Điểm Tin Cập Nhật

0
 Tổng hợp “ Vụ án Đoàn Văn Vươn - Hải Phòng ” 

Cuối bài xin cung cấp toàn bộ cáo trạng của Vụ việc ông Đoàn Văn Vươn 


Vụ  cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng là vụ án về tranh chấp đất đai giữa ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Vinh Quang cùng gia đình và Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Vụ án thu hút dư luận Việt Nam vì đây được coi là đỉnh điểm về xung đột về đất đai, của những bất cập về cả pháp luật đất đai, việc thực thi pháp luật ở các cấp địa phương và là một tổn thất chính trị to lớn của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Kết quả là 4 công an và 2 bô đội bị thương, 6 người dân bị bắt và bị khởi tố, việc thu hồi đất bị hủy bỏ , một số cán bộ địa phương bị đình chỉ công tác và bị cách chức.
• 

Ông Đoàn Văn Vươn sinh năm 1963 sinh sống tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng,từng phục vụ trong quân đội , là kĩ sư nông nghiệp tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội.


 Từ năm 1993, ông Vươn thực hiện việc quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản. Ông khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè, người thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn biển, bao gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống cống chết đuối trong một lần theo bố mẹ ra đầm.

Cụ thể, năm 1993, huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho Đoàn Văn Vươn diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm. Trong quá trình sử dụng ông đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao.


Từ năm 1995, ông đã xây được một con đê cao tạo thành bờ bao cho một vùng đầm rộng lớn hàng chục ha cùng hàng ngàn cây sú, vẹt mọc lên tạo thành cánh rừng chắn sóng. Gia đình ông đã có đầm nuôi tôm, cá để sinh sống.


Tháng 3 năm 1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn biển ngoài diện tích được giao.và được chính quyền địa phương chấp thuận.


Tháng 4 năm 1997, huyện Tiên Lãng ra quyết định giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản.

Đê lấn biển của ông còn được cho rằng đã góp phần giúp nhân dân trong vùng không phải lo vỡ đê mỗi khi bão lũ.


 Ông Vươn đã đắp được một số đoạn đê để bảo vệ đầm thủy sản của mình, và đoạn dê này được nhân dân và địa phương sử dụng như một sự tiện ích phục vụ cho sinh hoạt của mọi người trong vùng và được mọi người gọi là đê "công vụ". Chính quyền huyện sau này cũng đắp thêm được một số đoạn nhỏ nối liền đê "công vụ", nhưng lại nhận rằng chính quyền đã có công đắp đê chứ không phải ông Vươn. Việc này đã bị người dân địa phương phản đối.


Đến thời điểm hết hạn giao đất, năm 2009, huyện Tiên Lãng đã làm thủ tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn đã khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất lên huyện, sau đó không đồng tình quyết định của huyện, ông khởi kiện lên Tòa án.


Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu hồi. Đoàn Văn Vươn tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tóa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận”: nếu ông rút đơn thì UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.


Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19 tháng 4 năm 2010, ông Vươn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này.


 Sau đó, huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng.Chính quyền Huyện thêm một lần nữa lại lừa gạt , bất chấp sự “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận”: nếu ông rút đơn thì UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.

 Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục cho ông thuê đất để nuôi trồng thủy sản.

Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả.


 Đoàn Văn Vươn vắng mặt vì lúc đó bận lên Viện Kiểm sát nhân dân Hải Phòng kháng cáo gia đình đã ông Vươn đã  dùng mìn tự chế và đạn hoa cải để bảo vệ tài sản xương máu của họ vì không còn gì để mất, trước lực lượng hùng hậu của công an và quân đội được trang bị tận răng


Sau vụ cưỡng chế bất thành ngày 5 tháng 1, quyết định thu hồi đất bị tạm hoãn, 4  công an và 2 bộ đội bị thương. 


Cơ quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối tượng tham gia liên quan, các ông Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963); Đoàn Văn Sinh (sinh năm 1957) và Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974), ngôi nhà 2 tầng của Đoàn Văn Vươn dùng cố thủ bị phá hủy, mà Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại cho là do "nhân dân bất bình nên vào phá" và người dân rất đồng tình với việc cưỡng chế này. Cơ quan công an cũng khởi tố Phạm Thị Báu (sinh năm 1982) và Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn) và đang truy tìm hai người khác là Đoàn Văn Thoại (sinh năm 1970) và Phạm Văn Thái (sinh năm 1977).

Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất Nhà Ông Vươn

 Việc thu hồi đất đã bị hủy bỏ, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang cũng bị đình chỉ chức vụ.Ngày 10 tháng 2, thủ tướng chính phủ đã yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất đã giao. Chiều ngày 23 tháng 2 năm 2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị cách chức.



Trước sự bất bình và phản ứng của dư luận đồng bào trong và ngoài nước .
Đại diện chính quyền huyện Tiên Lãng cho rằng :" việc thu hồi đất của Tiên Lãng là căn cứ theo quyết định của huyện".


Giám đốc Sở 
Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng cho rằng :"Quyết định giao đất và thu hồi đất là đúng và phù hợp. Hơn nữa, theo quy định, đất chỉ được giao cho người địa phương, trong khi ông Vươn không phải người ở xã Vinh Quang".

Ngày 7 tháng 2 năm 2012, Thường vụ Thành ủy thành phố Hải Phòng đã tổ chức họp báo thông báo quyết định kiểm điểm và ra quyết định kiểm điểm tập thể Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng; đình chỉ công tác ông Lê Văn Hiền, Phó bí thư, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh, là người trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế thu hồi đất để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.


Và sau đó là các Phát biểu của các quan chức tại Việt Nam

Các báo ở Việt Nam đã dẫn lời nhiều quan chức  bàn về vấn đề này. Các ý kiến cho rằng Đoàn Văn Vươn và các đối tượng đã vi phạm pháp luật tội chống người thi hành công vụ, nhưng huyện Tiên Lãng cũng có thể sai về mặt pháp luật khi tiến hành cưỡng chế ở vụ án này.

Nguyên Chủ tịch nước Việt Nam, Lê Đức Anh nói, trong vụ cưỡng chế này, chính quyền huyện, xã đều sai và đây là bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm. Ông cũng cho rằng "Thành ủy Hải Phòng và UBND TP Hải Phòng phải có trách nhiệm xử lý, làm sai chỗ nào thì phải nhận sai ở chỗ đó, không được trả lời loanh quanh và không được che giấu sai phạm. Trả lời tiền hậu bất nhất là không thể được" và "sử dụng bộ đội để cưỡng chế với dân là tuyệt đối sai" 


Quan điểm của GS Đặng Hùng Võ là: Một mặt, chính quyền huyện Tiên Lãng đã giao đất cho ông Vươn là sai luật. Mặt khác, chính quyền huyện không có đủ thẩm quyền để quyết định thời gian giao đất là bao nhiêu năm và đất giao cho ông Vươn phải gọi là đất nông nghiệp. Bài báo cũng coi đây là đỉnh điểm về xung đột đất đai.


Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, đây có thể coi là một tổn thất chính trị lớn.


Ngày 2/2/2012, văn phòng Chính phủ cho biết thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quy định sẽ chủ trì họp chỉ đạo giải quyết vụ việc. Ngày 10/2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận chính quyền đã sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng.


Các luật sư và trí thức trong nước cũng phản ứng trước sự kiện này.


Luật sư Trần Vũ Hải, gửi đơn lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng) kiến nghị xem xét khởi tố hình sự vụ chính quyền Hải Phòng phá sập nhà ông Vươn và em trai ông. Theo ông Hải, nguyên thủy việc cưỡng chế đầm tôm của ông Vươn cũng sai vì "xuất phát từ quyết định thu hồi sai" và "Phải xác định xem chính quyền (Tiên Lãng) sai thế nào mới dẫn đến ông Vươn quá bức xúc và có hành động quá khích".


Dư luận xã hội cũng phản ứng gay gắt  và cũng bày tỏ sự bất bình 


Theo bà Trần Thị Mịn, em dâu ông Đoàn Văn Vươn: "Họ dồn đến đường cùng, nên anh tôi bảo là phải giữ, chứ cũng không dám nổ súng đâu... Bây giờ nợ hơn chục tỷ thì gọi là lên bờ chỉ có chết thôi, không thể sống bằng cái gì được, nhà cửa không có. Nên phải giữ lấy đất, chứ không phải chống trả đâu".

Sau khi một số cán bộ địa phương bị đình chỉ công tác hay bị cách chức, nhiều người dân đã bày tỏ ý kiến đồng tình với việc cách chức này.

Một số dư luận trái chiều khác như theo một nhóm phóng viên thuộc báo Công An Nhân Dân Online, Đoàn Văn Vươn được mô tả là con người có hàng loạt sai phạm trong quá trình sử dụng đất. Theo báo này, ông Vươn được cho là lấn chiếm đất nhà nước với diện tích 19,3 ha để "khai hoang".


