XUÂN NÀO CON MỚI VỀ
Con mãi lênh đênh
Con mãi mịt mờ
Mẹ héo từng đêm
Cha ngóng từng giờ
Mắt rưng rưng ...
Đợi con về.
Cha
đợi con
Ngỏ vào nhà…
Sâu
Thẳm …
Hàng
mai cha lẩy lá
Trổ nụ
Hoa nở ,tàn..
Xuân
đến …
Xuân đi …
Con
vẫn lênh đênh
Con
vẫn chưa về
Để mẹ chờ mong,
Xuân
buồn …
Xuân cứ qua…
Mẹ quê hương
Mong
mỏi chúng con về.
(Xuân
Viễn Xứ -
Dominic Levan )
Hai mươi lăm tháng chạp, Thằng bạn mới xa quê
hương cái tết đầu tiên, điện thoại kêu qua nó gói bánh tét
để cúng Ba nó ,(thay gì ở Sài gòn đi tảo mộ). Lúc sáng tôi bận đi nhà thờ lãnh gạo, khi về đến nơi thì một chị hàng xóm cũng đã gói xong 24 đòn bánh tét. Phần
con lại tôi gói 24 cái bánh ít … nấu
bánh tét và hấp bánh ít là nhiệm vụ của tôi ,xong lại chia mỗi người vài cái ăn gọi là..)
Tết năm rồi nó được hết hạn từ cái nhà tù nhỏ , sau 6 năm
tù của nhà cầm
quyền vì tội yêu nước - tự do dân chủ - dân quyền cho quê hương Việt Nam.Tết này, cái tết xa Tổ quốc
đầu tiên của nó. Thiệt tình với tôi, cái tết thứ 3 mới biết thế nào là Tết ở xứ người. Hai cái tết trước tôi ở chung với cộng đồng người Srilanka và
Pakistan. Nên đêm giao thừa với tôi
chỉ hồi tưởng
về Việt Nam mà thôi.
Tàu đến ga xuống |
Trưa 27 cuối năm, nó rủ
xuống quê gói bánh tét cho anh em xa nhà ăn tết cho vui. Nghe nói xuống
quê là tôi khoái liền, Ok mey ?( tiếng
Thái) OK . Chiều tối 27 tôi
phải qua chỗ nó ngủ để sáng sớm mai lên đường cho kịp giờ. Mấy chúng tôi tháp tùng đi , có 4 người, hai thằng
tui , một chị hàng xóm cùng con trai 12 tuổi , đón xe Bus từ
chở ở ra ga xe lửa , cho kịp thời gian lúc hơn 8 giờ sáng. Ngồi xe lửa mấy
tiếng đồng hồ mới đến một thị trấn nhỏ , rồi đón xe sỏng thẻo ( giống xe lam ở sài gòn) là đến nơi.
Xe tuktuk vô chợ quê |
Ngồi trên xe lửa tha hồ ngắm cảnh, ruộng vườn, cây cối, chim cò, đường cao tốc….vvvv . Cái gì cũng phê cũng sướng. Nước Thái có Vua, chính phủ người ta biết lo cho dân, đăt quyền lợi của dân là trên hết. Nhìn nước bạn mà thương cho dân tộc mình, một đất nước đa nguyên đa đảng., người dân được mọi quyền tự do nói lên tiếng nói của mình khi lãnh đạo của họ làm sai, mà lãnh đạo họ biết lằng nghe dân mà sửa sai, còn nước mình thì ngược lại.
