Điểm Tin Cập Nhật

0

Chương Trình Radio Sài Gòn Houston ; Hội luận vấn đề sửa đổi hiến Pháp Việt Nam - Trương Quốc Huy& Nguyễn Chính Kết.
 
Nghe Tại Đây
0

Tín đồ Công giáo Việt Nam 'cảm phục sự can đảm' của Đức Giáo Hoàng







VOA Tiếng Việt - Cũng giống như các tín đồ Công giáo trên thế giới, các tín đồ ở Việt Nam cũng cảm thấy bất ngờ khi nghe tin Đức Giáo hoàng Benedict 16 thoái vị, nhưng bày tỏ hy vọng vào một sự đổi mới trong Giáo hội Công giáo.

Hôm 11/2, Ðức Giáo Hoàng Benedict thứ 16 loan báo Ngài sẽ từ nhiệm vào ngày ngày 28 tháng 2 này vì sức khỏe sút giảm trong mấy tháng gần đây, và Ngài nhận thấy ‘không còn đủ khả năng để hoàn thành trách nhiệm được giáo hội giao phó’.

Cô Đặng Thị Ngà, một giáo dân ở Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, cho biết cô bị sốc trước tin về vị Giáo hoàng người Đức.

Cô Ngà nói: "Có. Em cũng cảm thấy bất ngờ. Em nhận được tin cái thì em cũng thấy giật gân quá. Nhưng mà em cũng nghĩ lại là, vì sức khỏe của Người. Người vẫn yếu. Cái bệnh tật của người cũng kéo dài nên Người từ chức. Em bỡ ngỡ thôi nhưng rút cục lại cũng không có gì để mà bàng hoàng lắm. Khi lúc nghe thì thấy rất là bàng hoàng."

Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI nói vì tuổi tác cao, 
ngài không còn thích hợp với các yêu cầu của chức vụ.

- Trở thành một trong các vị tân Giáo hoàng cao tuổi nhất khi được bầu lên năm 2005, vào lúc 78 tuổi.
- Bộ trưởng Bộ Giáo lý Ðức tin trước khi lên ngôi Giáo hoàng.
- Được tấn phong Ðức Hồng y Tổng giáo phận Munich năm 1977.
- Giảng dạy tại nhiều đại học từ năm 1959 đến năm 1966.
- Tham gia đoàn Thanh niên Hitler năm 1941 khi tất cả nam thanh thiếu niên Ðức bắt buộc phải tham gia.
- Tên khai sinh là Joseph Ratzinger, sinh năm 1927 tại Marktl am Inn, Bavaria, cha là một cảnh sát viên.

Trong khi đó, Giám mục Trần Xuân Tiếu của Giáo phận Long Xuyên, cho biết ông thấy đây là ‘một sự kiện hơi lạ vì đã từ mấy trăm nay rồi chưa có vị Giáo hoàng nào từ chức khi đang cai quản Giáo hội’.

Giám mục Tiếu nói giáo dân nơi ông cai quản cũng cảm thấy bất ngờ trước tuyên bố của Đức Giáo hoàng Benedict 16.

"Lúc đầu thì anh chị em giáo dân cũng lấy làm ngạc nhiên nhưng mà rồi thì họ cũng coi như là những chuyện thường ngày ở trên thế giới vậy thôi. Có vấn đề này vấn đề kia. Nhưng mà họ cũng thấy rằng là cảm phục sự can đảm của ngài. Như vậy chứng tỏ là ngài rất yêu mến giáo hội và yêu mến con người thế nên ngài đã đi đến quyết định như vậy."

Tuy nhiên, bản thân Giám mục Tiếu lại không thấy ngạc nhiên. Ông cho biết ông cảm phục sự can đảm của Đức giáo hoàng.

Giám mục Tiếu cho biết:

"Tôi không thấy ngạc nhiên lắm. Ngài từ chức tôi không thấy ngạc nhiên lắm mặc dù đây là một biến cố hơi lạ đó. Mấy trăm năm mới có. Đối với tôi thì tôi thấy cũng có thể chấp nhận được. Tôi khen Ngài rất cam đảm để mà dứt bỏ tất cả quyền lực của mình."

Việt Nam là nước có số giáo dân Công giáo đông thứ năm ở Châu Á sau Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia.

Dù Việt Nam và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao nhưng các mối liên hệ đang dần được cải thiện.

