Điểm Tin Cập Nhật

0
China, a powerhouse nation valued at one hundred thousand dollars

Bangladesh is a country with a population of 147 million in South Asia. After the “civil war” with Pakistan for the numerous reasons including culture, religion, and geography, Bangladesh was formally established in 1971. Economically, Bangladesh is ranked 151 in the world, and therefore is considered a very poor nation. Millions of Bangladesh children are still malnourished. Not only that, the surrounding countries are also poor; thus their trade and economic relations in the region still are not well developed.

But when Hurricane Katrina destroyed New Orleans, Louisiana in the August of 2005, Bangladesh was one of the first countries to respond with care in term of manpower and financial assistance. Bangladesh government has donated $1 million to Katrina victims and was willing to offer their experts to build dikes in New Orleans in which they have experience.

Some said that Bangladesh donating one million dollars to the US is like "a grain of salt in the sea." Others said that it was an investment on humanity. A poor and flood-prone country like Bangladesh, that donated money, perhaps will be given back by the US. It is just a matter of time; perhaps it will be with both capital and interest.

However, the vast majority of commentators agreed, politically and economically, that the Bangladesh government gesture has revealed the compassion of its people who have suffered in similar situations. In 1974, the newly formed Bangladesh has suffered one of the biggest floods in the history of mankind, with nearly 30 thousands people dead. The monsoon/rainy season lasts throughout the country for months as we often see on the devastated TV reports about these catastrophic events. No one understands the heart of suffering people, who bear the damage of floods yearly, as the people of Bangladesh.

On November 4th, the super typhoon Haiyan, or Yolanda called by the Filipinos, was warned. On the 7th of November, the Philippines President, Benigno Aquino III urged the people in affected regions to evacuate. However, so many people didn’t receive orders, nor had anywhere to take refuge. After just a few hours, at 6AM, the super typhoon with wind speed of 275 kilometers hit the inland.

According to the estimates of different international volunteer agencies, tens of thousands of people in the central Philippine islands were dead. Leyte Island alone had 10 thousand people who had died. According to the estimates of the National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) of Philippine government, about 9.5 million people were affected, and there were 630 thousand people who were homeless. According to CNN reporters on the scene, “many villages have become mass graves and survivors drink coconut to survive.” With a wind speed of 275 km/hr, the loss of life and property will eventually be much higher than estimated numbers.

In the crumbling ruins caused by super-typhoon Haiyan, the seeds of compassion were being sown. Hundreds of countries, thousands of charities around the world, flocked to the Philippines with not only medicine, clothes, and food, but also human power to contribute to the wound healing process. Hours after the storm, the U.S. government announced the emergency aid of $20 million; England donated $16 million, and Japan donated $10 million. For the US, that is just the cash money, in addition, the aircraft carriers HMS Illustrious of the British, and the American USS George Washington aircraft carried medications and essential items to the Philippines. And China, which has the second largest economy in the world, donated just one hundred thousand dollars ($100,000).

Companies such as IKEA, committed $2.7 million, Coco - Cola pledged $2.5 million, the amount of aid from China, the second largest economy in the world, may be lower than the amount of Vietnamese boat people and Vietnamese overseas’ contributions. The Times magazine commented that 100 thousand dollars is an insult to the Philippines. Before the reactions of world’s opinion, China has recently increased aid to $1.64 million, but that is not in cash money, but the value of the blanket and mats. The items were labeled "Made in China”; this term only has a fear factor in it.

Many commentators criticized that the Chinese Communist Government supported only about 6% of New Zealand’s promised pledge, but no one understands why the Chinese leaders could do such a thing. Perhaps they do not know what shame is. Even the Global Times, a leaning extreme nationalism, also commented on writing in the November 12, 2013, "China, as a responsible powerful nation, should be involved in the relief operations to help victims of its neighboring country. If China humiliated the Philippines this time, China will be in a great loss."

Chinese leaders are not aware of it, but today China is not the Communist China in which Zhou Enlai had vowed to side with the poor and oppressed neighbors in the Bandung Conference in Indonesia in 1955. China today is not the China that Deng Xiaoping had promised to share and help with Southeast Asian nations with his sweet words during the 1978’s visits. The hard times are past and the prosperous future is approaching. Chinese leaders today maybe are a bunch of arrogant individuals, who were unfurled by the flag of the Chinese nationalists and whose neo policies will be the oil pan for World War III that might originate in Asia.

More than anyone else, Chinese leaders should know that 3 out of the 20 largest floods in humanity happened in China, with about three million people who died in the flood of 1931, two million people died in the flood of 1887, and about seven hundred thousand people died in the 1938 flood, but essentially, the despicable and arrogant communist leaders killed the compassionate characteristics of its innocent people. They also applied a layer of black ash on thousands of years in Chinese culture and people. The current Chinese leaders can also ruin the image of a whole country with the second largest economy in the world.

China is one of the countries with the largest gold reserves in the world; it is the world's largest creditor and their GDP will likely surpass the U.S. in 2020 with an estimated $24 trillion. China has many “firsts”, but that does not make the value of a country, it does not deserve the respect of the humanity because the value of a country is not determined by its wealth, but by its ethical standards, democracy, civilization and culture.

When discussing the qualities to become a great and respected nation, writer Thomas Fann, in a brilliant essay, outlined 10 major standards including: freedom, justice, honor, ethics, compassion, honesty, life values, creativity, excellence, and the protection of the environment for future generations. Fann Thomas insisted on thinking of future generations when he told the Disney Land story. Walt Disney died five years before the Disney World’s grand opening in Florida. During the opening ceremony, some wished that he had lived to see this magical children's splendor world today. In fact, with foresight and ahead-of-our-time thinking, Walt Disney already saw the radiant smiles, the playful eyes of children long before the opening of Disney Land.

