường Vân đi theo anh sang Mỹ du học. Vậy là vào năm 2007, hai anh em sang Mỹ du học và ở với dì.

Tường Vân chia sẻ: “Thời gian đầu em gặp hơi nhiều khó khăn. Tiếng Anh còn kém, văn hóa và cách sống còn nhiều lạ lẫm. Khi mới qua, ngày nào về nhà em cũng phải cầm Kim từ điển tra từng từ một để đọc sách giáo khoa và làm bài về nhà. Nhưng dần dần quen, khoảng 3 tháng sau em bắt đầu tiếp thu được thầy cô dạy gì trong lớp. Nhờ những khó khăn ban đầu này mà em siêng học hành và cố gắng phấn đấu học tập. Cuối năm đầu tiên, em được trường tặng giải “Học sinh toàn diện nhất” trong trường. Em rất vui vì những cố gắng của mình đã gặt hái được một chút thành công”.

Suốt 6 năm trời ở Mỹ là một học sinh xuất sắc toàn diện, nhưng khi được hỏi duyên đến với Harvard, cô bé vẫn khẳng định em đến Harvard là một may mắn. “Trước đây khi chọn nộp đơn vào đại học, em không nghĩ là mình sẽ được vào Harvard. Nhưng em thử nộp đơn để xem khả năng của mình như thế nào.

Em cũng muốn được học tại các trường đại học giỏi của Mỹ, nên em nộp đơn cho khá nhiều trường nổi tiếng: Princeton, Yale, Stanford, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley. Hạnh phúc nhất là em được nhận vào tất cả các trường này với học bổng toàn phần, và được quyền lựa chọn học trường nào. Sau khi tham khảo các thông tin cung cấp trên trang web của các trường, em bâng khuâng không biết nên chọn Princeton hay Harvard.



Lễ tốt nghiệp của Tường Vân được truyền hình trực tiếp
Giấy xác nhận nhập học của Trường ĐH Harvard
Sau đợt tham quan 2 trường về, em thích môi trường năng động và tấp nập tại Boston hơn nên em quyết định chọn Harvard. Em rất thích Boston, vì thành phố này gợi nhớ cho em rất nhiều đều về quê hương mình, có rất nhiều các cơ hội khác nhau để tìm việc và đi làm hoạt động xã hội. Boston khá giống Huế, có nhiều quán ăn Việt rất ngon” - Tường Vân chia sẻ.

Không chỉ hoàn thành xuất sắc các môn tự nhiên, Tường Vân còn học rất giỏi các môn xã hội, đặc biệt là môn văn. Thế là Vân thường xuyên đăng ký đi thi viết các bài văn thảo luận về một vấn đề thực tế nào đó trong xã hội. Trong các cuộc thi này, Vân đã dành được rất nhiều giải nhất ở khu vực và trong nước, bao gồm Americanism Essay Contest, Mayor Brown essay contest, và Students Who Care Essay contest, thắng được nhiều máy tính Macbook khác nhau. Với thành tích “hoành tráng” như thế, rất nhiều bạn bè trêu chọc Vân là nên mở cửa hàng bán máy Macbook để… lấy tiền.

Ngoài môn văn, Tường Vân cũng rất hay đi thi toán trong vùng và trong bang. Khi ở trường thiếu thầy cô dạy toán, Tường Vân tình nguyện dạy bồi dưỡng cho một số đội tuyển thi toán trong trường luôn. Trong những năm vừa qua, Tường Vân hay được giải nhì, ba, tư trong các cuộc thi toán đồng đội, và Vân cũng được một số huân chương top 10 trong một số kỳ thi này. Ngoài ra, Tường Vân cũng được nhận giải nhì trong kỳ thi xem ai nhớ nhiều số pi nhất và kỳ thi chứng minh các công thức toán.

Ở bên Mỹ, vào các năm cấp 3, các bạn học sinh có thể được chọn trình độ của các lớp học, trong đó có một số chương trình nâng cao như AP (Advanced Placement - Xếp lớp nâng cao) và IB (International Baccalaureate - Bằng tú tài quốc tế). Cô gái bé nhỏ ấy cũng muốn thử thách bản thân nên đã chọn khá nhiều lớp AP và IB. Trong các kỳ thi cuối năm, vì đạt được số điểm tối đa trong các môn AP, nên Vân được nhận bảng danh dự “National AP Scholar” của nước Mỹ và được một số bằng khen khác ở trong trường. Trong kỳ thi PSAT, Vân được điểm cao nên nhận học bổng “National Merit Scholar” danh dự của nước Mỹ.

Ngoài các giải học tập ra, Vân say mê làm công việc xã hội và tình nguyện. Thông qua các hoạt động này, Vân đã học được rất nhiều về cuộc sống xung quanh mình và khả năng lãnh đạo, marketing, thiết kế, ...


Tường Vân cho biết: “Em tình nguyện và lãnh đạo nhiều dự án từ thiện khác nhau trong khu vực và được tặng một số giải thưởng vì thành tích hoạt động xã hội của mình. Em được nhận một huân chương từ Tổng thống Obama, được công nhận là học sinh của năm của Exchange Club, được tuyên dương là một trong những tình nguyện viên ưu tú của tổ chức HandsOn Jacksonville, và được một số học bổng khác nhau vì các hoạt động này. Trong đó có học bổng 10.000USD từ Nordstrom, 2.000USD từ tổ chức Discus Award, và 1.000USD từ tổ chức Asian American Alliance” .


Thường xuyên lướt web và tìm trên Google để biết thêm nhiều học bổng khác nhau để nộp đơn, và nhờ các hoạt động và thành tích học tập, Tường Vân được một học bổng khá lớn từ Questbridge để trả hết chi phí học hành trong 4 năm đại học.

Chia sẻ “bí quyết” săn học bổng

Trong suốt 6 năm học, từ lớp 7 -12, năm nào Tường Vân cũng nhận được bằng khen của Tổng thống Mỹ, và Thống đốc bang Florida. Ấn tượng nhất, Tường Vân đã đạt được số điểm thi khá cao trong kỳ thi SAT (2.310/2.400) và TOEFL (118/120) - đây là các lớp có chương trình tương đương với đại học. Cô tân sinh viên Tường Vân đạt thành tích cao nhất khi các lớp học ở cấp 3 đều đạt 3.93/4.0.

So với các bạn Việt Nam, Tường Vân luôn khiêm tốn cho rằng mình không bằng các bạn, nhưng những thành tích mà Vân đạt được khiến nhiều bạn phải thán phục. Vân chia sẻ bí quyết học giỏi: “Trong lớp, em thường cố gắng ngồi nghe thầy cô giảng. Nếu có thắc mắc gì thì hỏi thầy cô liền để thầy cô trả lời. Còn về nhà thì siêng năng làm bài tập về nhà. Mỗi lần trước khi thi hoặc kiểm tra thì em đọc lại sách để ôn lại kiến thức cũ.