Và sau đây là toàn bộ cáo trạng của Vụ Án Đoàn Văn Vương














0

SỨC MẠNH QUẦN CHÚNG VIỆT NAM TUYÊN BỐ THẲNG VỚI BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN HÀ NỘI:


“PHẢI NHẤT THIẾT TIẾN ĐẾN BẦU CỬ TỰ DO QUỐC HỘI LẬP HIẾN ĐỂ THẢO HIẾN PHÁP MỚI DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM”

Bs Nguyễn Đan Quế

Từ đầu năm nay 2013, quốc hội đảng cử Hà nội đưa ra bản sửa đổi lại bản hiến pháp cũ năm 1992 để dân cho ý kiến. Lập tức nhiều người lên tiếng đòi bỏ điều 4, đòi công nhận quyền sở hữu đất đai của nông dân, đòi phi chính trị hoá quân đội.

Hoảng sợ trước những đòi hỏi chính đáng đầy dũng khí từ những kiến nghị của nhóm 72 trí thức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và tuyên bố của Công Dân Tự Do…, bạo quyền Hà nội vội vàng phát động chiến dịch tuyên truyền chống lại những đòi hỏi trên và để chắc ăn phái ngay cán bộ đến từng nhà ép dân ký đồng ý với bản Hiến pháp do chúng đưa ra.

Đang điêu đứng khổ sở vì kinh tế khó khăn, đời sống cực nhọc vất vả, tham nhũng tràn lan, Tổ Quốc mất đất, mất đảo…,  người dân rất bất bình khi phải nghe những lời tuyên truyền áp đặt và nhất là bị ép buộc phải ký đồng ý với bản hiến pháp mới. Bản này còn độc tài hơn bản cũ năm 1992, nhất là cho phép quan tham mặc sức lấy đất canh tác của nông dân, và bắt quân đội phải trung thành với chủ nghĩa ngoại lai Mác – Lê hơn là với Tổ Quốc của mình.

Đi đâu người ta cũng nghe dân than những thủ đoạn cưỡng bức vô lối, khinh dân của bạo quyền cộng sản. Thế là bất chiến tự nhiên thành thế trận nhân dân bao vây cô lập bộ chính trị trên phạm vi toàn quốc. Càng trưng ra nhiều chữ ký ép được dân đồng ý, bộ chính trị chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa đòi Dân Chủ Hoá của dân tộc ta mà thôi.

Đây là cơ hội bằng vàng để các cá nhân, hội đoàn, tổ chức, phong trào, đảng phái (kể cả bộ phận lớn tiến bộ trong đảng cộng sản, mặt trận tổ quốc, quốc hội, quân đội, đoàn thanh niên cộng sản, hội liên hiệp phụ nữ…) lồng trong Sức Mạnh Quần Chúng lên tiếng khẳng định:

A/ Hiến pháp tự biên tự diễn của 14 người trong bộ chính trị (cầm đầu là Trọng, Sang, Dũng, Hùng) hoàn toàn vô giá trị đối với dân tộc ta, dù có thu gom được hàng chục triệu chữ ký. Lý do đơn giản là hầu hết những chữ ký đó bị cưỡng bức, trái với ý muốn của họ.

B/ Cương quyết bác bỏ bất cứ loại hiến pháp cộng sản cải tiến nào.

C/ Tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ, đưa Sức Mạnh Quần Chúng lên cao hơn nữa, buộc bộ chính trị phản động phải nhượng bộ trước ý dân, bằng cách chấp nhận những bước cải cách chính trị cần thiết nhằm tiến đến tổ chức bầu cử tự do Quốc Hội Lập Hiến.

D/ Lộ trình tiến đến bầu cử tự do Quốc Hội Lập Hiến:

Tiến trình Dân Chủ Hoá Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới sức ép Dân Chủ của quần chúng nhân dân Việt Nam.

Sức thống trị của cộng sản hiện nay càng ngày càng suy giảm, trong khi Sức Mạnh Quần Chúng ngày càng phát triển đi lên mạnh mẽ. Khi hai sức đối kháng này gặp nhau là lúc thực thi lộ trình tốt nhất.