China does not meet any of these ten mentioned qualities. But if the ranking must taking place, the Communist Chinese would probably be ranked with contemporaries of the primitive tribal groups/cannibals living scattered in the wild forests in the Congo, the West Indies and the Amazon.

Why?

Not long ago, China was one of the few countries where parents have to survive on their own offspring. Not long ago, there were more than thirty million Chinese people dead because of hunger; they survived relying on each other’s own flesh during “Great Leap Forward” and the “Cultural Revolution” or the period in which people had to bring pots and pans to "cast steel" as advocated by Mao Zedong’s policies. And not just in the last 40 years, even today, while the vast majority of humanity has survived and passed a brutal period of thousands of years, in China the practice of consuming offspring is existed and considered a luxury food. The Next Magazine, which is based in Hong Kong, said that in China, the fetus-consumption is a popular food.

In May, 2012, the Washington Times, a writer and researcher Youngbee Dale said  South Korea authority have seized 17 thousand of pills manufactured from fetuses produced in China. One-child policy has forced couples to choose abortion at a very late stage when knowing the unborn child is a girl. South Korean TV station showed a horror documentary, in which Chinese doctors performed abortions and dined fetal right on the spot. Another Chinese doctor preserved the fetus in the fridge like a piece of meat or fish. The cannibalism occurs in many parts of the primitive tribes in Africa, South America, but cannibalism is allowed and is happening in the homeland of Xi Jinping.

China, as an economic powerhouse and adapting the international political practices, must behave as a powerhouse nation, whatever it might be to a friend or foe. But no, Chinese leaders have no heart, humanity nor show interested in the country's image. For them, money is a weapon, a walking stick. Philippines is a nation--disputed with China over sovereignty of the South China Sea-- suffering more with her dying boys in Tacloban.

Chinese leaders like Ba Duong once said this remark about his country: "Westerners can fight and broken their heads, they can still shake hands, but when the Chinese fight each others, they still see each other as the enemy for a lifetime, sometimes even for generations."

Why so the Japanese not hate the U.S. even though the U.S. has dropped two atomic bombs that killed 240 thousand people in two Japanese islands Hiroshima and Nagasaki? Because they knew it is history. People and nations can’t take back the past and can only overcome their pain; by learning from the past, people and nations can build a better future for generations to come. China is a different story. The hundred-years-old disgraces were recorded boldly at the beginning of their constitution with the message of hatred that the communist party had been exploited.

Since Hurricane Katrina, every time we need to find an example of compassion and caring to praise "human solidarity ", Bangladesh was hailed in most articles and speeches, from the U.S. president to a high school student, they used Bangladesh as a model. From super typhoon Haiyan, China will also be prompted, but with the total opposite of Bangladesh. Chinese will be remembered as despicable, cruel, arrogant and vindictive animals. Its true nature of "harmony and clever" is in the blood, long-term expansion goals and characteristics of the Communist dictatorship.

According to UN statistics, China is a country with a total gross domestic product in 2012 of more than $7 trillion, but today in the eyes of the majority in our humanity, the value of this powerful nation is only worth $100 thousand.

Tran Trung Dao

0
Bangladesh là quốc gia có dân số 147 triệu ở vùng Nam Á. Sau cuộc chiến tạm gọi là nội chiến Pakistan dài phát xuất từ các lý do văn hóa, tôn giáo, địa lý, quốc gia Bangladesh được thành lập vào năm 1971. Về kinh tế, Bangladesh được xếp vào hạng thứ 151 trên thế giới, nghĩa là rất nghèo. Nhiều triệu trẻ em Bangladesh vẫn còn thiếu dinh dưỡng. Chẳng những thế, các nước chung quanh cũng là những nước nghèo không thua kém nên các quan hệ kinh tế thương mại trong khu vực chẳng phát triển gì nhiều.

Nhưng khi trận bão lụt Katrina xảy ra ở New Orleans, Mỹ, tháng 8 2005, Bangladesh là một trong những quốc gia đầu tiên đáp ứng về cả nhân lực lẫn tài chánh. Chính phủ Bangladesh đã tặng nạn nhân Katrina 1 triệu đô la và sẵn sàng đưa chuyên viên sang giúp xây dựng các đê điều ở New Orleans mà họ vốn có nhiều kinh nghiệm.

Có người cho rằng việc Bangladesh tặng một triệu đô la cho Mỹ chẳng khác gì “gánh củi về rừng” và cũng có người cho rằng đó là một cách đầu tư lòng nhân đạo. Một nước nghèo như Bangladesh, số tiền một triệu đó sớm muộn cũng được Mỹ viện trợ trở lại, có thể với cả vốn lẫn lời.

Nhưng đại đa số các nhà bình luận đều đồng ý, trên tất cả những khía cạnh chính trị, kinh tế, nghĩa cử của chính phủ Bangladesh đã nói lên tấm lòng nhân ái của những người cùng cảnh ngộ. Năm 1974, Bangladesh vừa mới thành lập đã phải chịu một trong những cơn lụt lớn nhất trong lịch sử nhân loại với gần 30 ngàn người chết. Những cơn mưa mùa kéo dài suốt tháng đã làm xứ sở này sống với lũ lụt thường xuyên như chúng ta thấy trên các phóng sự truyền hình. Không ai hiểu được nỗi lòng của người chịu đựng lũ lụt hơn những người phải than thở “trời hành cơn lụt mỗi năm” như người dân Bangladesh.