Hồi tháng Một, Đức Giáo Hoàng Benedict 16 tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng sản với một số nghi thức thường được dành cho các nguyên thủ quốc gia.

Vị Giám mục giáo phận Long Xuyên bày tỏ hy vọng rằng sự thoái vị của Đức Giáo hoàng sẽ mang lại một sự thay đổi trong giáo hội.

"Thế giới hôm nay cần những người trẻ trung để có nhiều nhiệt tình, nhiều hăng say hơn để có thể bao quát được nhiều vấn đề cũng như là có thể đi liên hệ với tất cả các nước trên thế giới hay xử lý các vấn đề mới của thế giới. Ngài thì Ngài khôn ngoan nhưng có lẽ cần sức khỏe, cần một sự năng động hơn. Tôi thấy rằng là cần thiết một vị trẻ hơn thì có thể thay cho giáo hội, cho cả thế giới nữa."

Sự kiện Ðức Giáo hoàng Benedict thoái vị đã làm cho cộng đồng Công giáo La Mã trên khắp thế giới suy đoán về người sẽ thay thế Ngài lãnh đạo giáo phái Kitô giáo lớn nhất thế giới.

Nhiều người tin rằng vị Giáo hoàng mới sẽ có thể đến từ các nước đang phát triển, đặc biệt là Mỹ Latinh, nơi mà Công giáo là tôn giáo chính, hoặc châu Phi, nơi mà số người theo Công giáo đang tăng lên.

Nhưng cũng có một số người cho rằng Đức giáo hoàng tiếp theo có thể đến từ Bắc Mỹ, có nghĩa là Canada hay Hoa Kỳ.

VOA Tiếng Việt
0
Chính quyền trả thù gia đình ca sĩ Anh Thư vì tham gia DVD Asia 71

Facebook Tuấn Khanh - Ca sĩ Anh Thư đến Mỹ năm 2011, đoạt giải nhất giọng ca vàng của trung tâm Asia trong cùng năm. Cô nhanh chóng trở thành một trong những giọng ca trẻ được yêu thích của trung tâm này.

Trong bộ DVD 71 của trung tâm Asia 71 (2013), Anh Thư tham gia bài hát hợp ca mở màn Saigon đẹp lắm của nhạc sĩ Y Vân, cùng nhiều ca sĩ khác.

Trong chiến dịch trừng phạt các nghệ sĩ tham gia DVD 71 (vì Thành Uỷ Tp.HCM đánh giá rằng trong đó có một số ca khúc chống Nhà nước Việt Nam), nhiều nghệ sĩ bị rút giấy phép biểu diễn trong nước như Gia Huy, Thanh Tuyền, Quang Minh, Hồng Đào... Trong đó Anh Thư thì cầm chắc sẽ không được diễn ở VN khi quay về, gia đình cũng bị công an địa phương Gò Vấp và công an thành phố đến làm việc nhiều lần.

Ba của Anh Thư, nhạc sĩ Nguyễn An, là một người hiền lành, vốn dĩ sợ hãi công quyền đã bị triệu tập để nghe phán quyết về "tội lỗi" của con mình nhiều lần, khiến ông hoảng sợ, suy sụp và khiến cho cả ca sĩ Anh Thư cũng lo lắng về sức khoẻ của ba mẹ mình.

Sự việc xảy ra trước Tết Quý Tỵ, và các công an viên nói rằng gia đình tạm thời cứ ở yên đó để chờ giấy phạt tiền hành chính gửi đến. Giấy phạt này, ông Nguyễn An sẽ phải đóng cho con mình.
Trước đây, năm 2008, do trình bày các bài hát của em rể mình là Lê Hựu Hà trong một chương trình của TT Asia, ca sĩ Bảo Yến cũng từng bị sở VH-TT-TT của TP.HCM ra mức phạt hành chính với mức 20 triệu đồng VN. Mức phạt này, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào gửi đến cho nạn nhân, giải thích rõ dựa trên điều luật, bộ luật nào, và số tiền phạt rất cao và cụ thể đó là dựa vào khung, lý lẽ nào.

Có lẽ ca sĩ Anh Thư cũng bị phạt với mức tương đương hoặc hơn, cho dù các bài hát của ca sĩ Bảo Yến và Anh Thư trình bày đều đã được Nhà nước VN cho phép tái lưu hành trong nước, sau 1975.