Bộ chính trị đang bị cô đơn hơn bao giờ hết, chỉ vì sai lầm đã áp đặt một bản hiến pháp mà dân không bằng lòng (dân châm biếm gọi là ‘hiếp pháp’). Nhân dân ta cần tiếp tục đưa Sức Mạnh Quần Chúng lên cao trào, làm tê liệt mọi khả năng tham mưu của bộ chính trị ; kéo theo buộc quốc hội - với tư cách là cơ quan quyền lực tối cao  – phải đề ra hướng đi chính trị mới cho chính quyền thi hành:

1. Tôn trọng quyền tự do tiếp nhận thông tin của người dân, như nới lỏng kiểm duyệt, bỏ tường lửa ngăn chặn các trang web và radio trên mạng internet, các đài quốc tế RFA, RFI, VOA.

2. Tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, như tố cáo tham nhũng, chỉ trích đường lối – chính sách của nhà cầm quyền, ngay cả trên những cơ quan truyền thông của nhà nước.

3. Thả hết tù nhân lương tâm, kể cả tù chính trị và tôn giáo.

4. Tôn trọng tự do tôn giáo theo những tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc.

5. Quốc hội nhân danh là cơ quan quyền lực tối cao của dân tộc quyết định huỷ bỏ điều 4 hiến pháp.

6. Quốc hội thể theo nguyện vọng và quyền lợi của dân tộc chính thức long trọng tuyên bố trước quốc dân và quốc tế là: Quốc gia Việt Nam từ nay chấp nhận dấn  bước trên con đường Dân Chủ Hoá, tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền.

7. Quốc hội ra quyết định tách đảng cộng sản ra khỏi chính quyền: dẹp bỏ và chấm dứt mọi hoạt động của tất cả các đảng uỷ các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương.  

8. Quốc hội soạn thảo và thông qua luật ứng cử – bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng.

9. Bộ máy hành chính của chính quyền đã tách khỏi sự lãnh đạo của đảng cộng sản có nhiệm vụ tiến hành bầu Quốc Hội Lập Hiến để thảo Hiến Pháp Mới Dân Chủ cho Việt Nam.


Bs Nguyễn Đan Quế
Cao Trào Nhân Bản
31-3-2013



0




Quốc Huy có cuộc trò chuyện với chị Lư Thị Thu Trang , một nhà hoạt động nhân quyền , và là dân oan kiên trì khiếu kiện trên 20 năm để tìm hiểu rõ hơn về việc chị công bố thư tố cáo Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam tiếp tục bao che, tiếp tay cho những kẻ chiếm đoạt khu đất Thổ mộ và Miếu thờ của gia tộc họ Lư.
 mời quí vị theo dõi



Nghe tại đây


Sài Gòn ngày 26/3/2013.
                                                             
                                                                      Thư Tố Cáo.

Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam tiếp tục bao che, tiếp tay cho những kẻ chiếm đoạt khu đất Thổ mộ và Miếu thờ của gia tộc họ Lư.

Kính gửi : Các cơ quan truyền thông trong và ngoài Nuớc.

-        Các nhà đấu tranh cho Dân chủ bảo vệ Nhân Quyền tại Việt Nam.

-         Các tổ chức, Hội đoàn, Chính Khách Quốc Tế đang quan sát tình trạng Nhân quyền  Việt nam
.
-         Quý Linh Mục phụ trách Văn phòng Hòa Bình và Công Lý Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

-         Quý Vị Nhân Sĩ Trí Thức đang Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp.

-         Cụ bà Lê Hiền Đức đang sống tại Hà Nội.
-          


Tôi là Lư Thị Thu Trang một thành viên của Khối 8406, đang sống tại 77/13B Trần Bình Trọng .P1 TP. Sài Gòn. Tôi xin gửi đến Toàn thể Quý vị thông tin về sự tiếp tục trù dập, trả thù  của nhà Cầm quyền Cộng Sản việt Nam với bản thân tôi và gia đình.



Sáng ngày 20/3/2013 tôi phát hiện bà Hồ Thị Thanh Nga và chồng là ông Hiếu cư ngụ tại Quận Bình Thạnh  tiến hành tháo dỡ nhà căn nhà số 50/8 đuờng Nguyễn Thuợng Hiền P1 .Gò Vấp để sửa chữa xây dựng lại, căn nhà này một phần nằm trên vị trí đất có hài cốt bị san lấp bên duới mà bà Nga và ông Hiếu đã ham rẻ mà mua lại dù biết rõ là đất thổ mộ của họ Lư đang thưa kiện.