Ngoài đọc sách, em nghĩ một phần lớn kiến thức của em có được đều đến từ các hoạt động ngoài trường. Khi đi dạy kèm cho các bạn cùng tuổi hoặc là nhỏ hơn, em cũng ôn lại được các kiến thức đã học và học thêm một số kiến thức mới. Khi dạy toán bồi dưỡng em cũng trau dồi được nhiều kiến thức giải toán mới”.

Ngoài ra, các hoạt động tình nguyện đã giúp Vân ứng dụng các kiến thức của mình vào xã hội và nhớ các kiến thức học trong lớp lâu hơn khi thấy được các điều đó trong cuộc sống thật.

Cô chia sẻ về tương lai sắp đến của mình: “Trước mắt, em quyết định học về kinh tế và tài chính tại trường Harvard. Hy vọng là trong thời gian tới em sẽ có cơ hội được về Việt Nam để nghiên cứu thị trường và kinh tế ở Việt Nam.

Hiện tại, em cũng chưa xác định cụ thể mình sẽ theo nghề nghiệp nào trong tương lai, nhưng trước mắt em cố gắng học thật tốt, có cơ hội đi tới các nước khác nhau được giao lưu, học hỏi với nhiều bạn bè thế giới. Cho dù em chọn nghề nào đi nữa, mục tiêu của em trong tương lai sau này cũng sẽ là thành lập được một tổ chức từ thiện giúp đỡ các người nghèo khổ ở Việt Nam và các nước khác nhau”.

Ở nhà, cô học sinh Tường Vân được ba mẹ xem là “điếc không sợ súng” và Vân nghĩ là đó cũng là một trong những điều đã giúp em dạt được các thành công như ngày hôm nay. Cô gái nhỏ không quên nhắn nhủ với các bạn rằng: “Điều gì cũng có thể đạt được, nếu các bạn lạc quan và quyết tâm thực hiện các mục tiêu mình đã đề ra.

Việc đơn giản nhất là bắt đầu mỗi ngày với một danh sách liệt kê một số mục tiêu nhỏ của bạn trong ngày và hãy cố gắng hoàn thành các mục tiêu nhỏ này. Những điều này, trong thời gian dài, sẽ đem đến cho các bạn nhiều thành công trong cuộc sống và nhiều điều bất ngờ thú vị”.
0
Để góp ý Luật sư Lê Hiếu Đằng mình tìm thấy bài diễn văn quá hay. Gởi các bạn quan tâm đến chính đảng dân chủ đọc để tìm hiểu.





Diễn văn của Tổng thống Đức J. Gauck ngày 23.5.13 tại Lễ kỉ niệm "150 năm đảng Xã hội Dân chủ Đức" 

Lược dịch: Âu Dương Thệ

LGT DC&PT: Ngày 23.5 vừa qua đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) đã tổ chức lể kỉ niệm 150 năm ra đời (1863-2013) tại thành phố Leipzig, cái nôi của đảng này. Trên 1600 khách mời, trong đó có nhiều chính khách Đức, Âu châu và quốc tế, như Thủ tướng Đức A. Merkel, Tổng thống Đức J. Gauck, Tổng thống Pháp F. Hollande, Chủ tịch Quốc hội Âu châu M. Schulz…
Đảng Dân chủ Xã hội là đảng lâu đời nhất của Đức, từ một „Hội của những người lao động“ được thành lập ở Leipzig trước đây 150 năm đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ một đảng giai cấp với các chủ trương cực đoan, nhưng những người có trách nhiệm trong đảng đã sớm nhận ra con đường thực tế trong đó Dân chủ và Xã hội là những yếu tố cơ bản để kiến tạo một xã hội nhân bản với công bằng, bình đẳng và hạnh phúc cho mọi công dân. Những biến động chính trị lớn ở Đức, Âu châu và quốc tế cũng đã được các người có trách nhiệm trong SPD sáng tạo ra những chương trình và kế hoạch phù hợp để đưa đảng và nước Đức vượt qua những khó khăn và trở thành một cường quốc kinh tế thứ 4 trên thế giới với chính trị ổn định, nhân dân hạnh phúc. Chế độ dân chủ đa nguyên hiện nay ở Đức đã có sức thuyết phục nhiều nước ở Đông Âu Cộng sản trước đây. Chính vì thế trong diễn văn chào mừng quan khách Chủ tịch đảng SPD S. Gabriel đã nói rằng, đảng SPD không coi các chính đảng khác ở Đức là kẻ thù mà chỉ là đối thủ chính trị, nghĩa là cùng tồn tại nhưng cạnh tranh trong chính trị. Từ sau Thế chiến 2 ngoài đảng SPD còn có đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) thay nhau cầm quyền ở Đức. Các Thủ tướng nổi tiếng của SPD là W. Brandt, H. Schmidt và G. Schröder.

0
Mô hình khu định cư đầu tiên của loài người trên Sao Hoả có 6 khoang, mỗi khoang có 4 người ở. (Hình: Mars-one.com)
Tổng hợp (NV)- Hành trình “một đi không trở lại” đến Sao Hỏa của tố chức Mars One hiện nhận đơn tình  nguyện tham gia khắp thế giới. Trong số hơn 165,000 hồ sơ từ 140 quốc gia gửi vào, có ít nhất bảy thanh thiếu niên Việt Nam, sáu nam và một nữ.


Bỏ hết tất cả, từ các món ăn yêu thích, thói quen hằng ngày đến giã biệt người thân, gia đình và bạn bè, những người được chọn cho hành trình này sẽ sống hết cuộc đời còn lại ở Sao Hỏa, nhằm thiết lập một nhóm dân cư cho loài người trên hành tinh này. Những người trẻ tuổi có tên Việt trong danh sách thí sinh đều rất trẻ, nhỏ nhất là 19 tuổi, lớn nhất là 23 tuổi.

Tổ chức Mars One “là một tổ chức phi lợi nhuận, sẽ thành lập một khu định cư cho loài người trên Sao Hoả từ 2023,” theo thông cáo của nhóm. Tổ chức do công ty truyền thông Interplanetary Media Group, Hòa Lan, sáng lập. Mars One gây quỹ hoạt động bằng các chương trình khác nhau như xin bảo trợ hay làm chương trình truyền hình. 

Bắt đầu từ ngày khai mạc vào Tháng Tư tại New York và Bắc Kinh, hàng trăm ngàn hồ sơ nộp vào với tiền  phí tham dự từ $5 đến $70, tùy địa phương.Một cư dân Hoa Kỳ muốn tham dự phải đóng $38. Cư dân Việt Nam đóng $7, là khoảng 150,000 VND.