Ngày 4 tháng 11, bão Haiyan hay Yolanda theo cách gọi của Philippines được cảnh báo và ngày 7 tháng 11, Tổng thống Phi Benigno Aquino III kêu gọi dân chúng trong vùng bão sẽ đi qua di tản tức khắc. Nhưng nhiều khu vực không biết tin tức và dù có nhận được lịnh cũng không biết đi đâu. Và vài giờ sau, lúc 6 giờ sáng cơn bão với sức gió 275 kilomet giờ vào đất liền.

Theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Theo phóng viên CNN có mặt tại chỗ trong những ngày đầu, nhiều làng đã trở thành ngôi mộ tập thể và nạn nhân sống sót phải uống nước dừa để sống. Với sức gió 275 kilomet một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.

Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm quốc gia, hàng ngàn tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Chính phủ Mỹ chỉ vài giờ sau cơn bão đã thông báo viện trợ khẩn cấp 20 triệu đô la, Anh tặng 16 triệu đô la, Nhật Bản tặng 10 triệu đô la. Đó chỉ là tiên mặt, ngoài ra, các hàng không mẫu hạm HMS Illustrious của Anh, USS George Washington của Mỹ chuyên chở thuốc men và vật dụng cần thiết đến Phi.

Và Trung Cộng, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã viện trợ 100 ngàn đô la.

Đừng nói gì các công ty như IKEA cam kết 2.7 triệu đô la, Coco-Cola cam kết 2.5 triệu, số tiền viện trợ của cường quốc thứ hai trên thế giới có thể còn thấp hơn số tiền do các cựu thuyền nhân và đồng hương Việt Nam tại hải ngoại đóng góp. Báo Times bình luận 100 ngàn đô la là một sỉ nhục đối với Philippines. Trước phản ứng của dư luận thế giới mới đây Trung Cộng đã gia tăng viện trợ lên đến 1.64 triệu đô la nhưng không phải tiền mặt mà là mùng mền, chăn chiếu. Những món “Made in China” này nghe qua là đã sợ.

Nhiều nhà bình luận dù phê bình Trung Cộng đã yểm trợ chỉ bằng 6 phần trăm số tiền New Zealand đã hứa nhưng không ai hiểu tại sao các lãnh đạo Trung Cộng lại có thể làm như thế, chẳng lẽ chúng không biết thế nào là xấu hổ hay sao. Ngay cả tờ Global Times có khuynh hướng dân tộc cực đoan cũng viết trong phần bình luận ngày 12 tháng 11, 2013 “Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm nên tham gia vào các hoạt động cứu trợ để giúp đở nạn nhân của quốc gia láng giềng. Nếu Trung Quốc làm nhục Philippines lần này, Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn lao.”

Lãnh đạo Trung Cộng không phải là không nhận ra điều đó nhưng Trung Cộng ngày nay không phải là một Trung Cộng mà Chu Ân Lai từng thề nguyền sát cánh cùng các nước nghèo, bị trị láng giềng tại hội nghị Bandung ở Nam Dương 1955.  Trung Cộng ngày nay cũng không phải là một Trung Cộng mà Đặng Tiểu Bình đã hứa chia ngọt sẻ bùi với các quốc gia Đông Nam Á bằng những lời đường mật trong chuyến viếng thăm của y năm 1978. Cơn bỉ cực đã qua, thời thái lai đang tới, lãnh đạo Trung Cộng ngày nay là một đám kiêu căng đang giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc Đại Hán và chủ nghĩa này sẽ là chảo dầu của chiến tranh thế giới lần thứ ba phát xuất tại Á Châu.

 

Hơn ai hết, lãnh đạo Trung Cộng biết 3 trong số 20 cơn lụt lớn nhất nhân loại đều xảy ra tại Trung Hoa với khoảng 3 triệu người chết trong cơn lụt 1931, hai triệu người chết trong cơn lụt 1887 và khoảng bảy trăm ngàn người chết trong cơn lụt 1938, nhưng bản chất ti tiện, kiêu căng của giới lãnh đạo CS đã giết chết đặc tính “nhân chi sơ tính bổn thiện” của con người, che khuất tình “đồng cảnh tương thân”,  bôi một lớp tro đen lên trên mấy ngàn năm văn hóa Trung Hoa và hủy hoại thể diện một của một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

 

Trung Cộng là một trong những nước có nguồn dự trữ vàng lớn nhất thế giới, là nước chủ nợ lớn nhất thế giới và GDP có khả năng sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020 với ước lượng khoảng 24 ngàn tỉ đô la. Trung Cộng có rất nhiều cái nhất nhưng những điều đó không làm nên giá trị của một quốc gia, không làm cho nhân loại kính trọng Trung Cộng hơn Bangladesh, bởi vì giá trị của một quốc gia không phải được xác định bằng của cải mà bằng các tiêu chuẩn đạo đức, dân chủ, văn minh và văn hóa.

 

Khi bàn về những phẩm chất để làm một quốc gia trở nên vĩ đại và được kính trọng, nhà văn Thomas Fann, trong một tiểu luận xuất sắc đã nêu ra 10 yếu tô gồm tự do, công lý, danh dự, đạo đức, lòng thương cảm, thành thật, giá trị cuộc sống, sáng tạo, vượt trội, bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Thomas Fann nhấn mạnh đến việc nghĩ đến các thế hệ tương lại khi nhắc câu chuyện Disney Land. Ông Walt Disney chết năm năm trước ngày Disney World ở Florida, Mỹ, khai mạc. Trong lễ khai mạc, có người than phải chi ông còn sống để thấy những khu chơi dành cho cho thiếu nhi huy hoàng tráng lệ như ngày nay. Thật ra, với tầm nhìn xa và tư duy khai phóng, ông Walt Disney đã thấy những nụ cười rạng rở, những ánh mắt vui tươi của trẻ em từ lâu trước ngày khai mạc Disney Land.