Ghi nhận rằng trong trường hợp ca sĩ Anh Thư, việc xét người thân phải chịu tội thay cho đương sự (chuyện thật sự có tội hay không chưa bàn đến), là một biểu hiện của các nền luật pháp đô hộ của thực dân Pháp hay chế độ phong kiến của quân xâm lược Trung Hoa từ hàng trăm năm trước, vốn nằm trong những tuyên ngôn đấu tranh cần tiêu diệt của Đảng Cộng Sản VN, nay là hiện thân Chính quyền Việt Nam.

Facebook Tuấn Khanh

Ca sĩ Anh Thư đoạt giải trong cuộc thi giọng ca vàng của SBTN
0

Tân Ngoại trưởng Mỹ và vấn đề nhân quyền Việt Nam

2013-02-12
Đối với những người quan tâm đến tình hình Việt Nam, việc Thượng nghị sĩ John Kerry được chọn làm Ngoại trưởng Mỹ đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến thái độ và cách tiếp cận của ông với tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

AFP photo
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 06/2/2013. Ông đã chính thức tuyên thệ nhậm chức ngày 01 tháng 2 năm 2013.
Những thắc mắc hay thậm chí nghi ngờ này có những căn cứ nhất định, xuất phát từ mối quan hệ lâu dài giữa tân Ngoại trưởng Mỹ và Việt Nam trong quá khứ.

Thách thức tân ngoại trưởng

Ngày 1 tháng 2 năm 2013, Thượng nghị sĩ John Kerry chính thức tuyên thệ trở thành Ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ. Ông là một trong không nhiều thượng nghị sĩ đã có gắn bó lâu dài với Việt Nam, và không ít thì nhiều cũng dành được những cảm tình nhất định từ phía chính quyền Việt Nam vì những đóng góp không nhỏ trong việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Tuy nhiên, ngay trước khi vị tân Ngoại trưởng lên nhậm chức, tình hình Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhất là vấn đề nhân quyền đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là xuống dốc trong những năm trở lại đây. Đây là một thách thức không nhỏ cho vị tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ, trong khi cả Mỹ và Việt Nam đang hướng tới việc đưa mối quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược.
Nhận định về nhiệm kỳ tới của ông John Kerry, giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam, đã viết trên trang blog cá nhân của mình vào ngày 6 tháng 2 như sau:
Nhiệm kỳ tới của Thượng Nghị sĩ John Kerry sẽ phản ánh những ưu tiên của Tổng thống Obama và những di sản do Ngoại trưởng Hillary Clinton để lại. Vào năm 2010, Tạp chí Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Hoa kỳ đã xếp Việt Nam vào một trong ba đối tác chiến lược tiềm năng tại Đông Nam Á. Hai nước kia là Malaysia và Indonesia…. Việt Nam là một quốc gia trung bình đang nổi lên trong khu vực và sẽ giữ một vị trí quan trọng với Mỹ bởi vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
Tuy nhiên, chỉ 1 ngày trước khi vị tân Ngoại trưởng Mỹ tuyên thệ nhậm chức, một báo cáo dài 8 trang của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế công bố cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2012 đã trở nên tồi tệ. Báo cáo viết: ‘nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp trong ôn hòa; họ trừng phạt những người đặt vấn đề với chính quyền về chính sách, vạch trần tham nhũng, hoặc kêu gọi một giải pháp dân chủ thay thể chế độc đảng. Công an thường xuyên quấy nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động và gia đình của họ. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt giam các nhà tranh đấu, biệt giam họ lâu dài mà không xét xử bằng  pháp luật, không cho gia đình viếng thăm, tra tấn và truy tố họ tại những tòa án được đảng hướng dẫn để kết án tù dài hạn với tội danh vi phạm luật an ninh quốc gia rất mơ hồ’.
Theo báo cáo của tổ chức này, trong năm 2012, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác.
Theo Giáo sư Carl Thayer thì tình hình nhân quyền đang xuống dốc tại Việt Nam là một cản trở, khiến cho những đối thoại đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam phải chững lại. Vì vậy ông Kerry sẽ phải duy trì sức ép lên Hà Nội để đảo ngược chiều hướng này.

Gây sức ép hay thuyết phục Việt Nam?