Người dân họ rất ý thức, làm gì cũng xếp hàng và đợi đến phiên mình, không ồn ào không chen lấn, từ xe bus, xe van( lốt tú) xe lửa hay
bất cứ mua cái gì , hay làm cái gì họ đều xếp hàng ngăn nắp trật tự. Đó là họ có một nền giáo dục nhân bản tốt, ý thức tự do , tự làm
Gói bánh tét |
buột bánh |
Cảnh chợ tết vùng quê Thái Lan Sau ba năm được gói bánh tét, giờ là niềm vui nhất của tôi là được phục vụ gói bằng cả tấm lòng |
Mấy đứa trẻ con nít lên năm lên mười khi gặp một người Việt
Nam , các cháu rất thân thiện và gần gũi như đã gặp từ bao
giờ. Trẻ con quấn quýt lăn xăn chạy
tới chạy lui vui mở hội (người ta thường
nói “vui như Tết” đó sao ? Tết với người Việt Nam như huyền thoại, đã quá!
chẳng bao giờ quên được, càng nhớ nhiều những cái Tết khi còn ở Việt Nam, ký ức trở về
dồn dập bao hình ảnh dấu yêu, buồn nhớ lẫn lộn tiếc nuối.
Chúng tôi lần đầu tiên được tự do đốt pháo để
Chuẩn bị đốt pháo |
đưa rước ông bà cùng về ăn tết với con cháu
trọng những ngày cuối năm và đón giao thừa
như
cách đây 20 năm quê hương mình vắng
tiếng phải vào dịp tết
cổ truyền của dân tộc .
Chu kỳ hàng năm, xuân- hạ- thu- đông rồi quay lại đến Tết. Cứ gần Tết ta nghe nhiều lời quen quen “mới đây lại sắp Tết” hay “Tết đến sau lưng”… Có lẽ ai trải qua phần đời tuổi thơ, đều mong chóng
đến Tết, đếm ngược từng ngày còn
bao nhiêu ngày Tết đến. Ước mơ con nít như nhau trong ngày Tết: được nhiều tiền lì xì, ăn ngon, mặc áo mới, đi chơi đây đó, nhiều
đứa nghịch ngợm còn mong khỏi bị
mắng trong mấy ngày đầu năm. Ôi ! Một thời trẻ thơ đã
qua, cả khung trời kỷ niệm.
Đốt pháo đón ông bà |
Mỗi khoảnh khắc thời gian,
năm tháng với từng người, vui
buồn, đau khổ hạnh phúc không ai giống ai, nhưng kỷ niệm ấu thơ, thời đi học thường có nhiều điểm chung, phần đời người khác như giống phần đời mình
trong đó. Không ai có thể quên những cái Tết thời cắp sách, tuổi thơ đã xa lâu
lắm rồi mà khi hoài niệm lòng vẫn xao xuyến vấn
vương.
Con cháu chúng ta bây giờ hưởng nhiều tiện nghi văn minh vật chất, cuộc
sống xã hội Việt Nam cũng đỡ cơ
cực hơn thời ông bà cha mẹ ta sống
nhưng sẽ không bao giờ có được những cái Tết hương vị đậm đà, ý nghĩa thiêng liêng. Tết thời hiện đại, cuộc sống chạy đua với nhu cầu kinh tế thực dụng mất
dần đi cái hồn của Tết, đó là những mỹ tục, truyền thống tốt đẹp xa xưa
nhung nhớ một thời. Tết quê nhà còn dần thay đổi, huống gì cái Tết nơi đất khách quê người,
cũng ăn Tết, chúc Tết, ước mơ hy
vọng… nhưng không gian nơi chốn không thể làm nên cái
không khí Tết quê Việt.
Đã mấy năm qua, ăn Tết Việt trên
quê người, lòng tha hương vẫn thả hồn mơ về Việt Nam, được ăn cái Tết quê hương với gia đình thương yêu ruột thịt quả thật khó khăn chẳng đi đâu ra
khỏi nhà.