 

Trung Cộng không đạt bất cứ một phẩm chất nào trong mười phẩm chất nêu trên. Nhưng nếu phải xếp hạng, có lẽ nên được xếp Trung Cộng cùng thời đại với các nhóm dân bộ lạc bán khai ăn thịt người còn sống tản mát trong các khu rừng ở Congo, vùng West Indies và khu vực Amazon hoang dã.

 

Tại sao?

 

Cách đây không lâu Trung Cộng là một trong số ít quốc gia mà cha mẹ đã làm thịt con đẻ của mình để sống qua ngày. Cách đây không lâu đã có hơn ba chục triệu người dân Trung Cộng phải chết đói, ăn thịt nhau một cách công khai trong thời kỳ Bước tiến nhảy vọt và Công xã nhân dân, tức giai đoạn người dân phải đem nồi niêu xoong chảo ra các “nhà luyện kim sau vườn” để “đúc thép” theo chủ trương của Mao Trạch Đông. Và không chỉ trong 40 năm trước, mà ngay cả ngày nay cũng thế, trong lúc đại đa số nhân loại đã qua khỏi thời kỳ dã man cả ngàn năm nhưng tại Trung Cộng việc ăn thịt người là một thức ăn sang trọng. Tờ Next Magazine phát hành tại Hong Kong cho rằng tại Trung Cộng, thai nhi là thức ăn phổ biến.

 

Tháng Năm, 2012, trên tờ Washington Times, nhà văn và nhà nghiên cứu Youngbee Dale cho biết sở quan thuế Nam Hàn đã tịch thu 17 ngàn viên thuốc chế bằng thai nhi sản xuất tại Trung Cộng. Chính sách một con đã buộc các cặp vợ chồng chọn phá thai dù ở giai đoạn nào khi biết đứa bé sắp chào đời là con gái. Đài truyền hình Nam Hàn chiếu một phóng sự kinh hoàng, trong đó, các bác sĩ người Hoa thực hiện các ca phá thai và ăn bào thai ngay tại chỗ. Một bác sĩ người Hoa khác để dành bào thai trong tủ lạnh như để dành tôm cá. Việc ăn thịt người xảy ra nhiều nơi ở các bộ lạc bán khai Phi Châu, Nam Mỹ nhưng ăn thịt người được nhà nước cho phép chỉ xảy ra tại quê hương của Tập Cận Bình.

 

Trung Cộng như một cường quốc kinh tế và theo thông lệ chính trị quốc tế,  phải hành xử đúng tư cách của một cường quốc dù đối với bạn hay thù. Nhưng không, lãnh đạo Trung Cộng không có trái tim, lòng nhân đạo và cũng không quan tâm đến sĩ diện của quốc gia. Đối với chúng tiền bạc là vũ khí, là cây gậy. Philippines là quốc gia tranh chấp với Trung Cộng về chủ quyền biển Đông nên những đứa bé Philippines đang hấp hối ở Tacloban phải chết thay cho chính phủ của các em.

 

Lãnh đạo Trung Cộng là những kẻ nói như Bá Dương nhận xét về nước của ông ta “Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết."

 

Tại sao người Nhật không ghét Mỹ dù Mỹ đã ném hai trái bom nguyên tử giết 240 ngàn người Nhật tại hai đảo Hiroshima và Nagasaki? Bởi vì đó là lịch sử. Con người cũng như quốc gia, không ai có thể quay ngược lại bánh xe thời gian và chỉ có thể vượt qua nỗi đau quá khứ bằng cách xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Trung Cộng thì khác. Mối nhục một trăm năm được ghi đậm ngay trong phần mở đầu của hiến pháp và lòng thù hận nước ngoài đã được đảng CS khai thác tận tình.

 

Từ cơn bão lụt Katrina đến nay, mỗi khi cần phải tìm một ví dụ để nhắc đến tình người, để biểu dương tinh thần “đồng cảnh tương thân”, Bangladesh lại được ca ngợi trong hầu hết bài viết, diễn văn, từ tổng thống Mỹ cho đến một học sinh trung học và xem đó như “tấm gương Bangladesh”. Từ cơn bão Haiyan về sau, Trung Cộng cũng sẽ được nhắc nhở nhưng hoàn toàn phản nghĩa với Bangladesh. Trung Cộng sẽ đồng nghĩa với bản chất ti tiện, dã man, kiêu căng, thù vặt và thù dai. Bản chất đó là “sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn” của dòng máu bành trướng Đại Hán và đặc tính Cộng Sản độc tài. 

 

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng là quốc gia có tổng sản lượng nội địa năm 2012 hơn bảy ngàn tỉ đô la nhưng trong mắt của phần lớn nhân loại hôm nay, trị giá của cường quốc này chỉ đáng 100 ngàn.

 

Trần Trung Đạo
0
Ai Cập sôi sục trước phiên toà xử cựu tổng thống Morsi




Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Mohamed Morsi bác bỏ phiên toà xử ông, khẳng định ông là 'Tổng thống hợp pháp' của nước này. Phiên xử mở đầu hôm nay chỉ kéo dài vài phút, sau khi ông Morsi và các đồng bị cáo bắt đầu hô khẩu hiệu phản đối, và một thẩm phán hoãn phiên xử cho đến ngày 8 tháng Giêng sang năm.

An ninh được siết chặt và tình trạng thù địch dâng cao từ các phía. Một làn sóng bài Mỹ mới với chuyến thăm của NT Kerry khiến căng thẳng tăng thêm. Từ tháng 7 đến giờ đã có 1.300 người chết.

