Phiên phúc thẩm bỏ túi giữ y án blogger Đinh Đăng Định
Phiên phúc thẩm bỏ túi giữ y án blogger Đinh Đăng Định
Đăng ngày 20/11/2012, cập nhật 21/11/2012 - Lại một hành động nữa của công lý chiếu lệ, một tòa án ở tỉnh Đắk Nông chỉ mất 45 phút vào hôm nay để phán quyết bản án 6 năm tù giam blogger Đinh Đăng Định.
Phóng viên Không Biên giới kinh hoàng trước quyết định này và kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng phản ứng.
“Chúng tôi kêu gọi Catherine Ashton, đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu về đối ngoại, hãy lên án các bản án mới đây của Việt Nam dành cho những người bất đồng chính kiến online và blogger”, Phóng viên Không Biên giới nói.“Nếu sự đàn áp này tiếp tục thì chẳng bao lâu sẽ không còn ai phản ảnh tình hình nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ở đất nước này” .
Trong buổi xét xử ngày hôm nay, vợ và con gái ông được phép tham dự, ông Định quả quyết rằng ông đã “không làm điều gì có tội” bởi vì ông chỉ sử dụng quyền của ông về “tự do ngôn luận, như đã được bảo đảm bởi Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”.
Ông cũng tố cáo cảnh sát gây sức ép ông phải ký một bản nhận tội trong tháng hai bằng cách nói với ông rằng ông sẽ được “sự khoan hồng và giảm án”.
TÒA ÁN XÉT XỬ PHÚC THẨM BLOGGER ĐINH ĐĂNG ĐỊNH
Ngày 20/11/2012 - Phóng viên Không Biên giới kêu gọi các cơ quan xét xử đừng biến phiên tòa phúc thẩm của blogger Đinh Đăng Định thành một vở hài kịch như lần sơ thẩm vào tháng 8 vừa qua với bản án 6 năm về tội tuyên truyền chống chính phủ.
Tòa án dự kiến mở phúc thẩm vào ngày mai.
“Chúng tôi kêu gọi tòa án đảo ngược sự buộc tội ông Định và thả ông vô điều kiện”, Phóng viên Không Biên giới cho biết. “Sử dụng Điều 88 để kết tội ông ta là một sự vi phạm pháp luật. Và tình trạng sức khỏe đáng lo ngại của ông cần phải được điều trị ngay lập tức trong khi các nhà tù của Việt Nam không thể đáp ứng”.
Theo những thông tin Phóng viên Không Biên giới nhận được, ông Định đã bị ngược đãi bởi các cán bộ quản giáo trại giam. Lo lắng về sức khỏe của ông, vợ ông đã gửi một đơn xin nhập viện cho ban quản lý trại và cảnh sát. Đơn xin càng chính đáng hơn nữa khi cán bộ quản giáo trại giam thường hạn chế điều trị cho các tù nhân chính trị nếu họ từ chối thú nhận tội.
Tòa án Đắk Nông ở miền Trung đã kết án ông Định vào ngày 10 tháng 8 theo quy định tại Điều 88-1 (c) của bộ luật hình sự liên quan đến các bài báo ông viết về các quan chức tham nhũng và về các mỏ bauxite khai thác bởi các công ty Trung Quốc tại Việt Nam. Gia đình ông không có đủ khả năng thuê luật sư và phiên tòa kéo dài chỉ ba tiếng đồng hồ.
Nhiều người bất đồng chính kiến online và các blogger cũng đã bị đối xử tương tự. Ngày 11 tháng 8, tòa án Hà Nội đã kết án blogger Lê Thanh Tùng 5 năm tù giam và 4 năm quản thúc tại gia theo quy định tại Điều 88.
Nguyễn Văn Hải (người sử dụng tên blog Điếu Cày) đã bị kết án đến 12 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia. Tạ Phong Tần, một blogger nữ, đã bị kết án 10 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia. Và ông Phan Thanh Hải (được biết đến với tên blog Anh Ba Sài Gòn), là người duy nhất nhận tội, đã nhận 4 năm tù giam và ba năm quản thúc tại gia. Một blogger khác, Paulus Lê Sơn, cũng vẫn còn bị tạm giam.
Bởi vì sử dụng hệ thống kiểm duyệt mạng, Việt Nam nằm trong danh sách “Kẻ thù của Internet” của tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Hiện nay, VN là nhà tù lớn thứ ba thế giới dành cho cư dân mạng (sau Trung Quốc và Iran), với ít nhất 19 blogger và người bất đồng chính kiến online đang bị giam giữ.