“Nếu bạn muốn là người khai phá Sao Hỏa, mặc kệ các hiểm nguy và thử thách trong công việc này, bạn đã đủ tiêu chuẩn tham dự hơn hầu hết những người khác trên Trái Đất. Quan trọng là bạn phải khỏe mạnh và có cái đầu vững vàng,” Norbert Kraft, trưởng ban y tế của Mars One, cho biết bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn.

Ngày hết hạn nhận hồ sơ là 31 Tháng Tám. Sau ngày này, Mars One sẽ chọn ra ứng cử viên cho vòng hai, số lượng tùy theo số hồ sơ mỗi vùng. Các ứng cử viên khi đến phỏng vấn bởi đại diện của Mars One tại địa phương phải chứng minh có đủ sức khỏe. Vòng ba giới hạn từ 20 đến 40 ứng cử viên mỗi địa phương. Họ sẽ tham dự các chương trình thi tài, “reality-show,” đọ sức trong các thử thách phác họa hoàn cảnh sống khó khăn trên Sao Hỏa. Tại mỗi vùng, hai người sẽ được chọn cho vòng chung kết, gồm một ứng cử viên được khán giả yêu thích nhất, và một do các chuyên gia – phi hành gia của Mars One chọn.

Vòng bốn- vòng chung kết gom tất cả các thí sinh thắng vòng ba từ khắp nơi trên thế giới lại tranh tài tại “trạm không gian”, được xây theo mô hình thiết kế cho khu định cư tương lai trên Sao Hỏa, tại Utah, Hawaii của Mỹ và tai cực Bắc lạnh giá của Canada. Hai mươi bốn người thắng cuộc, chia thành sáu đội, sẽ có tên trong danh sách chính thức, để được huấn luyện từ 2015 đến 2022, và lần lượt bay đến sống tại Sao Hỏa vào 2023.

Câu hỏi “Bạn có muốn lên Sao Hỏa” trong cuộc khảo sát của NBC với hơn 22,000 người tham dự nhận được hầu hết câu trả lời nói là “Tôi không ngại nếu đi hai chiều” và “Tôi muốn... gửi một người khác đến sống ở Sao Hỏa.”

Sau đây là sơ lược về bảy thanh niên, thiếu nữ Việt Nam gửi đơn, băng hình, xin đi “chuyến bay một chiều” đến Sao Hỏa.

-Thái Tài, nam, 20 tuổi. Sinh viên ngành quản lý doanh nghiệp trường Northampton Community College, Mỹ. “Thứ nhất, mình tham gia vì muốn là người đầu tiên sống trên Sao Hỏa. Thứ hai, Sao Hỏa là một nơi đẹp, mà mình thì thích khám phá những vùng đất đẹp. Mình ao ước được leo lên ngọn núi Olympus của Sao Hỏa.” 

-Trang, nữ, 21 tuổi. Vừa tốt nghiệp cử nhân ngành kinh tế học. Cô nói: “Thực ra mình không giỏi về khoa học, kỹ sư hay thiên văn học, nhưng mình bị lôi cuốn bởi ý tưởng sẽ được sống trên Sao Hỏa. Mình không muốn bỏ lỡ cơ hội có một không hai để được tham gia vào đề án này."

-Đỗ Văn Tùng, nam, 22 tuổi. Một nông dân làm việc cho trang trại gà ở Việt Nam. “Mình không giỏi Tiếng Anh, mình viết những dòng này và nhờ Google chuyển ngữ. Bạn mình giúp mình gửi và đóng tiền nộp hồ sơ.” Anh cũng nói về sở thích bắt cá, nấu ăn, cũng như vượt qua khó khăn của một nông dân để được lên Sao Hỏa để khám phá.

-Nguyễn Anh Thắng, nam, 21 tuổi. Theo nghề quản lý nhà hàng. “Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến chuyện sống trên Sao Hỏa với những người đến từ các quốc gia khác.” Anh nói sức khoẻ và khả năng vật lý, kỹ thuật, thiên văn cũng như nói được ba thứ tiếng có thể giúp anh là một ứng cử viên sáng.

-Hoàng Thọ, nam, 19 tuổi. Một học sinh ở Sài Gòn đang luyện thi vào trường Y. “Sao Hỏa là một hành tinh không có bất kỳ nền văn hóa, khoa học nào, chúng ta phải làm từ đầu, và mình muốn là người làm điều đó. Mình sẽ làm mọi điều để trở thành một ứng cử viên hoàn hảo.”

-Hoàng Hải, nam, 21 tuổi. Sinh viên ngành quản lý doanh nghiệp trường  Keele University, Anh Quốc. “Lần đầu tiên nghe về dự án của Mars One, mình kinh ngạc với khả năng của con người. Tôi luôn muốn làm được điều gì đó cho xã hội, và được nhớ đến.” Anh cũng nói là đến 2023, anh sẽ là 31 tuổi, “okay” để làm phi hành gia.

-Hung, nam, 23 tuổi. Vừa tốt nghiệp cử nhân trường Texas Tech University, Mỹ. Hồ sơ của anh được cộng đồng ghé xem nhiều nhất so với các bạn trẻ Việt Nam khác. Anh kể về các sở thích đua xe, trượt băng, du lịch khắp thế giới và âm nhạc như thí dụ cho tính cố gằng của bản thân, và “mình tin loài người đã sẵn sàng cho bước tiến tiếp theo vào vũ trụ.”

Toàn bộ thông tin, hình ảnh về các ứng cử viên tham gia dự án Mars One được đăng trên trang mạng http://applicants.mars-one.com.

--

Thiên An/Người Việt
0


Nguyễn Phương Uyên nói về bản án đặc biệt của cô

Phổ biến ngày 21.08.2013

Một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong các vụ án chính trị tại Việt Nam khi một tù nhân chính trị được trả tự do tại tòa phúc thẩm từ một bản án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Tại phiên phúc thẩm ở Long An hôm 16/8 vừa qua, bản án của sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên được đổi thành 3 năm tù treo và người bạn cùng hoạt động với cô Đinh Nguyên Kha được giảm nửa án tù, từ 8 năm còn 4 năm. Ngày ra tù, cô sinh viên được thế giới chú ý Nguyễn Phương Uyên dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về bản án đặc biệt của cô.

Video:VOA
1


Mỹ tuyên bố sẽ hành động ngay cả khi không có sự hậu thuẫn từ một nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ về tình hình Syria.

Trước đó, Nga đã dùng quyền phủ quyết để ngăn cản Hội đồng bảo an ra nghị quyết lên án tấn công hóa học tại Syria trong lúc phe nổi dậy lật đổ Tổng thống Assad và quân đội của Assad cáo buộc lẫn nhau là thủ phạm.

Hàng không mẫu hạm USS Harry Truman đã được điều tới vùng biển sát biên giới Syria để chuyển bị tấn công nếu được lệnh của Tổng thống Mỹ.