Ông Morsi bị cáo buộc xúi giục giết người. Mười bốn thành viên cao cấp của Huynh đệ Hồi giáo và chính phủ ông cũng bị đưa ra xử. Nhà phân tích chính trị Hisham Kassem cho rằng “Không giống trường hợp ông Mubarak, ông Morsi không có các dịch vụ hỗ trợ... ông không khéo léo về việc che đậy và tôi nghĩ ông sẽ đi đến kết thúc với khá nhiều chứng cớ được trưng ra để hình thành những trường hợp nghiêm trong chống lại ông.”

Các phe chống nhau có điểm chung là chủ nghĩa bài Mỹ, thấy rõ trong chuyến đến thăm của NT Kerry hôm Chủ nhật. Cả 2 phía ủng hộ và chống đối quân đội đều cảm thấy Hoa Kỳ chưa làm đủ để ủng hộ phe họ, và nói đến việc họ sẽ mưu tìm liên minh ở nơi khác.
0
Hằng ngày, tôi vẫn vào các tờ báo mạng ở trong nước, từ lề phải đến lề trái, để đọc tin. Có điều, hầu như chưa bao giờ tôi mở các bản tin về những chuyện như “tâm linh” hay “ngoại cảm”. Với tôi, chúng đều thuộc loại nhảm nhí, không đáng mất thì giờ: vô ích, hơn nữa, còn có thể gây cảm giác bức bối khó chịu: vô duyên. Vậy mà, tình cờ, sáng nay, một người bạn lại hỏi tôi về “Cậu Thủy”. Tôi ngơ ngác, không biết gì cả. Anh mới kể vắn tắt về các “thành tích” của “cậu”. Thấy thú vị, về nhà, tôi vào internet để… làm quen với “cậu”.

“Cậu” tên thật là Nguyễn Văn Thúy, quê ở thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh, sinh năm 1959, năm nay 54 tuổi. Trước, “cậu” làm công an; sau, không biết vì lý do gì, “cậu” về làm dân. Quen thói cũ, làm dân, “cậu” cũng không chịu sống một cách lương thiện: Cậu tàng trữ vũ khí quân dụng và lừa đảo hết người này đến người khác. “Cậu” và vợ “cậu” bị bắt và ở tù hơn 10 năm. Được thả về, mấy năm sau, “cậu” bỗng nổi tiếng là một nhà ngoại cảm xuất sắc và càng ngày càng giàu.

Cái giàu của “cậu” có thể nhìn thấy ngay ở ngôi nhà “cậu” ở: Nhà ba tầng, xây theo kiểu biệt thự, trên nóc có hai con rồng chầu; trước cổng, có hai bức tượng sư tử bằng đá trắng lớn sừng sững rất uy nghi. Trong nhà, nghe nói, các vật dụng đều thuộc loại đắt tiền.

Tiền ấy từ đâu ra?

Trước hết là từ khách hàng của cậu, những người muốn tìm hài cốt hoặc mồ mả của thân nhân. Suốt mấy chục năm chiến tranh, số người chết mà không tìm thấy xác hoặc xác bị vùi vội vã đâu đó trong rừng hoặc trên đồng hoang khá nhiều. Sau chiến tranh, một số người bị tù hoặc bị cải tạo chết và bị lấp dối giá đâu đó dưới lớp đất nông cũng không ít. Thân nhân những kẻ bất hạnh ấy không ngừng tìm kiếm. Cách tìm kiếm được báo chí trong nước quảng cáo nhiều nhất là nhờ các nhà ngoại cảm, trong đó, có “Cậu Thủy”.

Nghe nói khách hàng của “cậu” đông đến độ, lúc nào cũng nườm nượp; nhiều người, muốn gặp cậu, phải ăn chực nằm chờ trước nhà “cậu” cả đến mấy ngày trời. Khi gặp, “cậu” yêu cầu ghi tên người chết muốn tìm để “cậu” gọi âm binh tìm kiếm hoặc nhờ “Mẫu” chỉ giúp.  Sau khi đã được “âm binh” báo cáo, “cậu” cho thuê xe chở gia đình khách hàng đi tìm mộ. Toàn bộ chi phí xe cộ và tài xế cho chuyến đi, khách hàng phải trả, khoảng năm bảy chục triệu. Cuối cùng, sau khi tìm được mộ thân nhân rồi, khách lại phải “hậu tạ” cho “cậu” một số tiền nữa. Nói chung, theo dư luận, muốn đến gặp “cậu”, người ta phải chuẩn bị ít nhất là 150 triệu đồng!

Thứ hai, một số cơ quan nhà nước cũng nhờ “cậu”, trong đó, được đề cập đến nhiều nhất là Ngân hàng Chính sách Xã hội. Cơ quan này đã nhờ “cậu Thủy” tìm kiếm hài cốt và mồ mả của các liệt sĩ. Dĩ nhiên là “cậu” làm được ngay. Tổng cộng, “cậu” tìm được 105 bộ hài cốt; mỗi bộ, được trả 75 triệu đồng; như vậy, “cậu” bỏ túi cả thảy được 7.9 tỉ đồng (khoảng gần 400.000 đô la). Các hài cốt được “cậu” tìm, sau đó, được mang về cải táng trong Nghĩa trang liệt sĩ các tỉnh một cách long trọng để mọi người thấy rõ là đảng và chính phủ không hề quên ơn những người con đã hy sinh thân mình cho… cách mạng!

Nhưng mới đây, một số nhà báo, sau nhiều năm âm thầm điều tra, đã tiết lộ một sự thật khủng khiếp: những cái gọi là hài cốt ấy chỉ là xương heo hay xương bò mà “cậu” Thủy đã thuê người chôn sẵn. Chưa hết. “Cậu” còn khôn ngoan chôn theo một số bình tông (“bidon”, bình đựng nước) có khắc tên nguệch ngoạc cũng như một số đôi dép cao su. Có điều phần lớn các bình tông cũng như dép cao su ấy còn khá mới. Nhưng không sao. Ngân hàng Chính sách Xã hội vẫn nhắm mắt trả tiền cho “cậu”. Miễn là có cái xương nào đó mang về cải táng trong Nghĩa trang liệt sĩ để thân nhân của họ an tâm và đồng bào khắp nơi đến thắp nhang kính vái!