 Khi chị tôi là Lư Thị Thu Thủy trực tiếp đến UBND Phuờng 1 báo sự việc, ông Hồ Văn Xuân Tổ truởng Thanh tra xây dựng có xuống hiện truờng, tôi không thấy ông kiểm tra giấy tờ gì mà chỉ nói với nguời nhà ông Hiếu là 2 giờ chiều lên gặp ông Xuân rồi bỏ về. Sau đó chị Thủy tôi đến ủy ban Phuờng gặp ông Xuân hỏi sự việc giải quyết thế nào ? Đuợc ông trả lời: Chúng tôi làm việc thế nào không cần báo cho chị biết và chị cũng không có quyền hỏi, chị ra khỏi chỗ này đi tôi không tiếp chị. Rồi ông Xuân nói thêm: Nguời ta đuợc cấp chủ quyền rồi, chị không có quyền coi nó? Xin hỏi ông Xuân: Ông làm công tác thanh tra xây dựng ở ủy ban phuờng là để phục vụ cho ai nếu không phải là nguời dân chúng tôi? Khi sự việc diễn ra trong tình huống không minh bạch có dấu hiệu của sự vi phạm về xây dựng thì chúng tôi mới cần các “quan” thanh tra các ông, hay ông phải thực hiện một chỉ đạo “mật “ là triệt đuờng sống của gia đình họ Lư từ kinh tế đến tâm linh, để họ Lư chúng tôi không đuợc yên ổn ngày nào vì hài cốt tổ tiên bị dày xéo và phóng uế mỗi ngày?

Đến lúc 2 giờ chiều cùng ngày thấy căn nhà nói trên vẫn đuợc tiếp tục sửa chữa, qua những năm tháng dài vác đơn đi kiện, tôi biết mình không thể ngồi chờ sự công tâm của loại chính quyền tay đã “nhúng chàm” ở Phuờng 1 này, nên tôi viết biểu ngữ tố cáo và đấu tranh tại đó- Khoảng 10 phút sau viên cảnh sát khu vực có mặt, viên cảnh sát sau khi đọc nội dung biểu ngữ của tôi liền gọi điện thoại báo cáo, liền sau đó cả đội thanh tra xây dựng của Phuờng + công an an ninh, cả nam cả nữ xuất hiện bao vây khu vực nhà tôi. Ông Trần Hữu Cảnh Phó Chủ tịch Phuờng hùng hổ chạy đến rồi lăng xăng như gà mắc tóc, nhìn thấy đứa cháu tôi có cầm máy chụp hình trên tay ông Cảnh ra lệnh: bắt cái thằng chụp hình kia- Rồi như sợ đám thuộc hạ không kịp bắt nguời, đích thân ông Cảnh ra tay cùng 3 thuộc hạ của ủy ban Phuờng ruợt đuổi thằng cháu tôi để giật máy ảnh, may quá, cái loại “quan” này chỉ quen thuợng đội hạ đạp và ngồi phòng máy lạnh, chờ có cơ hội tham nhũng là đớp như cá tra “ao nhà”  chứ đâu có luơng tâm và lý trí  của con nguời, nên dù chạy hùng hục làm náo loạn khu dân cư vẫn không kịp cuớp máy ảnh của gia đình tôi hắn tức tối mặt mày đỏ gay như con bò kéo nặng, rồi quay lại giật lấy tờ giấy ghi nội dung tố cáo của tôi làm rách nát, hắn vẫn luợm bằng hết rồi dặn thuộc hạ nhớ đem về để báo cáo thành tích cuớp đuợc biểu ngữ của hắn? Tôi yêu cầu bà con đang chúng kiến sự việc quanh đó làm chứng cho hành động giật dọc của một  nguời đuơng kim Phó chủ tịch ủy ban Phuờng, hắn thách thức: Ờ tao giật đó, thì sao? Tôi hỏi hắn sao vô liêm sỉ vậy, sau này có vợ chắc sinh ra cái thứ con không có đầu không có đít mà chỉ có cái mặt trơ trẻn như mặt thớt của hắn, hắn vẫn cuời cợt nói với bà con trong khu phố rằng: không sao hết nghe chửi riết cũng quen rồi. Có lẽ tên Cảnh này thuộc loại “quan” trơ trẻn và dốt nát đặc trưng của cấp chính quyền địa phuơng , thiếu cả tài cả đức nên dù tạo đuợc ban bệ phe cánh rất mạnh tại phuờng  1, lại hay lấn áp quyền hạn của một vị Chủ tịch Phuờng có đức độ làm vị này bất mãn nên từ bỏ chúc vụ ấy, vậy mà gần chục năm qua tên Cảnh cũng chẳng có cơ hội chiếm đuợc chiếc ghế hắn mơ uớc….