Hàng không mẫu hạm USS Harry Truman


Các điều tra viên của LHQ bị chính quyền Assad ngăn cản không cho tiếp cận các địa điểm bị cho là xãy ra tấn công bằng vũ khí hóa học.

Các nguồn tin khác nhau báo cáo con số thương vong từ vài trăm lên đến 1000 người. Nhưng người này bị cho là đã bị giết chết bằng hóa chất gây co giật và tê liệt thần kinh. Các thi thể gồm nhiều trẻ em không có bất kỳ thương tích nào.



Thiết lập vùng đệm
Một số chuyên gia cho vùng đệm có thể được thiết lập ở Thổ Nhĩ Kỳ và cũng có thể là vùng giáp ranh biên giới Jordan-Syria để tạo ra một khu vực an toàn cho người tị nạn và làm hậu cứ cho quân nổi dậy.
Trước đó, theo AFP, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey cảnh báo: “Lực lượng Đặc Biệt sẽ được huy động để bảo vệ vùng đệm chống lại các cuộc tấn công đường không, bằng tên lửa và cả các cuộc tấn công trên bộ. Điều này sẽ đòi hỏi phải thiết lập một vùng cấm bay có giới hạn cùng với các lực lượng bảo đảm khác. Sẽ phải cần đến hàng nghìn binh lính Mỹ… để bảo đảm an toàn cho khu vực này”.
Trong khi đó, ông Anthony Cordesman, chuyên gia an ninh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Mỹ), cảnh báo rằng chiến thuật này có thể không đủ sức đánh bại Tổng thống Bashar al-Assad: “Thiết lập vùng đệm bên ngoài lãnh thổ Syria cũng có nghĩa là thừa nhận sự thất bại của lực lượng đối lập, giúp cho chế độ Assad kiểm soát phần lớn Syria và chỉ còn lại một phần nhỏ để lực lượng nổi dậy triển khai các trang thiết bị cho các trại tị nạn có vũ trang tại biên giới Syria. Như vậy, lực lượng nổi dậy cũng chấm dứt sự bảo đảm cho những người tị nạn mà không đưa ra bất kỳ một hy vọng thực sự nào cho tương lai”.
Áp đặt vùng cấm bay
Mới đây, một số nhà lập pháp Mỹ đã kêu gọi thiết lập một vùng cấm bay trên lãnh thổ Syria để ngăn chặn chế độ Tổng thống Assad ném bom vào lực lượng nổi dậy và dân thường. Thượng nghị sĩ John McCain, một nhân vật cao cấp về chính sách đối ngoại và là cựu phi công hải quân, đã lập luận rằng điều này có thể được thực hiện tương đối dễ dàng. Nhưng các chuyên gia khác lại cảnh báo về nhiều rủi ro.
Một nghiên cứu của Không quân Mỹ viết: " Syria được đánh giá là một trong những nước có hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới chỉ đứng sau CHDCND Triều Tiên và Nga. Sự bao phủ chồng chéo và dày đặc của tên lửa và radar với khoảng 650 cơ sở phòng không chiến lược, đáng ngại nhất là hệ thống tên lửa phòng không SA-5 Gammon với tầm bắn 300 km và độ cao khoảng 30 km”.
Tướng Martin Dempsey cảnh báo rằng chiến dịch thiết lập một vùng cấm bay sẽ không chỉ đơn giản liên quan đến máy bay chiến đấu tuần tra mà còn phải sử dụng nhiều máy bay ném bom để tấn công các cơ sở phòng không cũng như các căn cứ không quân của Syria cùng với sự hỗ trợ trực tiếp của máy bay tiếp dầu và hệ thống tác chiến điện tử. Ông Dempsey cho biết: “Chúng ta sẽ phải huy động hàng trăm máy bay trên mặt đất và máy bay trên các tàu sân bay". Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến tranh, chỉ vô hiệu hóa những căn cứ không quân chính của ông Assad cũng sẽ cần ít nhất 72 tên lửa hành trình đánh loạt đầu tiên.
Theo tướng James Mattis, Tư lệnh quân đội Mỹ phụ trách Trung Đông đã nghỉ hưu, ngay cả việc huy động phối hợp tác chiến liên quân như vậy cũng chưa chắc mang lại hiệu quả như mong muốn. Ông nói: “Các vụ thảm sát vẫn diễn ra trên mặt đất bởi vì ông Assad không phải lúc nào cũng sử dụng máy bay để tiến hành không kích".


(Theo USAToday, RT, BBC, Reuters, VOA,TIN247)
0
0
Báo Anh nói nhiều người Việt bị làm 'nô lệ' trong tiệm sơn sửa móng tay


Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Theresa May tuyên bố hôm 25/8/2013 rằng những kẻ cầm đầu băng đảng buôn người vào Anh Quốc và cưỡng bức họ làm việc như nô lệ "sẽ bị truy bắt và phạt tù nghiêm khắc".

Phát biểu của bà May được đưa ra sau khi có phóng sự điều tra trên báo Anh, tờ Sunday Times tuần trước về các tiệm làm móng tay của người Việt ở Anh và các vụ cưỡng bức "lao động như nô lệ".


Vụ việc sau đó được nhiều tờ báo khác ở Anh đăng tải lại và chủ đề phụ nữ Việt "bị cuỡng bức làm nô lệ tình dục" trong các tiệm sơn móng tay (nail shops) được nói đến liên tục.

Các tổ chức chống nô lệ (anti-slavery) ở Anh lên tiếng yêu cầu nhà chức trách phải vào cuộc.

'Cưỡng hiếp tập thể'

Trong phóng sự hôm 18/8/2013, tờ Sunday Times mô tả câu chuyện rùng mình về một cô gái Việt, gọi là Tan, 15 tuổi được đưa vào một bệnh viện ở miền Bắc nước Anh khi có mang sáu tháng.

Theo bài báo của phóng viên George Arbuthnott, Tan bị bán cho băng đảng ở Hải Phòng rồi được đưa sang Trung Quốc, Nga và bay tới Praha, CH Czech.

Sau đó cô gái được cho lên xe tải chở lậu vào Anh và bị một nhóm đàn ông Việt cưỡng hiếp tập thể, tước đoạt giấy tờ và bắt vào một trại trồng cần sa.

Vì không chịu được mùi cần sa quá nồng cô thậm chí "vui sướng" được cho ra làm ở tiệm sơn móng tay.

Bị nhốt trên tiệm đó, cô ngủ trên nền nhà sau giờ làm việc, không được đi đâu và "thường xuyên bị các nhóm đàn ông đến tiệm cưỡng hiếp", theo lời kể trong bài báo.

'Lao động trẻ em'

Bài của tác giả George Arbuthnott còn nói về các đường dây chuyển người từ Việt Nam vào Anh với giá lên tới 23 nghìn bảng và nêu tên một trong số người cầm đầu băng đảng là Vu Van Hanh, hiện đã ra toà ở Northampton.