Trước những sự thật được vạch trần không thể chối cãi được đó, ngày 28 tháng 10 vừa qua, công an đã đến còng tay “cậu Thủy”. Những ngày sau đó, báo chí khắp nơi nhao nhao chửi bới “cậu” là nhà ngoại cảm dỏm (ý là có những “nhà ngoại cảm” thật?).

Riêng tôi, đọc, tôi lại thấy thương “cậu”. Đương nhiên là “cậu” có lỗi, trước hết và chủ yếu là có lỗi với thân nhân những người đã chết. Những người ấy chắc phải thương bố/mẹ/chồng/vợ/con của mình lắm nên trong bao nhiêu năm không ngừng tìm kiếm; đến khi cầm được bộ xương heo/bò ngỡ là hài cốt của người thân, hẳn họ mừng rỡ vô cùng. Đến lúc nhận ra được sự thật, không biết họ sẽ đau đớn đến độ nào? Nhưng dù vậy, tôi vẫn thương “Cậu Thủy” vì, nghĩ cho cùng, tội của “cậu” cũng chả có gì đặc biệt.
Ở Việt Nam, trong thế kỷ 20 vừa qua, có một “nhà ngoại cảm” khác lừa dối nhiều người và nhận được nhiều tiền thưởng bất chính hơn “cậu Thủy” nhiều: Đó là “Cậu Hồ”.

“Cậu Hồ” cũng có tài sai khiến rất nhiều âm binh. “Cậu” cũng có “Mẫu” chỉ vẽ từng đường đi nước bước. “Cậu” cũng đem nhiều xương heo, xương bò, xương chó… ra lừa dân chúng để mọi người tin đó là thánh tích hay xá lợi của các bậc thần linh rồi sì sụp cúi lạy. “Cậu Thủy” chỉ làm 105 bộ hài cốt liệt sĩ giả; “cậu Hồ” chế tạo không những hài cốt liệt sĩ giả mà cả hài cốt quốc tổ giả và thần thánh giả; không những chỉ quy tập trong các nghĩa trang mà còn dựng sừng sững trong các cung điện, lâu đài, dinh này phủ nọ hết sức lộng lẫy và nguy nga. Nhiều bộ xương đến bây giờ vẫn còn ngọ nguậy và phóng uế tùm lum. “Cậu Thủy” chỉ lừa được một dùm người trong có sáu năm; “Cậu Hồ” thì lừa được cả thiên hạ trong gần một thế kỷ.

“Cậu” nào cũng dỏm. Nhưng nghĩ cho cùng, so với “cậu Hồ”, “cậu Thủy” chỉ là một thằng nhóc khôn lỏi. Có gì mà phải làm ầm ĩ chứ? Thôi, tha cho “cậu” ấy đi mấy bạn công an ạ.
Đồng môn và đồng chí với nhau cả mà.


Blog / Nguyễn Hưng Quốc - VOA

0
Muốn lật đổ một kẻ độc tài? Các cuộc biểu tình đường phố chỉ là một trong số nhiều công cụ.

Bởi ERICA CHENOWETH | Foreign Policy
Ngọc Hoà dịch


Ếch nhái cũng cần đến một chiến lược xanh. (Ảnh: Internet)

 Trong vài năm qua, chúng ta ngày càng quen với các hình tượng biểu tình. Trong cao trào của Mùa Xuân Ả Rập, hình ảnh người biểu tình đường phố trẻ tuổi giận dữ đang la hét bằng khẩu hiệu, bằng bảng hiệu, và đối đầu với lực lượng an ninh đã trở thành gần như phổ biến. Nhưng chúng ta cũng như thường xuyên nhìn thấy các chiến dịch biểu tình công khai bị lúng túng hoặc bị đảo ngược: chỉ cần nhìn vào Ai Cập và Libya là thấy những trường hợp nổi bật nhất. Các cuộc biểu tình đường phố ở Sudan nổi lên gần đây một lần nữa khiến chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: Làm cách nào để cuộc biểu tình công khai làm suy yếu chính phủ độc tài ? Các cuộc biểu tình có thực sự là chìa khóa để lật đổ kẻ độc tài ?

Nghiên cứu cho thấy trên thực tế, những cuộc biểu tình chỉ là một trong nhiều công cụ mà phong trào phản kháng dân sự có thể sử dụng để tác động thay đổi. Những phong trào thành công là những phong trào đã sử dụng một loạt các phương pháp để gây sức ép lên nhà nước trong khi vẫn giúp các nhà hoạt động của họ được an toàn. Chiến thuật biểu tình mà chúng ta thấy chỉ là một trong hàng trăm chiến thuật sẵn có cho những người dân tìm kiếm sự thay đổi – và chiến dịch thành công tạo ra sự thay đổi phải sử dụng nhiều hơn là chỉ một chiến thuật duy nhất.

Maria Stephan và tôi tiến hành nghiên cứu về một câu hỏi có liên quan nhưng bao hàm rộng hơn: “Khi nào sự phản kháng dân sự có hiệu quả?” Các kết quả từ chương trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các chiến dịch đối kháng thành công khi chúng xử lý được ba vấn đề quan trọng: (1) thu hút được sự tham gia rộng rãi và đa dạng, (2) phát triển một chiến lược cho phép họ kéo dãn cuộc đàn áp, và (3) khuyến khích hành vi đào tẩu, từ bỏ lòng trung thành, hoặc bất tuân lệnh trong giới ưu tú của chế độ và/hoặc lực lượng an ninh.