Thượng nghị sĩ John Kerry vốn là người đã có gắn bó lâu dài với Việt Nam kể từ cuộc chiến Việt Nam hồi những năm 1960 và ông đã từng được tặng huân chương vì những hành động anh hùng khi tham chiến tại đây. Trở về Mỹ, ông là người tích cực tham gia phản chiến. Đầu những năm 1990 ông là một trong số ít các thượng nghị sĩ góp phần xây dựng mối quan hệ hai nước từng là cựu thù của nhau. Ông cũng đã từng đến thăm Việt Nam nhiều lần. Những gắn bó này đã giúp ông tạo dựng được mối quan hệ có thể nói là khá tốt đẹp với giới lãnh đạo Việt Nam. Điều này cũng có ảnh hưởng phần nào tới cách ông tiếp cận và làm việc với giới lãnh đạo tại Việt Nam về những vấn đề quan trọng. Giáo sư Carl Thayer nhận xét về điều này trên trang blog của mình:
Ngoại trưởng Kerry có kinh nghiệm làm việc đáng kể với giới lãnh đạo Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Hơn nữa, là một thành viên và sau đó là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, ông đã gặp tất cả các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam khi họ đến thăm Mỹ. Thượng nghị sĩ Kerry sẽ có thể có những đánh giá độc lập về tính cách, giá trị và mục đích của họ. Và bởi Việt Nam có vai trò quan trọng trong các mối quan hệ cá nhân của ông, điều này sẽ có lợi cho Ngoại trưởng Kerry khi ông dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN sắp tới.
nguyen-q-quan-250.jpg
TS Nguyễn Quốc Quân (giữa) được chào đón tại sân bay quốc tế Los Angeles ở California vào ngày 30 tháng 01 năm 2013. AFP photo
Thế nhưng Ngoại trưởng Kerry cũng là người thực tế. Ông đã từng nói ‘ở đâu có quyền lợi chung thì cả Mỹ và Việt Nam có thể làm việc cùng nhau’. Mỹ nhìn thấy ở Việt Nam một đối tác chiến lược tiềm năng trong khu vực trước một Trung Quốc đang trỗi dậy thách thức vị trí hàng đầu của Mỹ trên thế giới. Còn Việt Nam nhìn thấy ở Mỹ một thị trường lớn. Theo dự báo của Bộ thương mại Mỹ vào năm ngoái, kim ngạch hai chiều Mỹ Việt đạt khoảng hơn 24 tỷ đô la trong năm 2012. Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ lớn nhất cho xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch hơn 14 tỷ đô la trong năm 2012.
Thực tế này cũng làm một số người lo ngại vị tân Ngoại trưởng vì quyền lợi của nước Mỹ sẽ có thể bỏ qua vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông David Brown, một nhà cựu ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, nhận xét:
Tất nhiên, ông ấy sẽ thúc giục Việt Nam phải đảm bảo quyền tự do được quy định trong hiến pháp và cam kết của Việt Nam khi tham gia vào Tuyên bố về nhân quyền của Liên hiệp quốc….Ông ấy biết là các lãnh đạo Việt Nam muốn có hợp tác chặt chẽ hơn trong trao đổi quân sự, phát triển năng lượng hạt nhân và mở cửa thị trường. Với những kinh nghiệm lâu năm khi còn là thành viên trong Quốc hội, ông ấy có thể giải thích với đối tác Việt Nam rằng có nhiều dân biểu và nghị sĩ quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đến mức nó có thể cản trở mối quan hệ chặt chẽ hơn mà các lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm.
Theo tôi nghĩ ông Kerry với những liên hệ tốt đẹp với nhà cầm quyền cộng sản, và bây giờ ở vị trí ngoại trưởng thì ông có thể làm được nhiều việc hơn cho vấn đề nhân quyền Việt Nam.
BS Nguyễn Quốc Quân
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ cao trào nhân bản, tại tiểu bang Virginia, rất có thể vị tân Ngoại trưởng sẽ tiếp cận Việt Nam theo hướng mềm mỏng về vấn đề nhân quyền. Ông nói:
Tôi có liên lạc và nói chuyện với cố vấn của ông Kerry, và tôi có than phiền và được họ trả lời là họ vẫn can thiệp nhân quyền nhưng họ chủ trương đường lối khác, thuyết phục và không làm cộng sản Việt Nam mất mặt. Theo tôi nghĩ ông Kerry với những liên hệ tốt đẹp với nhà cầm quyền cộng sản, và bây giờ ở vị trí ngoại trưởng thì ông có thể làm được nhiều việc hơn cho vấn đề nhân quyền Việt Nam. Điển hình là khi ông vừa nhậm chức thì có thả luật sư Lê Công Định và tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.
Hôm 30 tháng 1 vừa qua, Việt Nam đã trả tự do cho nhà vận động nhân quyền Việt kiều Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân sau khi giam giữ ông 9 tháng. Sau đó vào ngày 6 tháng 2, Việt Nam tiếp tục trả tự do cho một nhà hoạt động xã hội khác, luật sư Lê Công Định.
Rõ ràng, những kinh nghiệm làm việc với Việt Nam trong quá khứ đang là một điểm lợi cho vị tân Ngoại trưởng Mỹ. Nó có thể làm một số người lo lắng cho rằng mối quan hệ cá nhân của ông với Việt Nam sẽ có thể làm ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng. Tuy nhiên, nói như nhận xét của giáo sư Carl Thayer, ông John Kerry cũng giống như Thượng nghị sĩ John McCain, sẽ không để tình cảm riêng tư ảnh hưởng đến đánh giá của mình. Ông John Kerry là người phản chiến nhưng chắc chắn không phải là người theo cộng sản.