"Theo hai nhà cung cấp hàng cho các tiệm sơn móng ở Anh ước tính thì có tới 100 nghìn người Việt làm nghề này trong 15000 tiệm trong cả nước."
George Arbuthnott

Tuy không nói tất cả các tiệm làm móng tay của người Việt ở Anh có liên quan đến các vụ "lao động cưỡng bức" và "nô lệ tình dục", bài báo đánh giá tình trạng sinh hoạt của người làm công trong nhiều tiệm là "kinh khủng".

Ngoài ra bài báo cũng nêu ra sự khác biệt nghiêm trọng giữa các con số để người đọc tự đánh giá số người Việt làm lậu là bao nhiêu:


"Theo hai nhà cung cấp hàng cho các tiệm sơn móng ở Anh ước tính thì có tới 100 nghìn người Việt làm nghề này trong 15000 tiệm trong cả nước. Nhưng con số thống kê chính thức về nhân khẩu lại chỉ cho thấy cả nước Anh chỉ có 29000 người Việt (sinh ra ở Việt Nam) sinh sống trên cả nước."

Tuần này, vẫn báo Sunday Times tiếp tục chủ đề về người Việt ở Anh Quốc bằng bài về các trại trồng cần sa dùng lao động trẻ em ở Anh.

Bài báo ra ngày 25/8/2013 có tựa đề 'Beaten, Raped, Starved' (Bị đánh, hiếp và bỏ đói) nói về tệ nạn cưỡng bức trẻ vị thành niên Việt làm nghề trồng cần sa ở Anh.


Tin :BBC
0
Xin nói ngay đây là ông Bob Filner, đương kim Thị trưởng San Diego, California, nơi tôi định cư. Hôm nay là ngày ông ta từ chức thị trưởng sau 9 tháng nhậm chức. Ông Bob từ chức vì tội... bóp.

Tiến sĩ Robert Earl "Bob" Filner sinh năm 1942 tại Pittsburgh, Pennsylvania, là cựu giáo sư sử học tại đại học UCSD (University of California, San Diego). Ông cũng là cựu dân biểu liên bang, thuộc đảng Dân chủ, đại diện khu vực 50, 51, quận hạt San Diego từ 1993 đến 2012. Tháng 11 năm 2012 ông được bầu làm thị trưởng thành phố.

Mọi chuyện khởi đầu vào ngay 20 tháng 6 năm 2013 vừa qua, bà McCormack Jackson, giám đốc truyền thông, tố cáo ông tại một buổi họp nhân viên là có hành động sách nhiễu tình dục. Ngay hôm đó ông Allen Jones, trưởng phòng nhân viên của thị trưởng từ chức.

Ngày 22 tháng 7, bà McCormack Jackson đâm đơn kiện ông Filner và thành phố về nhiều chuyện, trong đó nổi bật là bà bảo có lần ông thị trưởng yêu cầu bà đi làm việc mà ...đừng mặc xì líp! Ngông nhỉ!

Tiếp theo bà Jackson, lần lượt có tới cả thảy 18 bà xuất đầu lộ diện tố cáo ông Bob tơi bời, lôi chuyện từ đời tám hoánh. Một tuần trước, người ra mặt tố cáo là một bà cố ngoại! Mỗi bà kể một chuyện, bà này bảo ông đòi hun, bà kia bảo ông đòi ngủ, bà nọ bảo ông "hug" hơi... bị lâu, lại còn bóp bóp! Có một bà kể có lần ông sấn tới hỏi bả có chồng chưa, bả bảo chồng bả mần cảnh sát thì ông Thị bèn lẩn tuốt!



Những ngày sau, ông bị các vố nặng hơn. Bà Bronwyn Ingram, fiancee,  từ hôn vào ngày 8 tháng 7. Nhưng quan trọng hơn, nhiều "đồng chí cấp cao" trong đảng Dân chủ đang nắm quyền khuyên ông nên suy nghĩ để không làm... phương hại đến nhân dân thành phố San Diego cũng như uy tín của Đảng. Thế rồi ngày 26 tháng 7, các đồng chí lãnh đạo trung ương đảng Dân chủ họp phiên bất thường tại Arizona đã nhất trí cao ra nghị quyết yêu cầu ông Bóp từ chức. Quả thực mấy chú Mỹ dễ dao động, vắng tình đoàn kết keo sơn, thiếu tính thủy chung tuyệt vời. Hễ giữa đường thấy đồng chí mình có biểu hiện thoái hóa thì lờ ngay, không hề chiếu cố thành phần trung kiên nòng cốt, có công với đảng mà nâng đỡ, giáo dục hay giảm nhẹ tình huống.

Thế rồi sau hai tuần đi "chữa bệnh", ông Bóp trở lại làm việc và điều đình cũng Hội đồng Thành phố về một giải pháp. Theo đó, ông Bóp chịu từ chức và bù lại Thành phố phải trả cho cho ông những chi phí về pháp lý. Nên nhớ bên Mỹ mấy vụ này thì mấy chú "xách cặp táp" trúng to!

Hooters, một kiểu cà phê mát mẻ cũng chê ông Bob!
Hôm nay, thứ Sáu, 8-23-2013, Hội đồng thành phố San Diego họp để bỏ phiếu chấp thuận hay bác bỏ bản điều đình đó. Điều đáng nói là trước phiên họp kín, cư dân San Diego đã được khoảng vài giờ trình bày ý kiến của mình lên các nghi viên, những vị dân cử đích thực của địa phương mình. Có người ủng hộ ông Bóp, tuy đại đa số không bằng lòng lấy tiên thuế của dân để trả cho các khoản chi phí...mẹ rượt đó. Mỗi người được đúng một phút và điều đáng khen là ai cũng tôn trọng thời lượng ấy. Khi quá giờ được nhắc nhở là họ dừng ngay dù chưa hết ý, không nói ráng, nói dai nói dài nói dở! Trong số họ có nhiều người chỉ mặt "đe dọa" các nghị viên là nếu "các ông chi cho thằng chả một xu thì kỳ tới dìa nhà đuổi gà cho vợ chớ đừng hòng lấy ...phiếu của tui!"

Dầu "nghiêm túc lắng nghe" ý dân, phiên họp chiều nay đã đạt được sự đồng thuận cao tuyệt đối, tỷ số 7-0, Hội đồng thành phố chấp nhận bản điều đình để ông Bóp ra đi và bằng lòng chi tối đa cho các chi phí liên hệ đến vụ này là 98 ngàn đô la. Lý do được giải thích rất hợp lý là vì quyền lợi tối thượng của thành phố. Đó là cách giải quyết ít tốn kém nhất để đưa thành phố trở lại.... đường rầy!