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giật biểu ngữ tố cáo của tôi tên Cảnh câng câng tự đắc gọi điện thoại huy động quân đến bắt tôi về Phuờng nhưng gọi hoài mà chưa thấy ai đến bắt, hắn tẻn tò ra về, giao nhiệm vụ bao vây và giám sát gia đình tôi lại cho lực luợng công an an ninh và cảnh sát khu vực. Đến gần 5 giờ chiều khi tôi đi đón đứa con trai nhỏ ở truờng học, lực luợng an ninh trong đó có tên Khanh (vào ngày 28/ 4/2010 đã từng đánh đập tôi rất dã man) vẫn theo rình rập.

Kính thưa quý vị! Sự việc đến đây vẫn chưa kết thúc…

Sang ngày hôm sau(21/3/2013) sự việc lại tiếp diễn, lần này là khu vực có Miếu thờ sát nhà tôi  bọn này là “quần chúng” tay sai đắc lực. Đuợc chính quyền địa phuơng cho phép chiếm dụng khuôn viên Miếu thờ của gia tộc họ Lư chặt phá cây bồ đề cả trăm năm tuổi,  đuợc ủy ban phuờng 1 cấp thêm tiền xây 1 căn nhà cấp 4 trên phần đất ấy để cho thuê, vì đây là diện phải “xóa đói giảm nghèo” trong khu phố, cũng là căn cứ hậu cần để phục vụ lực luợng công an an ninh thuờng xuyên ngồi đóng chốt gác nhà tôi, đây cũng là đầu mối để huy động, cung ứng lực luợng “quần chúng tự phát” khi cần  trừng phạt gia đình họ Lư.


Cũng xin thuật lại để quý vị rõ. Gia tộc họ Lư có 1 Miếu thờ tồn tại đã hơn 100 năm qua vào mỗi năm đều có Lệ cúng Miếu vào 18/2 ÂL vào năm 2011 khi những cư dân sống lâu năm trong vùng muốn cùng tổ chức cúng Miếu với gia đình, nên chị tôi là Lư Thị Thu Vân có làm đơn báo cho chính quyền địa phuơng biết việc cúng kiến sẽ diễn ra vào các ngày 16-17ÂL để chuẩn bị treo đèn kết hoa và ngày 18ÂL là ngày lễ chính. Vậy mà UBND Phuờng 1 lúc đó không chấp thuận, đồng thời huy động lực luợng đổ hơn 200 quân, đầy đủ các ban ngành đoàn thể bao vây toàn khu vực gia đình tôi đang sống ròng rã suốt 3 ngày 3 đêm, đồng thời đến từng hộ dân trong khu vực cấm đoán, đe dọa nếu đi cúng miếu của gia đình họ Lư thì sẽ bị bắt nhốt hết. Sau đó họ bao vây kín hết các ngõ vào Miếu ai đi vào khu vực này đều bị chặn lại kiểm tra nếu đúng là đi cúng Miếu thì bị hăm dọa rồi đuổi về. Có những nguời lớn tuổi sống lâu năm trong vùng phản ứng lại là chúng tôi cúng Miếu này đã mấy chục năm nay rồi sao bây giờ đi cúng lại bị bắt, phía chính quyền trả lời: Vì Miếu này của gia đình phản động nên không đuợc đi cúng?! Việc này truớc đây tôi đã tuờng thuật trong một thư tố cáo, nay chỉ xin nhắc lại vắn tắt để quý vị nào chưa đọc qua thư tố cáo đó có thêm thông tin.

Đã hơn 7 năm qua, gia đình tôi liên tục gửi đơn thư khiếu nại rồi tố cáo đến các cấp có thẩm quyền, yêu cầu dỡ bỏ căn nhà nói trên để trả lại sự thông thoáng và trang nghiêm cho khu vực thờ tự, công văn các nơi chuyển về yêu cầu địa phuơng giải quyết dứt điểm nhưng UBND phuờng 1 vẫn lờ đi, căn nhà đó vẫn tồn tại như thách đố dư luận, thách đố pháp luật. Nay còn đuợc cấp số nhà mới ( 99 Trần Bình Trọng)để khẳng định câu nói: Luật là tao, tao là Luật? Trong khi ngôi Miếu của gia đình tôi cũ kỹ dột nát gần sập xuống thì UB phuờng trù dập không cho sửa chữa trùng tu? Nguợc lại, UB phuờng rất nhiệt tình cấp phép cho bất cứ nhu cầu nào nằm trên phần đất chiếm dụng của họ Lư đều dễ dàng đuợc chấp thuận, thậm chí như vợ chồng tên Đài Loan(hay đây là bọn Trung cộng trá hình) khi xâm nhập vào khu dân cư của nguời Việt Nam cũng dễ dàng đuợc có đuợc chủ quyền trên mảnh đất mà gia tộc họ Lư đã liên tục thưa kiện suốt 38 năm qua? Dám công khai đưa xã hội đen đến đe dọa gia đình tôi rồi ra tay đánh nguời tại đất Sài Gòn này, vậy mà tên Đài Loan kia vẫn bình an vô sự không bị Luật pháp sờ đến sau khi công khai đánh nguời trên Lãnh thổ Việt Nam?