Thu hút sự tham gia có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất trong số những nhiệm vụ đó, vì khả năng khuyến khích đào tẩu và kéo dãn tình hình thường phụ thuộc vào việc vận động được sự ủng hộ lớn trên diện rộng. Yếu tố quan trọng bậc nhất cho một chiến dịch thành công là tỷ lệ tham gia của nó. Theo tập hợp dữ liệu của NAVCO, trong đó xác định kết quả của hơn 300 chiến dịch có tính bất bạo động hoặc bạo động trên toàn thế giới từ 1900 đến 2006, không một trường hợp nào bị thất bại sau khi đạt được tỷ lệ tham gia tích cực và bền vững chỉ của 3,5 phần trăm dân số – có một số trong số các chiến dịch đó đã thành công với ít tỷ lệ còn ít hơn. Tất nhiên, 3,5 phần trăm là không phải là điều đáng xem thường. Ở Hoa Kỳ ngày nay, nó tạo thành con số hơn 11 triệu người. Nhưng làm thế nào để các phong trào có thể trở nên lớn như vậy lúc ban đầu, đặc biệt là tại những quốc gia mà sự tham gia công khai vào một phong trào quần chúng lại rất nguy hiểm?

Một cách để các nhà tổ chức có thể phát triển phong trào của họ là bao gồm các chiến thuật an toàn hơn và do đó thu hút sự tham gia của những người sợ rủi ro. Ví dụ, thay vì chỉ dựa vào các cuộc biểu tình hoặc phản đối, nhiều phong trào có thể cho phép mọi người tham gia vào “các cuộc đình công bằng điện”, trong đó mọi người tắt điện vào thời điểm phối hợp trong ngày, hoặc bằng cách đập vào nồi và chảo lúc nửa đêm để báo hiệu sức mạnh về số lượng. Tham gia vào các loại hành động như vậy có thể thu hút nhiều người còn lưỡng lự, đồng thời cũng cho phép họ cơ hội để phát triển ý thức đồng nhất với phong trào và mục tiêu của nó. Ví dụ, ở Chile dưới thời Pinochet, các cuộc biểu tình trực diện chống lại nhà độc tài là quá nguy hiểm. Trong một trường hợp, Pinochet cảm thấy rất bị đe dọa bởi những ẩn ý trong một số bài hát nổi tiếng mà ông ta cấm cho hát công khai, nó không mất nhiều công sức. Nhưng khi người ta bắt đầu đập vào nồi và chảo, nó cho phép họ thể hiện sự thách thức của họ một cách nặc danh và an toàn trong nhà riêng của họ. Khi những tiếng kêu vang đòi thay đổi bằng kim loại trở nên ngày một lớn hơn, các nhà tổ chức chống lại Pinochet và những kẻ ủng hộ họ trở nên bạo dạn hơn để thúc hành động gây rối và công khai hơn.

Một phong trào tương tự đang được tiến hành ở Ai Cập ngày hôm nay, nơi mà phong trào “Masmou” đã khiến hàng ngàn người đập vào chậu và chảo trong nhà của họ vào lúc 9 giờ mỗi đêm để báo hiệu rằng có những lựa chọn hữu hiệu khác đối với cả chính phủ al-Sisi và Nhóm Anh em Hồi giáo. Trong môi trường đàn áp cao độ, quả thực là vẫn có an toàn cho số đông. Những hành động như thế có thể báo hiệu rằng không ai bị cô lập, trong khi gây khó khăn cho chính phủ trong việc đàn áp những người tham gia.

Một khi mọi người bắt đầu được động viên, sự tác động đến chính trị nội bộ của một chế độ độc tài có thể là rất lớn. Như ông Gene Sharp lập luận một cách đúng đắn, không có chế độ nào là một nguyên khối. Tất cả các nhà lãnh đạo đều 100 phần trăm phụ thuộc vào sự hợp tác, sự tuân lời và giúp đỡ của những kẻ tạo thành trụ cột hỗ trợ cho chế độ: lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông nhà nước, giới kinh doanh hay ngành giáo dục, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan chức dân sự. Khi những người đó bắt đầu đánh giá lại vai trò của chính quyền đối với lợi ích lâu dài của họ, họ có thể thực sự bị lôi kéo để từ bỏ hỗ trợ kẻ lãnh đạo. Điều này rất có khả năng xảy ra khi càng có nhiều người được huy động để chống lại đối thủ của phong trào.

Tại sao vậy? Bởi vì không một ai trung thành với chế độ ở bất cứ nước nào sống hoàn toàn cô lập với dân chúng của chính họ. Họ có bạn bè, họ có gia đình, và có mối quan hệ hiện tại sẽ còn tồn tại với họ trong thời gian dài, bất kể là nhà lãnh đạo còn tồn tại hay đã ra đi. Như nhà phê bình văn học Robert Inchausti được cho là đã nói rằng, “Bất bạo động là một sự đánh cược — không phải vì sự tốt lành của nhân loại mà là vì độ phức tạp vô hạn của nó”. Lấy một ví dụ từ cái gọi là “Cuộc cách mạng máy ủi”, một cuộc cách mạng của người Serbia chống lại Slobodan Milosevic để lật đổ ông ta vào tháng 10 năm 2000. Trong trường hợp này, một khi đã trở nên hiển nhiên rằng hàng trăm ngàn người Serbia đã đổ về Belgrade để yêu cầu Milosevic từ bỏ chức vụ, cảnh sát phớt lờ lệnh bắn vào người biểu tình. Khi được hỏi lý do tại sao đã làm như vậy, một trong số những người đó nói: “Tôi biết những đứa con của tôi đang ở trong đám đông.”