Hôm nay tôi làm biếng, lấy một ngày phép ở nhà chơi, tình cờ mở TV thấy vụ "hearing" thú vị quá nên nằm lì theo dõi. Bây giờ thức đêm kể lại cho các bạn nghe chơi. Qủa thực tôi có điều hơn các bạn, là đang sống trong một xã hội thực sự dân chủ! Nhưng sẽ sung sướng biết mấy nếu tất cả người Việt chúng ta có một ngày cùng được như thế.

San Diego, 8-24-2013

Facebook 
Caubay Thiem


0
Kính Thưa Quí vị , những phản ảnh về cung cách làm việc quan liêu hạch sách của  Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hàn Quốc và  thu phí làm gia hạn visa và các thủ tục khác cao hơn gấp nhiều lần giá của các sứ quán nước bạn, thậm chí gấp 5 lần so với sứ quán của Thái Lan , Indonesia  ,được cộng đồng người Việt Nam tại Hàn quốc đăng tải trên Facebook , Quốc Huy đọc được lời phản ánh sự việc trên qua facebooker Phạm Hưởng hiện đang là công nhân lao động tại Hàn Quốc đăng tải Với nhan đề Bức tâm thư gửi các ngài Sứ Quán Việt Nam tại Hàn Quốc , Tìm hiểu việc này Quốc Huy có  cuộc trò chuyện  cùng anh Phạm Hưởng và được anh cho biết như sau :

Nghe tại đây
Tâm thư của facebook Phạm Hưởng trên facebook:


Vì Cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài , hãy cùng nhau chung tay !
Kính gửi các ngài " đầy tớ chung thành và tận tụy " của nhân dân đang công tác tại đại sứ quán các nước : Hàn Quốc , Đài loan , Nhật bản...vv, những đất nước có nhiều công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc . Vì nước ta còn quá khó khăn chung toi phải đi thương hương cầu thực khắp năm Châu bốn biển , bán rẻ tuổi Thanh Xuân và hạnh phúc trăm năm một đời người để mong có thể xây dựng dc một mái ấm nho nhỏ , giúp gia đình thoát đói giảm nghèo .Nơi xa xứ chúng tôi cứ nghĩ các ngài sẽ là chỗ dựa tinh thần , là cấu nối với quê hương , là cứu cánh cho chúng tôi lúc khó khăn hoạn nạn , xa cơ nhỡ bước .Nhưng chúng tôi đã nhầm , mỗi khi chúng tôi tìm đến các ngài thì luôn bị làm giá , ăn tiền, bóc lột chúng tôi trắng trợn .Cụ thể : việc làm giấy tờ đăng ký kết hôn , làm hộ chiếu.. luôn bị gây khó dễ và phải chấp nhận một cái giá quá chua chát , nhưng cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt cho xong chuyện.Làm một cuốn hộ chiếu cũng mất từ 250.000 đến 300.000 won tại Hàn Quốc .Trong khi đó công dân các nước bạn như Thái Lan , Indonesia .. Chỉ mất có vài chục ngàn won mà thôi. Tại sao giấy mực , chữ ký nước ta lại đắt như vậy ?
Để có thể đi làm thuê bên này chúng tôi cũng đã từng phải mất những khoản tiền rất lớn để lo lót cò mồi , có trường hợp mất đến cả chục nghìn USD , điều đó đồng nghĩa với vjec mất trắng một năm lao động không công để lấy tièn nuôi béo cò mồi .Chính vì lẽ đó hầu hết người lao động hết hợp đồng ko ai vè nc đúng hạn mà luôn ở lại sống kiếp lưu vong chui lủi nhục nhã .Vâng thế đấy , lại còn thêm cái việc các ngài ra cái dự thảo phạt người cư trú bất hợp pháp khi về nước tới 100 triẹu đồng nữa chứ .
Nhân dân trong nước vốn đã phải bơi trong vực sâu lạm phát , lo kiếm từng đồng nuôi thân trong cái thời kỳ bão giá . Các ông bố bà mẹ lam lũ , một nắng hai sương bới đất nhặt cỏ nuôi con ăn học , để rồi khi ra trường lại phải lo một khoản tiền khổng lồ cả trăm tr đồng lo xin việc cho con cái . Một cổ nhiều chòng các Anh cảnh sát giao thông , các vị " lương y như từ mẫu " ..cũng luôn âu yếm nói rằng" đầu tiên"
Các ngài đã bằng cửa quyền hạch sách , bóc lột chúng tôi trong nước chưa đủ hay sao mà đến khi chúng tôi ra nước ngoài cũng chưa thoát nạn . Quả là chạy đâu cho hết nắng , lưới trời lồng lộng khó lòng bình an
Các bạn thân mến ! Chúng ta hãy cùng nhau chung tay tạo dư luận mạnh mẽ . Khi bị nhân viên đại sứ quán hạch sách hãy chuẩn bị ghi lại chứng cứ .Chúng ta có thể gửi bài về các báo điện tử trong nước để tố cáo hành vi gian tham này . Đó là việc làm chính nghĩa và hợp pháp . Chúng ta không thể mãi im lặng mãi chấp nhận là những nô lệ bị bóc lột như thế này mãi được!
Nếu các bạn tán thành những gì tôi viết thì hãy đừng ngại bày tỏ quan điểm của mình . Xin cảm ơn !


Phạm Hưởng 


0


Những Hình Ảnh Hiếm Quý Về Sài Gòn Xưa trước 1975. Bạn sẽ ngỡ ngàng và ngạc nhiên trước đây hàng chục năm có một Hòn Ngọc Viễn Đông hiện đại và bậc nhất Đông Nam Á vào thời bấy giờ . và thưởng thức bản nhạc Trăng Tàn Trên hè Phố .
0


Qua nay, bên cạnh niềm vui trong lòng mọi người yêu mến Phương Uyên, việc CSVN thả cô bé 21 tuổi này cũng đã tạo nhiều tranh luận giống như khi em bị chế độ CSVN giáng xuống cuộc đời non trẻ một bản án nặng nề hồi giữa tháng Năm.

Có quan điểm cho rằng Phương Uyên chỉ là một “món hàng” trả giá giữa Mỹ và CSVN về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership); có lý luận cho rằng Phương Uyên là dấu hiệu cho thấy phe thân tây phương đang mạnh trong nội bộ lãnh đạo CSVN; có phân tích cho rằng giới lãnh đạo CSVN nhận ra họ đã phạm sai lầm chính trị khi giáng xuống đời một cô gái chỉ ngoài 20 tuổi bản án 6 năm tù lần trước nên nay phải sửa sai.

Các lý luận đó không những chứng tỏ sự thiếu tự tin, tinh thần lệ thuộc vào ngoại bang mà còn phạm phải sai lầm căn bản là không xác định được vai trò chủ động của các thành phần dân tộc trong con đường tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam.

Áp lực chính buộc nhà cầm quyền CSVN thả Phương Uyên phát xuất từ cuộc đấu tranh bền bĩ, đa dạng, tích cực và nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thế hệ Việt Nam trong nước và ngoài nước.