Nói đến Tết, nói đến đoàn tụ yêu thương, Tết là nghĩ đến người khác
hơn là nghĩ về mình, nghĩ đến người thân trong gia đình, tiêu biểu của tấm lòng hy sinh đó không ai sánh được với lòng mẹ. Người mẹ
hiền vất vả, quanh năm chắt chiu từng đồng tiền nhỏ bé
cho con cái có được tấm áo mới, đôi giầy đẹp, bữa cơm
ngon trong ngày Tết. Người mẹ lo
toan mua sắm quà cáp biếu tặng
người thân sao tròn thảo hiếu,
người mẹ đảm đang bày vẽ bánh trái, trang trí khung cảnh gia đình ngày Tết thiêng
liêng, không có ai chu đáo hơn bàn tay của mẹ. Lòng hy sinh càng rõ nét trong những gia đình nghèo,những tất tả ngược xuôi trước đó cả mấy tháng để lo lắng cho
gia đình đỡ tủi phận và con cái bớt thua kém
bạn bè vào ngày Tết.
Chợ tết người Hoa ở Thái Lan |
Tết người giàu lo ăn chơi hưởng thụ, tiêu tiền cho xứng với phong cách nhà giàu, những người lao động nghèo, công nhân viên chức là nỗi lo, càng chất chồng phiền muộn hơn với những bậc làm cha mẹ. Năm nay giao thừa vào 29 Tết, vì tháng Chạp thiếu ngày 30, những năm còn phụ buôn bán với mẹ, tôi đã nghe nhiều lời than phiền của mẹ và bạn hàng vì buôn bán
sẽ mất hết một ngày, sau tết, nhiều người hết tiền, chẳng mua bán gì cả.
Gần cuối năm, nhiều biến động ở Việt Nam về đời
sống kinh tế ảnh hưởng đến nhiều người, nhất là những người lao động nghèo. Cuộc sống ngày càng khó khăn, người lao động nghèo đã khổ vì thua thiệt, hèn kém,
nhưng càng đau khổ hơn bởi luật pháp
bất công, những
người yêu nước, đấu tranh cho công bằng xã hội, công lý sự thật bị cầm
tù. Người tù đã đau khổ, tuyệt vọng, mất hết tương lai
nhưng thân nhân của họ cũng đau
khổ không kém, đặc biệt là trái tim người mẹ, người vợ thủy chung, họ đã hy sinh gia đình cho tương lai của đất nước,
những hoạn nạn đau thương mà con em họ phải chịu hy vọng đất nước sẽ có mùa xuân
tươi sáng, những cánh én báo tin
vui mùa xuân dân chủ, tự do trên đất nước đang trở về được đổi bằng những năm tháng
ưu phiền cõi lòng người mẹ người vợ thương yêu.
Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái.
Đứa con trai tù tội mấy phen rồi.
Hàng nước mắt chảy giòng trên má
mẹ.
( Mẹ Tôi – Nguyễn Chí Thiện )
Xuân viễn xứ nhớ mẹ như bao người xa quê hương khác, sánh sao
bằng nỗi nhớ thương của nhiều chiến sĩ dân chủ đang bị cầm tù
trên quê hương ta. Trong họ, tình
yêu mẹ thiêng liêng đã hiến thân hòa quyện vào lòng yêu đất nước dân
tộc. Đất nước tôi có biết bao bà mẹ đã đi vào huyền thoại hùng
sử dân tộc,
đẹp ở lòng chung thủy, đức hy sinh
một đời vì gia đình chồng con, đau
trong nỗi đau thân phận đất nước.
Cùng với những người mẹ các chiến sĩ dân chủ đang bị cầm tù vì bản án bất công, dám đương
đầu chiến đấu với sự ác để sự thiện chớm nở trong mùa xuân dân tộc, chúng ta cùng hướng về
Mẹ Maria, cầu xin Mẹ nâng đỡ những
hoàn cảnh thương đau, mọi con
người tha thiết với non sông, như xưa Mẹ đã dâng Chúa Giê-Su con của Mẹ núi sọ, cùng dâng lên Mẹ những đau thương của dân tộc, xin Mẹ ban ơn đến từng tâm hồn để chúng ta luôn
mãi là mùa xuân của tha nhân, mùa
xuân của đất nước và hy vọng.
Le Van Quoc - Bangkok
,Mùng 3 Tết
2013.