Vị cảnh sát này không phải là duy nhất ở Serbia hoặc ở nơi khác. Chúng tôi thấy rằng nhìn chung, lực lượng an ninh có xu hướng đào tẩu thường xuyên hơn khi họ phải đối mặt với chiến dịch bất bạo động (so với cuộc nổi dậy vũ trang), đặc biệt là khi con số tham gia gia tăng. Sau khi lưu ý đến các yếu tố khác, khoảng hơn 60 phần trăm khả năng lực lượng an ninh đào thoát khi đối đầu với các chiến dịch bất bạo động lớn nhất, và hơn 30 phần trăm có khả năng đào thoát trước các chiến dịch bất bạo động vừa phải. Vụ đào tẩu của lực lượng an ninh xảy ra trong hàng ngũ của lực lượng vũ trang Iran trong cuộc kháng chiến chống Shah, trong lực lượng vũ trang Philippines trong cuộc nổi dậy chống Marcos, và trong quân đội Israel trong cuộc nổi dậy lần đầu tiên của người Palestine, chỉ để nêu ra vài ví dụ. Những sự thay đổi lòng trung thành đó có thể là rất quan trọng đối với kết quả của các chiến dịch: Chúng làm tăng cơ hội thành công của chiến dịch lên hơn 60 phần trăm.

Tất nhiên, các cuộc biểu tình – và những phong trào quần chúng nói chung – có xu hướng thường xuyên bị thất bại cũng như các cuộc biểu tình thành công. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào những thất bại hoàn toàn – như Thiên An Môn, cuộc nổi dậy Hungary năm 1956, hay Cách mạng Vàng Nghệ tại Miến Điện năm 2007 – sẽ thấy rõ rệt một vài nét chính. Các chiến dịch thất bại không bao giờ lan rộng để bao gồm tỷ lệ lớn dân chúng, hoặc bị thất bại vì không thể thay đổi giữa chiến thuật rủi ro rất cao và những chiến thuật an toàn hơn. Nhưng họ cũng thất bại trong việc thiết lập một chiến lược dài hạn để thực hiện các chiến dịch bền vững có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trước sự đàn áp tàn bạo của nhà nước. Thời gian tồn tại trung bình của một chiến dịch bất bạo động là từ hai năm rưỡi đến ba năm, nhưng rất ít chiến dịch trong số này đã có một chiến lược dài hạn, ngoài những hy vọng đầy mơ tưởng rằng những chiến thắng về chiến thuật có thể làm cho chế độ phải đáp ứng yêu cầu của họ.

Các chiến dịch phản kháng dân sự đang được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, từ Bahrain đến Maldives, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Bulgaria. Trong tất cả các trường hợp này, các nhà vận động phong trào cần phải phân tích một cách cẩn thận những ảnh hưởng chính trị mà các chiến thuật như vụ biểu tình gây ra. Nếu các chiến thuật này không làm tăng thiện cảm đối với chiến dịch trong và ngoài nước, không làm đa dạng hóa các cơ sở của người tham gia, và không khuyến khích sự đào thoát trong giới ưu tú của chế độ, thì chúng sẽ không giúp mang lại cơ hội thành công cho phong trào. Nhưng thay vì từ bỏ đấu tranh vì các cuộc biểu tình không hiệu quả, sẽ tốt hơn nếu các nhà lãnh đạo phong trào đánh giá cao nhiều phương pháp phản kháng bất bạo động và bất hợp tác khác để có thể chống chọi với đối thủ của họ. Các chiến dịch cuối cùng sẽ thành công là những chiến dịch hoàn toàn áp dụng lời cảnh báo của Tôn Tử rằng “chiến thuật mà không có chiến lược là tiếng huyên náo om sòm trước khi thất bại.”



[*] Erica Chenoweth là Phó giáo sư tại trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel của Đại học Denver và nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Oslo. Bài viết này được chuyển thể từ các cuộc nói chuyện tại TEDxBoulder và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2013 của những người đoạt giải Nobel Hòa bình ở Warszawa.

Nguồn: Dịch từ tiếng Anh: Erica Chenoweth, The Dissident’s Toolkit, Foreign Policy, ngày 25 Tháng Mười 2013.

Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
0
  

              Trần Trung Đạo: Khi Bài Hát Trở Về


Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.

Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tân (Tôn Thất Lập), Tổ quốc ơi ta đã nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người.

Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn

Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang

Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm

Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loảng xoảng.


Lời nhạc của Việt Nam quê hương ngạo nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loảng xoảng”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi” đã làm cho Việt Nam quê hương ngạo nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau.

Việt Nam quê hương ngạo nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào. Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng đạo, Du ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ.

Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.

Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam quê hương ngạo nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tỵ nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam quê hương ngạo nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh. Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”

Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông Bộ trưởng Bộ Chiêu hồi nào đặt hàng hay một ông Tổng ủy trưởng Dân vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam quê hương ngạo nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước. Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngả, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngả của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.

Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam quê hương ngạo nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người

Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi

Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi

Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.


Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc. Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt. Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam quê hương ngạo nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.

Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình.

Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo dục và Thanh niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm. Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của “mùa hè đỏ lửa” chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam quê hương ngạo nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại

Xương da thịt này cha ông miệt mài

Từng ngày qua

Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.

Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang

Trên bàn chông hát cười đùa vang vang

Còn Việt Nam

Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.

Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác? Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt.

Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng. Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.

Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước? (The Spratly Islands Dispute: Who’s on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.

Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.

Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm Đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Dậy mà đi, Nối vòng tay lớn của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng

Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm

Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi

Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.


Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những “bất hạnh”, “nỗi đau”, “tính tự ti mặc cảm”, vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người

Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam

Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian

Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên.


Việt Nam quê hương ngạo nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng.

Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.



Trần Trung Đạo
^Xem Lại Trên