Bài liên Quan cũ hơn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
0
XUÂN NÀO CON MỚI VỀ






                                  

                                        
                                                          Cây nữ hoàng mai - tác giả chụp lúc ngồi trên tàu lửa từ Bangkok xuống quê
 
Ba xuân viễn xứ
Con mãi lênh đênh
Con mãi mịt mờ
Mẹ héo từng đêm
Cha ngóng từng gi
Mắt rưng rưng ...
Đợi con về.
Trên tàu điện, dưới xe lửa
Đã bao lần
Cha đợi con
Ngỏ vào nhà…
Sâu Thẳm
Hàng mai cha lẩy lá
Trổ nụ
Hoa nở ,tàn..
Xuân đến
Xuân đi …
Con vẫn lênh đênh
Con vẫn chưa về
Để mẹ chờ mong,
Xuân buồn
Xuân cứ qua…
Mẹ quê hương
Mong mỏi chúng con về.

(Xuân Viễn Xứ - Dominic Levan )

Hai mươi lăm tháng chạp, Thằng bạn mới xa quê hương cái tết đầu tiên, điện thoại kêu qua nó gói bánh tét để cúng Ba nó ,(thay gì ở Sài gòn đi tảo mộ). Lúc sáng tôi bận đi nhà thờ lãnh gạo, khi về đến nơi thì một chị hàng xóm cũng đã gói xong 24 đòn bánh tét. Phần con lại tôi gói 24 cái bánh ít … nấu bánh tét và hấp bánh ít là nhiệm vụ của tôi ,xong lại chia mỗi người vài cái ăn gọi là..)


Tàu đến ga xuống
Tết năm rồi nó được hết hạn  từ cái nhà tù nhỏ , sau 6 năm tù của nhà cầm quyền vì tội yêu nước - tự do dân chủ - dân quyền cho quê hương Việt Nam.Tết này, cái tết xa Tổ quốc đầu tiên của nó. Thiệt tình với tôi, cái tết thứ 3 mới biết thế nào là Tết ở xứ người. Hai cái tết trước tôi ở chung với cộng đồng người Srilanka và Pakistan. Nên đêm giao thừa với tôi chỉ hồi tưởng về Việt Nam mà thôi.

Trưa 27 cuối năm, nó  rủ xuống quê gói bánh tét cho anh em xa nhà ăn tết cho vui. Nghe nói xuống quê là tôi khoái liền, Ok mey  ?( tiếng Thái)  OK . Chiều tối 27 tôi phải qua chỗ nó ngđể sáng sớm mai lên đường cho kịp giờ. Mấy chúng tôi tháp tùng đi , có 4 người, hai thằng tui , một chị hàng xóm cùng con trai 12 tuổi , đón xe Bus từ chở ở ra ga xe lửa , cho kịp thời gian lúc hơn 8 giờ sáng. Ngồi xe lửa mấy tiếng đồng hồ mới đến một thị trấn nhỏ , rồi đón xe sỏng thẻo ( giống xe lam ở sài gòn) là đến nơi.

