Amnesty International Việt nam: Án tử hình – không nhân đạo và không có hiệu quả
Amnesty International |
Việt nam: Án tử hình – không nhân đạo và không có hiệu quả
Vào tháng 7 năm 1999, Hội Ân xá quốc tế đã chào đón việc con số tội tử hình tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam giảm từ 44 xuống còn 291 Báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế, “Nước CHXHCN Việt Nam: Một cuộc tranh luận mới về án tử hình?” (AI Index: ASA 41/04/99, tháng 7/1999). Tuy nhiên trong thời gian gần đây Hội Ân xá quốc tế lo ngại trước tin báo về tình trạng gia tăng đáng kể con số án tử hình được áp dụng tại Việt nam, đặc biệt với các tội liên quan tới ma túy và các tội kinh tế khác.
Giới chức trách tại Việt nam thường không công bố toàn bộ các con số chính thức về số án tử hình được áp dụng và các vụ hành quyết được tiến hành, và chỉ có một số rất ít trường hợp được giới truyền thông chính thức đưa tin. Tuy nhiên Hội Ân xá quốc tế có các nguồn tin đáng tin cậy cho biết hầu hết những người bị kết án tử hình đều bị xử tử sau khi qua các thủ tục kháng án cuối cùng. Các vụ hành quyết được thực hiện bằng việc xử bắn, dường như thường có công chúng chứng kiến, và có khi có cả ngàn người đứng xem.
Hội Ân xá quốc tế tin rằng việc tiếp tục dùng án tử hình tại Việt nam là một sự trừng phạt vô cùng dã man, thiếu nhân đạo và hạ phẩm cách con người, và là một sự vi phạm quyền sống. Hội Ân xá quốc tế tin rằng những điều kiện quanh việc áp dụng án tử hình tại Việt nam đi ngược lại các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Những vụ xét xử bất công thường xuyên tại Việt nam cũng có nghĩa là án tử hình được áp dụng trong hoàn cảnh có thể dẫn tới những sai lầm công lý không thể cứu vãn được.
Hội Ân xá quốc tế kêu gọi chính phủ Việt nam ngay lập tức hãy tạm ngưng mọi vụ hành quyết, trong khi tiến hành các bước nhằm xóa bỏ hoàn toàn án tử hình thể theo các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của Liên hiệp quốc.
Hội Ân xá quốc tế cực lực chống lại án tử hình, coi đó là một sự vi phạm quyền sống và quyền không phải chịu những đối xử hay trừng phạt dã man, thiếu nhân đạo và hạ nhân phẩm, như được nêu ra trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR - điều 3 và 5) và Công uốc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR - điều 6 và 7). Hội Ân xá quốc tế phản đối án tử hình tại tất cả các nước, từ Mỹ tới Nhật, từ Afghanistan tới Sierra Leone, từ Trung quốc tới Rwanda.
Cập nhật, tháng Bảy năm 2004
Kể từ khi bản phúc trình được công bố hồi tháng 8 năm 2003, những số liệu mới có được cho thấy tình trạng gia tăng đáng kể con số án tử hình cũng như những vụ tử hình được tiến hành. Giữa tháng 1 và tháng 12, 2003, con số vụ xử tử được tiến hành lên tới 64 vụ. Con số án tử hình lên tới 103 vụ, trong đó 63 vụ là về các tội có liên quan tới ma túy, và bốn phụ nữ bị kết án tử hình vì tội gian lận (Hội Ân xá quốc tế ghi nhận 48 án tử hình và 27 vụ xử tử trong cả năm 2002). Vào tháng 11 năm 2003 có ít nhất 28 người đã bị tử hình, trong đó 10 người bị xử bắn công khai vào ngày 11 tháng 11 tại khu tử hình Lệ Xá thuộc tỉnh Nam Định, trước mặt gần nghìn người xem, và 3 người khác bị xử tử vào ngày 12 tháng 11 tại tỉnh Hà Tĩnh. 13 người bị tử hình trong hai ngày tại Việt Nam, Hãng AFP, 13 tháng 11 năm 2003
Liên hiệp quốc vẫn thường kêu gọi để các thông tin về việc áp dụng án tử hình cũng như công khai hoá các vụ án tử hình được dự trù thi hành, mà gần đây nhất là kêu gọi của Liên hiệp quốc trong nghị quyết được thông qua vào tháng 4 năm 2004. Vấn đề án từ hình, E/CN.4/2004/L.94, ngày 15 tháng 4 năm 2004. Vì vậy Hội Ân xá quốc tế càng lo ngại hơn khi Thủ tướng Việt Nam ký Quyết định ngày 5 tháng 1 năm 2004, đặt việc đưa tin và phổ biến số liệu về việc áp dụng án tử hình và về các vụ tử hình được thực thi thành một loại bí mật quốc gia. Quyết định của Thủ tướng về Danh sách các bí mật quốc gia của Tòa án nhân dân, Số 01/2004/QD-TTg, Hà Nội, 5 tháng 1 năm 2004. Bất chấp quyết định đó, giới truyền thông chính thức vẫn tiếp tục đưa tin về các vụ án tử hình và các vụ hành quyết. Trong thời gian từ tháng 1 tới giữa tháng 7.2004, có ít nhất 54 người bị án tử hình và 32 vụ xử tử.
