Hơn 100 sinh vật mới được phát hiện tại vùng Mêkông
Trong danh sách các loài mới - chủ yếu là thực vật (82 loài cây cỏ) - còn có 21 loài bò sát, 13 loài cá, 5 loài lưỡng cư (như ếch, nhái), và 5 loài có vú. Các nhà khoa học rất lý thú khi tìm ra một loài nhái sống trên cây trong các khu rừng trên núi cao miền Bắc Việt Nam. Loài này có tiếng kêu như chim hót thay vì tiếng ồm ộp thông thường của ếch nhái. Theo mô tả của các nhà khoa học, « giai điệu » của tiếng « hót » này luôn thay đổi, mỗi lần mỗi khác.
Cũng nằm trong số các động vật mới được phát hiện, còn có một loài ếch được mệnh danh là « âm dương » (yin yang frog), tên khoa học là Leptobrachium leucops, với mắt có hai màu trắng và đen, không khác gì biểu tượng bát quái trong văn hóa Đông phương. Loài ếch mới này được tìm thấy trên vùng cao nguyên Langbian ở miền Trung Việt Nam, gần Đà Lạt.
Gây ấn tượng cho các nhà khoa học còn có một loài dơi mới, được đặt một cái tên khoa học là Murina beelzebub, nghĩa là dơi quỷ xứ. Được tìm thấy ở Việt Nam, loài dơi này có mũi dài ra như một cái ống, mặt trông tương tự như hình tượng quỷ satan trong văn hóa phương Tây.
Tuy vui mừng trước việc phát hiện được nhiều sinh vật mới, Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên nhiên không che giấu nỗi lo ngại về nguy cơ các loài này sớm bị tiêu diệt do các hoạt động vô trách nhiệm của con người.
Theo hãng tin Pháp AFP, ông Nick Cox, giám đốc WWF đặc trách vùng Đại Mêkông tuyên bố : « Tin mừng là những phát hiện mới. Tin xấu là giới bảo tồn và duy trì sự bền vững môi trường ở khu vực này ngày càng gặp nhiều khó khăn ».
Theo WWF, tình trạng phá rừng, nạn săn bán trái phép và các đề án thủy điện lớn trên sông Mêkông là những mối đe dọa đối với sự đa dạng sinh học trong vùng, khiến cho nhiều loài mới được phát hiện khó tồn tại lâu dài.
Trong báo cáo của mình, WWF nêu bật là trong vỏn vẹn bốn chục năm qua, 30% rừng ở vùng Đại Mêkông đã biến mất, trong lúc nhiều loài vật bị đe dọa vì tình trạng săn bắt bất hợp pháp lấy da, thịt và làm vật nuôi.
Báo cáo cũng cảnh báo về nguy cơ đến từ đề án xây dựng đập Xayaburi trên đòng chính của sông Mêkông, đoạn chảy qua Lào. Theo ông Cox : « Đập thủy điện Xayaburi sẽ là một rào cản không thể vượt qua cho nhiều loài cá, là một bản án tử hình đối với các giống loài đã được biết đến và chưa được phát hiện ».
Nguồn : RFI Tiếng Việt
Cũng nằm trong số các động vật mới được phát hiện, còn có một loài ếch được mệnh danh là « âm dương » (yin yang frog), tên khoa học là Leptobrachium leucops, với mắt có hai màu trắng và đen, không khác gì biểu tượng bát quái trong văn hóa Đông phương. Loài ếch mới này được tìm thấy trên vùng cao nguyên Langbian ở miền Trung Việt Nam, gần Đà Lạt.
Gây ấn tượng cho các nhà khoa học còn có một loài dơi mới, được đặt một cái tên khoa học là Murina beelzebub, nghĩa là dơi quỷ xứ. Được tìm thấy ở Việt Nam, loài dơi này có mũi dài ra như một cái ống, mặt trông tương tự như hình tượng quỷ satan trong văn hóa phương Tây.
Tuy vui mừng trước việc phát hiện được nhiều sinh vật mới, Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên nhiên không che giấu nỗi lo ngại về nguy cơ các loài này sớm bị tiêu diệt do các hoạt động vô trách nhiệm của con người.
Theo hãng tin Pháp AFP, ông Nick Cox, giám đốc WWF đặc trách vùng Đại Mêkông tuyên bố : « Tin mừng là những phát hiện mới. Tin xấu là giới bảo tồn và duy trì sự bền vững môi trường ở khu vực này ngày càng gặp nhiều khó khăn ».
Theo WWF, tình trạng phá rừng, nạn săn bán trái phép và các đề án thủy điện lớn trên sông Mêkông là những mối đe dọa đối với sự đa dạng sinh học trong vùng, khiến cho nhiều loài mới được phát hiện khó tồn tại lâu dài.
Trong báo cáo của mình, WWF nêu bật là trong vỏn vẹn bốn chục năm qua, 30% rừng ở vùng Đại Mêkông đã biến mất, trong lúc nhiều loài vật bị đe dọa vì tình trạng săn bắt bất hợp pháp lấy da, thịt và làm vật nuôi.
Báo cáo cũng cảnh báo về nguy cơ đến từ đề án xây dựng đập Xayaburi trên đòng chính của sông Mêkông, đoạn chảy qua Lào. Theo ông Cox : « Đập thủy điện Xayaburi sẽ là một rào cản không thể vượt qua cho nhiều loài cá, là một bản án tử hình đối với các giống loài đã được biết đến và chưa được phát hiện ».
Nguồn : RFI Tiếng Việt