Xe tuktuk vô chợ quê
Ở Thailand, có xe bus , xe lửa miễn phí thiệt ớng. Mà xe thì cứ chạy suốt ngày suốt đêm, không phải sợ hết xe. Nghĩ ở một nước tự do sát cạnh nước mình mà người ta nhìn thấy ham, không biết nước mình bao giờ mới kịp người ta.


Ngồi trên xe lửa tha hồ ngắm cảnh, ruộng vườn, cây cối, chim cò, đường cao tốc….vvvv . Cái gì cũng phê cũng sướng.ớc Thái có Vua, chính phủ người ta biết lo cho dân, đăt quyền lợi của dân là trên hết. Nhìn nước bạn mà thương cho dân tộc mình, một đất nước đa nguyên đa đảng., người dân được mọi quyền tự do nói lên tiếng nói của mình khi lãnh đạo của họ làm sai, mà lãnh đạo họ biết lằng nghe dân mà sửa sai, còn nước mình thì ngược lại.

Người dân họ rất ý thức, làm gì cũng xếp hàng và đợi đến phiên mình, không ồn ào không chen lấn, từ xe bus, xe van( lốt tú) xe lửa hay 
bất cứ mua cái gì , hay làm cái gì hđều xếp hàng ngăn nắp trật tự. Đó là họ có một nền giáo dục nhân bản tốt, ý thức tự do , tự làm 
Gói bánh tét
chủ mình và mọi người quanh họ.Không gian tham, không móc túi ( ở Việt nam như thế là bị móc sạch không còn một xu ăn tết).
 buột bánh

                                                             


Nấu bánh tét xa quê

Tôi lại lung tung một chút, giờ quay lại
chuyên  đi xe lửa. Chúng tôi đến một nhà ga xe lửa cũng náo nhiệt , đông người, nhưng không ồn ào, bát nháo giống như nhà các nhà ga xe lửa ở Việt nam mà tôi đã từng có dịp đi. Họ có cảnh sát dân sự, cảnh sát hỏa xa, bảo vệ nhà ga, canh sát làm nhiệm vụ khi đoàn tàu đến bất kỳ một ga lớn nhỏ nào. Từ Bangkok đến nơi để tôi gói bánh tét và cùng vui tết với anh em đồng hương Việt Nam, tôi đếm đến khoảng trên hai mươi mấy cái ga dừng( Stop station) Ga nào cũng thế nhẹ nhàng và lịch thiệp đó là bản chất và nét văn hóa của người dânThái.






Cảnh chợ tết  vùng quê Thái Lan






Sau ba năm được gói bánh tét, giờ là niềm vui nhất của tôi là được phục vụ gói bằng cả tấm lòng  

Mấy đứa trẻ con nít lên năm lên mười khi gặp một người Việt Nam , các cháu rất thân thiện và gần gũi như đã gặp từ bao giờ. Trẻ con quấn quýt lăn xăn chạy tới  chạy lui vui  mở hội (người ta thường nói “vui như Tết”  đó sao ? Tết với người Việt Nam như huyền thoại, đã quá! chẳng bao giờ quên được, càng nhớ nhiều những cái Tết khi còn ở Việt Nam, ký ức trở về dồn dập bao hình ảnh dấu yêu, buồn nhớ lẫn lộn tiếc nuối. 


Chúng tôi lần đầu tiên được tự do đốt pháo để 
Chuẩn bị đốt pháo
đưa rước ông bà cùng văn tết với con cháu
 trọng những ngày cuối năm và đón giao thừa
 như cách đây 20 năm  quê hương mình vắng
 tiếng phải vào dịp tết cổ truyền của dân tộc .

 Chu kỳ hàng năm, xuân- h- thu- đông  rồi quay lại đến Tết. Cứ gần Tết ta nghe nhiều lời quen quen “mới đây lại sắp Tết” hay “Tết đến sau lưng”… Có lẽ ai trải qua phần đời tuổi thơ, đều mong chóng đến Tết, đếm ngược từng ngày còn bao nhiêu ngày Tết đến. Ước mơ con nít như nhau trong ngày Tết: được nhiều tiền lì xì, ăn ngon, mặc áo mới, đi chơi đây đó, nhiều đứa nghịch ngợm còn mong khỏi bị mắng trong mấy ngày đầu năm. Ôi ! Một thời trẻ thơ đã qua, cả khung trời kỷ niệm.