Mọi việc xảy ra như trên, dù 2 ngày(20-21/3/2013)tôi biểu tình để tố cáo những hành động bao che cho những kẻ chiếm dụng đất của chính quyền phuờng 1, đều bị chính quyền sở tại huy động lực luợng đến trấn áp, để đích thân 2 ông Chủ tịch và Phó chủ tịch Cảnh ra tay giật biểu ngữ của tôi. Nghe gia đình tay sai cuớp đất Miếu kể với nhau rằng: Mấy ổng nói bữa nào sẽ canh bắt cái thằng đã chụp hình tôi rồi đập chết mẹ nó( ý nói đứa cháu tôi)- Nay tôi tuyên bố: Gia đình tôi kiên quyết đấu tranh đến cùng, sẽ tiếp tục biểu tình nếu sự việc bao che tiếp tay cho cái ác vẫn tiếp diễn. Nhân đây tôi xin gửi lời kêu cứu đến tất cả quý vị, nhất là các bạn blogger xin hãy đến tiếp ứng và giúp đỡ gia đình tôi kịp thời, khi chúng tôi trong tình trạng phải đối mặt với cái ác đang xảy ra. Chân thành cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bản tin này. Xin kính chào quý vị!

Nguời viết thư tố cáo: Lư Thị Thu Trang- Thành viên Khối 8406.
Địa chỉ cư ngụ: 77/13B Trần Bình Trọng. P1. Q. Gò Vấp- TP. Sài Gòn.
Điện thoại liên lạc:(0188 3271 115).
0

GIA ĐÌNH ANH VƯƠN GỬI THƯ TỚI UB CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH (HĐ GIÁM MỤC VN)


Thư của gia đình họ Đoàn gửi Đức Giám mục Giáo phận Hải Phòng và Ngài Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình (Hội đồng Giám mục Việt Nam)

Tiên Lãng ngày 26/3/2013

Kính gửi:

- Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng
- Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp,Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam

Chúng con là Tê rê xa Nguyễn Thị Thương và Tê rê xa Phạm Thị Hiền là con dâu họ Đoàn thuộc Giáo xứ Súy Nẻo – Giáo phận Hải Phòng xin dâng lên Cha bức thư này để tỏ bày nguyện vọng sau:

Như là các Cha đã tường, vụ việc của gia đình con đã trải qua hơn một năm nay khiến gia đình chúng con ly tán và nhiều bất an, mặc dù đã được bà con đồng bào trong và ngoài đạo động viên, chia sẻ rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần.

Sắp tới đây Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng sẽ mở phiên tòa xét xử các thành viên trong gia đình họ Đoàn chúng con về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”. Chúng con vô cùng lo lắng, không biết là công lý có được thực thi và sự thật có được làm sáng tỏ hay không? Vì vậy chúng con xin dâng những dòng thư này để trình các Đức Cha và xin các Đức Cha:

- Dâng lời cầu nguyện bình an – công lý cho gia đình chúng con.

- Cử quan sát viên của Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam tới giám sát phiên tòa từ ngày 2 đến 10 tháng 4 (gồm cả 2 phiên tòa) tại Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng.

Chúng con xin các Cha nhận ở chúng con và gia đình họ Đoàn lòng biết ơn chân thành và xin Chúa trả công bội hậu cho các Quý Đức Cha.

Nguyễn Thị Thương - Phạm Thị Hiền
 



Được biết, chiều 26 tháng 3, Cụ bà Trần Thị Mạp và con gái đã tới Tòa Giám mục Giáo phận Hải Phòng để trao bức thư cho Ngài Giuse Vũ Văn Thiên - Giám mục Giáo phận Hải Phòng và xin lễ cầu nguyện cho gia đình họ Đoàn.