Bản phúc trình này tóm lược tài liệu gồm 11 trang (3920 từ): “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Án tử hình – không nhân đạo và không hiệu quả” (AI Index: ASA 41/023/2003), được Hội Ân xá quốc tế công bố vào tháng 8 năm 2003. Ai muốn biết thêm chi tiết hay muốn tham gia vận động vấn đề này, xin mời xem thêm tài liệu đầy đủ.
Giới chức trách tại Việt nam thường không công bố toàn bộ các con số chính thức về số án tử hình được áp dụng và các vụ hành quyết được tiến hành, và chỉ có một số rất ít trường hợp được giới truyền thông chính thức đưa tin. Tuy nhiên Hội Ân xá quốc tế có các nguồn tin đáng tin cậy cho biết hầu hết những người bị kết án tử hình đều bị xử tử sau khi qua các thủ tục kháng án cuối cùng. Các vụ hành quyết được thực hiện bằng việc xử bắn, dường như thường có công chúng chứng kiến, và có khi có cả ngàn người đứng xem.
Hội Ân xá quốc tế tin rằng việc tiếp tục dùng án tử hình tại Việt nam là một sự trừng phạt vô cùng dã man, thiếu nhân đạo và hạ phẩm cách con người, và là một sự vi phạm quyền sống. Hội Ân xá quốc tế tin rằng những điều kiện quanh việc áp dụng án tử hình tại Việt nam đi ngược lại các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Những vụ xét xử bất công thường xuyên tại Việt nam cũng có nghĩa là án tử hình được áp dụng trong hoàn cảnh có thể dẫn tới những sai lầm công lý không thể cứu vãn được.
Hội Ân xá quốc tế kêu gọi chính phủ Việt nam ngay lập tức hãy tạm ngưng mọi vụ hành quyết, trong khi tiến hành các bước nhằm xóa bỏ hoàn toàn án tử hình thể theo các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của Liên hiệp quốc.
Hội Ân xá quốc tế cực lực chống lại án tử hình, coi đó là một sự vi phạm quyền sống và quyền không phải chịu những đối xử hay trừng phạt dã man, thiếu nhân đạo và hạ nhân phẩm, như được nêu ra trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR - điều 3 và 5) và Công uốc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR - điều 6 và 7). Hội Ân xá quốc tế phản đối án tử hình tại tất cả các nước, từ Mỹ tới Nhật, từ Afghanistan tới Sierra Leone, từ Trung quốc tới Rwanda.
Cập nhật, tháng Bảy năm 2004
Kể từ khi bản phúc trình được công bố hồi tháng 8 năm 2003, những số liệu mới có được cho thấy tình trạng gia tăng đáng kể con số án tử hình cũng như những vụ tử hình được tiến hành. Giữa tháng 1 và tháng 12, 2003, con số vụ xử tử được tiến hành lên tới 64 vụ. Con số án tử hình lên tới 103 vụ, trong đó 63 vụ là về các tội có liên quan tới ma túy, và bốn phụ nữ bị kết án tử hình vì tội gian lận (Hội Ân xá quốc tế ghi nhận 48 án tử hình và 27 vụ xử tử trong cả năm 2002). Vào tháng 11 năm 2003 có ít nhất 28 người đã bị tử hình, trong đó 10 người bị xử bắn công khai vào ngày 11 tháng 11 tại khu tử hình Lệ Xá thuộc tỉnh Nam Định, trước mặt gần nghìn người xem, và 3 người khác bị xử tử vào ngày 12 tháng 11 tại tỉnh Hà Tĩnh. 13 người bị tử hình trong hai ngày tại Việt Nam, Hãng AFP, 13 tháng 11 năm 2003
Liên hiệp quốc vẫn thường kêu gọi để các thông tin về việc áp dụng án tử hình cũng như công khai hoá các vụ án tử hình được dự trù thi hành, mà gần đây nhất là kêu gọi của Liên hiệp quốc trong nghị quyết được thông qua vào tháng 4 năm 2004. Vấn đề án từ hình, E/CN.4/2004/L.94, ngày 15 tháng 4 năm 2004. Vì vậy Hội Ân xá quốc tế càng lo ngại hơn khi Thủ tướng Việt Nam ký Quyết định ngày 5 tháng 1 năm 2004, đặt việc đưa tin và phổ biến số liệu về việc áp dụng án tử hình và về các vụ tử hình được thực thi thành một loại bí mật quốc gia. Quyết định của Thủ tướng về Danh sách các bí mật quốc gia của Tòa án nhân dân, Số 01/2004/QD-TTg, Hà Nội, 5 tháng 1 năm 2004. Bất chấp quyết định đó, giới truyền thông chính thức vẫn tiếp tục đưa tin về các vụ án tử hình và các vụ hành quyết. Trong thời gian từ tháng 1 tới giữa tháng 7.2004, có ít nhất 54 người bị án tử hình và 32 vụ xử tử.
Bản phúc trình này tóm lược tài liệu gồm 11 trang (3920 từ): “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Án tử hình – không nhân đạo và không hiệu quả” (AI Index: ASA 41/023/2003), được Hội Ân xá quốc tế công bố vào tháng 8 năm 2003. Ai muốn biết thêm chi tiết hay muốn tham gia vận động vấn đề này, xin mời xem thêm tài liệu đầy đủ.
Read More >>
|
1. Mechanising The Death Penalty In Viet Nam – Progress Or Barbarism? 2. Read whole report: The Death Penalty - Inhumane and Ineffective |