Đốt pháo đón ông bà
Mỗi khoảnh khắc thời gian, năm tháng với từng người, vui buồn, đau khổ hạnh phúc không ai giống ai, nhưng kỷ niệm ấu thơ, thời đi học thường có nhiều điểm chung, phần đời người khác như giống phần đời mình trong đó. Không ai có thể quên những cái Tết thời cắp sách, tuổi thơ đã xa lâu lắm rồi mà khi hoài niệm lòng vẫn xao xuyến vấn vương.

Con cháu chúng ta bây giờ hưởng nhiều tiện nghi văn minh vật chất, cuộc sống xã hội Việt Nam cũng đỡ cơ cực hơn thời ông bà cha mẹ ta sống nhưng sẽ không bao giờ có được những cái Tết hương vị đậm đà, ý nghĩa thiêng liêng. Tết thời hiện đại, cuộc sống chạy đua với nhu cầu kinh tế thực dụng mất dần đi cái hồn của Tết, đó là những mỹ tục, truyền thống tốt đẹp xa xưa nhung nhớ một thời. Tết quê nhà còn dần thay đổi, huống gì cái Tết nơi đất khách quê người, cũng ăn Tết, chúc Tết, ước mơ hy vọng… nhưng không gian nơi chốn không thể làm nên cái không khí Tết quê Việt.

Đã mấy năm qua, ăn Tết Việt trên quê người, lòng tha hương vẫn thả hồn mơ về Việt Nam, được ăn cái Tết quê hương với gia đình thương yêu ruột thịt quả thật khó khăn chẳng đi đâu ra khỏi nhà.
Nói đến Tết, nói đến đoàn tụ yêu thương, Tết là nghĩ đến người khác hơn là nghĩ về mình, nghĩ đến người thân trong gia đình, tiêu biểu của tấm lòng hy sinh đó không ai sánh được với lòng mẹ. Người mẹ hiền vất vả, quanh năm chắt chiu từng đồng tiền nhỏ bé cho con cái có được tấm áo mới, đôi giầy đẹp, bữa cơm ngon trong ngày Tết. Người mẹ lo toan mua sắm quà cáp biếu tặng người thân sao tròn thảo hiếu, người mẹ đảm đang bày vẽ bánh trái, trang trí khung cảnh gia đình ngày Tết thiêng liêng, không có ai chu đáo hơn bàn tay của mẹ. Lòng hy sinh càng rõ nét trong những gia đình nghèo,những tất tả ngược xuôi trước đó cả mấy tháng để lo lắng cho gia đình đỡ tủi phận và con cái bớt thua kém bạn bè vào ngày Tết.

Chợ tết người Hoa ở  Thái Lan
Tết người giàu lo ăn chơi hưởng thụ, tiêu tiền cho xứng với phong cách nhà giàu, những người lao động nghèo, công nhân viên chức là nỗi lo, càng chất chồng phiền muộn hơn với những bậc làm cha mẹ. Năm nay giao thừa vào 29 Tết, vì tháng Chạp thiếu ngày 30, những năm còn phụ buôn bán với mẹ, tôi đã nghe nhiều lời than phiền của mẹ và bạn hàng vì buôn bán sẽ mất hết một ngày, sau tết, nhiều người hết tiền, chẳng mua bán gì cả.

Gần cuối năm, nhiều biến động ở Việt Nam về đời sống kinh tế ảnh hưởng đến nhiều người, nhất là những người lao động nghèo. Cuộc sống ngày càng khó khăn, người lao động nghèo đã khổ vì thua thiệt, hèn kém, nhưng càng đau khổ hơn bởi luật pháp bất công, những người yêu nước, đấu tranh cho công bằng xã hội, công lý sự thật bị cầm tù. Người tù đã đau khổ, tuyệt vọng, mất hết tương lai nhưng thân nhân của họ cũng đau khổ không kém, đặc biệt là trái tim người mẹ, người vợ thủy chung, họ đã hy sinh gia đình cho tương lai của đất nước, những hoạn nạn đau thương mà con em họ phải chịu hy vọng đất nước sẽ có mùa xuân tươi sáng, những cánh én báo tin vui mùa xuân dân chủ, tự do trên đất nước đang trở về được đổi bằng những năm tháng ưu phiền cõi lòng người mẹ người vợ thương yêu.

Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái.
Trang trí khu vui chơi tết
một khu người hoa ở tỉnh lẻ Thailand
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi.   
Đứa con trai tù tội mấy phen rồi.
Hàng nước mắt chảy giòng trên má m.
( Mẹ Tôi – Nguyễn Chí Thiện )

Xuân viễn xứ nhớ mẹ như bao người xa quê hương khác, sánh sao bằng nỗi nhớ thương của nhiều chiến sĩ dân chủ đang bị cầm tù trên quê hương ta. Trong họ, tình yêu mẹ thiêng liêng đã hiến thân hòa quyện vào lòng yêu đất nước dân tộc. Đất nước tôi có biết bao bà mẹ đã đi vào huyền thoại hùng sử dân tộc, đẹp ở lòng chung thủy, đức hy sinh một đời vì gia đình chồng con, đau trong nỗi đau thân phận đất nước.

Cùng với những người mẹ các chiến sĩ dân chủ đang bị cầm tù vì bản án bất công, dám đương đầu chiến đấu với sự ác để sự thiện chớm nở trong mùa xuân dân tộc, chúng ta cùng hướng về Mẹ Maria, cầu xin Mẹ nâng đỡ những hoàn cảnh thương đau, mọi con người tha thiết với non sông, như xưa Mẹ đã dâng Chúa Giê-Su con của Mẹ núi sọ, cùng dâng lên Mẹ những đau thương của dân tộc, xin Mẹ ban ơn đến từng tâm hồn để chúng ta luôn mãi là mùa xuân của tha nhân, mùa xuân của đất nước và hy vọng.

 Le Van Quoc - Bangkok ,Mùng 3 Tết 2013.
0


Tất Niên

TẢN MẠN NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM XA QUÊ

Quê hương là cái gì xa xđối với những ai đã từng xa nó, xa quê hương vì một lý do gì đó, hay một hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà người ta không còn dịp để trở về đoàn tụ với ông bà cha mẹ hay gia tộc khi những ngày cuối cùng của một năm, và những ngày bắt đầu của năm mới.

Là người Việt Nam, mang dòng máu con cháu Lạc- Hồng thì chí ít ai cũng phải nhớ và hướng về quê hương , dân tộc và cội nguồn. Những ai đã hơn một lần vắng nhà trong những ngày cuối năm , giáp tiết (tết) thì mới hiểu được nỗi lòng của những người ấy.

Riêng chúng tôi, những người đã chấp nhận hoàn cảnh ly tán đó , vì vận mệnh của một dân tộc Việt nam, cũng không khác gì những người đi trước cũng phải quên đi những nỗi nhớ nhung trước những ngày cuối năm.

Chúng tôi đã , đang ở xứ người năm nay 1, 2, 3, 4, 5… thậm chí 15, 20 năm xa quê hương, xa bạn bè, xa tất cả mọi thứ, chợ tết quê hương chỉ còn trong nỗi nhớ của chúng tôi. Năm nay cuối cùng chúng tôi cũng xúm lại dăm ba anh em, chuẩn bị mọi thứ cho cái gọi là không khí tết.

Ngày 24 , chúng tôi đã gói bánh tét, bánh ít , rồi ngồi bên bếp than hồng trên lầu thượng để  nấu nồi bánh tét , hấp bánh ít cho xong, rồi chia nhau mỗi người vài cái ăn để gọi là nhớ mùi vị tết của quê hương.

Ngày 25, Tôi phụ trách lặn lội đi chợ mua vài ký thịt, vài thứ hoa quả, rau trứng, về làm một nồi thịt kho trứng to tướng đăn vào ngày tết.

Ngày 26, tôi chạy đi một chợ xa hơn tìm mua củ kiệu, củ hành để làm dưa kiệu dưa món đăn mấy ngày tết, cho anh em tiếp nhau bằng một bữa cơm xa xứ.

Ngày 27, chúng tôi lang thang tìm coi có cái chợ Việt nam ở đây không, đi mãi mà chẳng tìm ra , về nhà chập tối rồi ăn chút cơm .nghỉ ngơi để sáng sớn đón xe đi xuống thăm anh em ở tỉnh lỵ ăn tết thế nào.

Chúng tôi sẽ kể cho quý cô bác ,anh chị đọc giả lần tới nghen. Kính Chúc Quý Bà con xa gần, Một Năm Mới an lành. Một Mùa Xuân thịnh vượng.

Kính Chào. Tết ...Tết ..Tết .Tết .Tết


Dom. Khuất Nguyên -24 Tháng Chạp 2012
^Xem Lại Trên