Chính những bạn trẻ trong nước thức đêm viết từng tờ biểu ngữ, in từng tờ truyền đơn, vẻ hình Phương Uyên và Nguyên Kha trên từng chiếc áo đã góp phần làm thay đổi “bản án sáu năm tù giam” thành “bản án ba năm tù treo” của Phương Uyên.

Chính các bạn trẻ ngoài nước tổ chức những đêm không ngủ, gởi hàng ngàn lá thư lên các tổ chức nhân quyền quốc tế, tổng thống và quốc hội Mỹ, các lãnh đạo châu Âu, các cơ quan nhân quyền thuộc Liên Hiệp Quốc đã giúp cho Phương Uyên được ngồi ăn bữa cơm bên mẹ chiều nay.

Chính đồng bào các giới khắp nơi tại hải ngoại tích cực tham gia những cuộc biểu tình liên tục trước Tòa Bạch Ốc, điện Capitol, trước các tòa đại sứ CSVN đã giúp cho Phương Uyên tìm lại được nụ cười hồn nhiên trong vòng tay của gia đình, bạn bè và bà con thân thuộc.  

Các thành phần dân tộc Việt Nam trong suốt nhiều năm và qua nhiều hình thức đã làm nên những đợt sóng đập liên tục vào bức tường chuyên chính độc tài cũng như làm tiếng chuông vang vọng vào lương tri nhân loại. Ở hải ngoại, bao lớp người dầm mưa, đội nắng, đạp tuyết mà đi trong các cuộc biểu tình chống CS độc tài, đòi hỏi nhân quyền cho đồng bào Việt Nam ngay cả trong những ngày tháng vô cùng khó khăn chân ướt chân ráo mới đến định cư sau 1975.  Các cộng đồng người Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Rumania, Bulgaria, Albany định cư tại các nước tây phương sau khi quốc gia của họ bị CS cai trị sau thế chiến thứ hai, và cả cộng đồng người Cu Ba tại Mỹ sau 1959 đã không làm được như thế.

Nếu không có hàng loạt các hình thức đấu tranh được phát động ồ ạt và nhịp nhàng từ các thành phần dân tộc, chẳng một nguyên thủ quốc gia dân chủ nào, một cơ quan nhân quyền quốc tế nào biết đến Phương Uyên ngoài những bản tin nhân quyền thường lệ, và số phận của em cũng giống như số phận hàng ngàn người Việt Nam khác đang bị tù đày hay đã chết đi trong quên lãng khắp ba miền đất nước suốt ba mươi bảy năm qua.

Trách nhiệm nặng nề, đôi vai nặng gánh, cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại không thể làm hết những điều cần phải làm, cứu được hết những đồng bào cần phải cứu nhưng cuộc đấu tranh chưa bao giờ dừng lại.

Phân tích để thấy chính sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc là nền tảng, là nguồn lực của cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam.

Quan hệ và tranh chấp quốc tế bao giờ cũng tồn tại không chỉ giữa các quốc gia thù địch, đối nghịch về quyền lợi mà ngay trong các nước đồng minh. Các dân tộc nhỏ luôn phải bị chi phối và ảnh hưởng. Điều đó không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, các bài học Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Do Thái cho thấy yếu tố quyết định cuối cùng cho số phận của một dân tộc vẫn luôn nằm trong tay của chính dân tộc đó. Và cũng phân tích để thấy không chỉ Phương Uyên mà còn rất nhiều người như Đinh Nguyên Kha, Việt Khang, Nguyễn Văn Hải, Đổ Thị Minh Hạnh, Trần Huỳnh Duy Thức v.v. cần phải được tiếp tục đấu tranh.

Cuộc vận động tự do dân chủ cho cả dân tộc là con đường đầy gai góc, gian nan nhưng là con đường chính nghĩa và chính nghĩa sẽ tất thắng.

Trần Trung Đạo
0


Một cô bé 13 tuổi nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại vì trình bày rất thành công các ca khúc từng khiến cho hai nhạc sĩ tại Việt Nam bị bỏ tù về tội "tuyên truyền chống nhà nước". 
Cô Vivian Huỳnh thời gian gần đây đã được mời đi nhiều nơi trên nước Mỹ để thể hiện các tác phẩm của nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình như Việt Nam tôi đâu, Anh là ai, Nỗi đau quê hương....
Vì sao một thiếu niên sinh trưởng tại Mỹ lại đam mê các ca khúc bị nhà nước Việt Nam xem là phản động, không quản ngại thời gian và công sức để phổ biến các tác phẩm đó? 
Trà Mi có cuộc trao đổi với ca sĩ trẻ này hồi đầu tháng 8 nhân chuyến lưu diễn của cô từ San Jose, bang California lên thủ đô Washington DC để góp mặt trong chương trình Dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước.
0


Bà Nguyễn Thị Tam vất vả nuôi 4 người con bằng nghề thu nhặt mảnh bom vỡ nhọc nhằn và đầy nguy hiểm.
0




Từ ngàn xưa, khi con người bước ra khỏi cuộc sống của thời cộng sản nguyên thủy bầy đàn, để đấu tranh sinh tồn với hiểm họa vây quanh, cũng là lúc con người biết sử dụng vật thế chấp làm tin trong giao dịch.

Để được ngồi ngôi cao, hưởng ân sủng của thiên hạ, lấy uy tín với thần dân, các vua phong kiến sử dụng con mình để gả cho quốc gia lân bang làm vật thế chấp chính trị, để thực hiện phương án ngoại giao, chờ thời cơ xâm chiếm.

Trong làm ăn giao thương, tài sản cố định là vật thế chấp cho đối phương, ngân hàng để vay vốn làm ăn. Chỉ có những đối tác làm ăn lâu bền, uy tín lớn, tín chấp là một kiểu thế chấp cao cấp nhất của con người tới giờ này.

Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển vật thế chấp càng có nhiều hình thức tinh vi hơn. Tinh vi và ác độc nhất vẫn là các chính khách lấy đồng bào mình làm vật thế chấp chính trị trong bang giao. Trong khi họa cũng trút lên đầu dân, mà nguy cũng trút lên đầu dân, còn lộc thì chính khách và dòng họ an hưởng.

Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngày nay, phương án dùng dân làm vật thế chấp để đi buôn chính trị của chính khách. Thời chiến cũng thế, và thời bình cũng thế.

Hoa Kỳ khi muốn lấy lòng toàn thế giới, vật thế chấp của họ gồm cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Đã thế, ở đâu có bất ổn, họ sẵn sàng đem tuổi trẻ của họ làm lính viễn chinh đến, với cái gọi là vì tự do dân chủ. Nhưng nếu nhìn về bản chất, những người trẻ lính viễn chinh này không ngoài là vật thế chấp.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam 83 năm qua, vừa ra khỏi ách đô hộ thực dân Pháp thì lao vào nội chiến. Hậu quả, hơn 3 triệu sinh linh đã ngả xuống, đến giờ này còn hơn 300 ngàn không tìm được xác, và còn hơn 200 ngàn đã tìm được xác, nhưng chưa rõ họ tên. Những chiến sỹ vô danh ấy, họ sinh ra, và lớn lên, không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng họ là vật thế chấp cho ngai vàng của các chính trị gia của cả 3 bên – thắng cuộc, bỏ cuộc, và thua cuộc trong nội chiến kéo dài 20 năm.

Hòa bình lập lại, chưa được yên ấm bao nhiêu ngày. Một nửa bên thu và bỏi cuộc trở thành vật thế chấp để các chính khách bên thắng cuộc tiếp tục nồi da nấu thịt, để người dân thà bỏ thây cho cá, cướp biển, để đi tìm đất sống. Và chỉ vì chính khách kém tầm trong ngoại giao, và mê muội trong men say thắng cuộc. Một cuộc chiến kéo dài 12 năm ở cả 2 biên giới Tây Nam và phía Bắc – 1978 đến 1990. Hàng triệu thanh niên nữa lại ngả xuống, không phải vì chén cơm manh áo của mình và gia đình mình, mà vì sai lầm của chính khách.

Vốn xuất thân từ giai cấp làm cách mạng triệt để nhất, nhờ không có gì để mất – giai cấp vô sản. Họ đã chọn con đường đã và đang đi theo 83 năm qua là con đường tăm tối. Nó đã sụp đổ ngay tại cái nôi sinh ra nó. Nhưng có một nghịch lý cuộc đời là, chính giai cấp vô sản là giai cấp làm cách mạng triệt để nhất, nhưng khi cướp được chính quyền, thì họ lại không có gì để có thể dựng xây đất nước. Thế cuộc buộc họ lại phải quay lại con đường mà họ đã đạp đổ nó – bất công, độc tài và tàn ác còn hơn cả thực dân.

Vì không có gì để dựng xây đất nước, và con đường đã chọn tăm tối ấy, họ lại quay sang lấy biên cương lãnh thổ, tài nguyên và cả đồng bào mình làm vật thế chấp cho việc bang giao.

Khi vào WTO và muốn ra khỏi các nước nằm trong danh sách các nước đặc biệt bị quan tâm – Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC – một số nhân vật bất đồng chính kiến như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Ngô Quang Kiệt, giáo dân Thái Hà, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, v.v… để làm vật thế chấp trong đàm phán bang giao. Họi được thả và giảm án.

Sau khi vào được ra khỏi danh sách CPC, và vào WTO cùng lúc vào tháng 11/2006, thì tình trạng đàn áp tôn giáo và bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến lại diễn ra dày đặt, ngày càng gia tăng từ 2008 đến nay. Cụ thể là tháng 02/2005 Linh mục Nguyễn Văn Lý được giảm án và ân xá, thì đến 18 tháng Hai năm 2007 ông bị bắt và chính thức ngồi tù lại vào ngày 30 tháng Ba năm 2007. Luật sư Lê Quốc Quân cũng trở lại nhà tù vào tháng 12/2012, sau khi bị bắt vào tháng 3/2007, và còn bao nhiêu người khác nằm trong diện sẵn sàng “chờ đợi” làm vật thế chấp cho con buôn chính trị.

Hôm qua, câu chuyện giảm án của Phương Uyên từ 4 năm tù giam còn 3 năm tù treo cộng với 3 năm quản thúc. Với Nguyên Kha giảm án từ 8 năm tù còn 4 năm tù cũng không ngoại lệ là vật thế chấp chính trị trong bang giao. Vì nếu chế độ này đối xử tốt với dân thì cái án của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã không y án sau phiên phúc thẩm! Xem ra chế độ Phong kiến xưa kia tuy vậy mà vua lo cho dân, cho nước hơn nhiều.

Liệu những điều trên các quốc gia bang giao với Việt Nam họ có biết? Chắc chắn và đương nhiên là quá biết, và càng không tin cậy Việt Nam, khi đồng bào Việt Nam bị đối xử tệ thì làm sao họ là ngoại bang được đối xử tốt hơn?

Từ đó cho thấy, chế độ đảng cầm quyền này chưa và sẽ không bao giờ xem dân là gốc, mà luôn là vật thế chấp trong mọi cuộc bán buôn nhơ nhớp của chính trị. Chỉ có ngoại bang có ảnh hưởng đến sinh mệnh sống còn của đảng cầm quyền mới có thể sai khiến được chế độ này làm theo như kiểu con tắc kè đổi nàu để đấu tranh sinh tồn, rồi màu khát máu vẫn là màu của máu.

Một chế độ mà ở đó, xem người dân là vật thế chấp cho con buôn chính trị thì bản chất của chế độ đó như Marx nói – chỉ có súc vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại, để chăm chút cho bộ lông của mình. Nhưng xem ra súc vật còn có lòng tin với gia chủ của nó được nuôi nấng, vỗ về. Còn với chế độ Việt nam hiện tại niềm tin dân chúng đã không còn 38 năm qua và mãi mãi.

Sức mạnh của một thể chế nhà nước là ở toàn dân, khi niềm tin dân chúng đã cạn kiệt thì, liệu chế độ đó tồn tại được bao lâu? Sức mạnh mềm của một quốc gia là vô hình và vô hạn. Liệu với cách cư xử với đồng bào đã từng vào sinh ra tử cho chế độ như thế thì sức mạnh mềm của Việt Nam có còn?

THEO BS HỒ HẢI blog
0
của chiến tranh tại 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hai bé trai đưa ra một viên đạn chưa nổ còn lại ở 
Khe Sanh từ thời chiến tranh Việt Nam (VOA News).


Mỹ giúp nạn nhân của mìn để lại

 từ thời chiến tranh Việt Nam


Đúng ngày kỷ niệm quân đội Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam, tổ chức Clear Path International loan báo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cấp một khoản trợ cấp trị giá 500.000 đôla cho tổ chức này để hỗ trợ các nạn nhân của bom mìn chưa nổ để lại từ thời chiến.

Clear Path International là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để giúp đỡ các thường dân là nạn nhân của chiến tranh tại 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tin của Hãng  tin ABCnews tường trình rằng tổ chức Clear Path International đã nhận khoản trợ cấp 524.000 đôla của Bộ Ngoại giao Mỹ để giúp các nạn nhân của bom và mìn bẫy còn sống sót.

Quân đội Hoa Kỳ chính thức ngưng các hoạt động tác chiến tại Việt Nam vào ngày 15 tháng 8 năm 1973, nhưng nhiều thập niên sau khi im tiếng súng, những bom mìn để lại từ cuộc chiến tranh Việt Nam  thỉnh thoảng vẫn gây ra những tai nạn, trong nhiều trường hợp đưa đến tử vong.


^Xem Lại Trên