Nguồn : http://xuandienhannom.blogspot.com
0

 Bánh mì "tàu ngầm" Sài Gòn nức tiếng thế giới

Tự điển Anh - Mỹ cũng vội đưa từ "banh mi" vào, sau khi, từ Việt Nam, bánh mì Sài Gòn đã sang định cư ở Mỹ. Wikipedia cũng có mục từ "banh mi".

Không lâu sau khi những con tàu đầu tiên chở bột mì từ "mẫu quốc" Pháp ghé bến Bình Đông, thì người dân Sài Gòn biết đến thứ bánh mì que (baguette) mà người Mỹ còn gọi tiếng lóng là tàu ngầm...
Tàu ngầm đang rất nóng trong dòng thời sự biển Đông. Bánh mì Sài Gòn cũng nức tiếng khắp nơi trong dòng thời sự thế giới.
Tờ Guardian, rồi tờ National Geographic, đã bình chọn bánh mì Sài Gòn vào hàng top trong những loại thức ăn đường phố ngon nhất. Chỉ cần gõ hai chữ "banh mi" là có thể tìm thấy trang web của tờ "The Guardian" này. Bảng bình chọn là do hãng Lonely Planet thực hiện.

Một góc từ xe Bánh mì Sài Gòn .

Thuở ban đầu nhập cư, nó trở thành "kẻ Việt gốc Pháp", đến bây giờ thế giới chỉ biết đến bánh mì Sài Gòn. Còn tổ tông "French baguette sandwich" (bánh mì que Pháp) lại chẳng mấy tiếng tăm trên đất cờ hoa nàyCó lẽ xứ sở của thức ăn nhanh, nhất là loại thức ăn đường phố, là một yếu tố để giúp cho bánh mì Sài Gòn lấy được "thẻ xanh" nhanh chóng trên đất Mỹ.

Tự điển Anh - Mỹ cũng vội đưa từ "banh mi" vào, sau khi, từ Việt Nam, bánh mì Sài Gòn đã sang định cư ở Mỹ. Wikipedia cũng có mục từ "banh mi".Khách du lịch đến Việt Nam, nhất là dân du lịch bụi, quen dần với hình ảnh đâu đâu cũng có một xe bánh mì nhỏ gọn.

Xe bánh mì truyền thống thường bao giờ cũng có chiều ngang chừng tám tấc đến một thước, rộng chừng năm - sáu tấc. Nửa trên ba phía là kiếng, trưng nào bánh, nào thịt, nào gia vị để nhận vào ổ bánh. Nửa dưới đóng kín thường có một bếp than.Bánh lúc nào cũng nóng. Bánh nhận đủ sắc màu ẩm thực quốc tế bên trong. Xíu mại, thịt quay, pâté, xá xíu, lòng heo, lòng bò khìa, phô mai, thịt ba rọi, cá mòi "ba cô gái" của Thái...Nhiều xe bánh mì trông đơn sơ vậy, nhưng nổi tiếng cả vài chục năm, ngay một góc đường, hoặc trước một căn nhà.

Gần đây, lại có thêm những xe bánh mì ổ gầy và lùn tẹt, vừa nhang nhác người đẹp Triệu Phi Yến thời xưa bên Tàu, lại vừa hao hao cô người mẫu ốm nhách Kate Moss bây giờ, chỉ vừa chỗ để quết pâté. Trên xe luôn luôn có ghi địa chỉ online banhmique.com
Đi đã nhiều xứ, tôi chỉ thấy những xe bán bánh mì này là độc bản của Sài Gòn, thảng hoặc bên Pnom Penh, có vài xe. Ở Thái Lan thì hoàn toàn không có.

Chợt đến khi chuỗi bánh mì Tous Les Jours của Hàn Quốc ra đời, với loại bánh que y hệt Sài Gòn, tôi mới nghĩ ở đâu ra. Hàn Quốc không trực tiếp gì đến văn minh Tây, sao Tous Les Jours bên Seoul có bánh mì que. Rồi mấy năm nay sang tìm tương lai ở Sài Gòn?Vậy là đâm nghi ngờ chắc mấy anh lính củ sâm qua Miền Nam hồi trước 1975, phát hiện được món bánh mì rất Sài Gòn này, một thứ fastfood ra đời sớm hơn cả fastfood Mỹ, bèn bắt chước chăng? Xin hãy cứ tồn nghi như thế cho nó cao trào chủ nghĩa dân tộc.

Bánh mì Sài Gòn phục vụ đủ tầng lớp, giai cấp. Nhiều sinh viên, học trò có bữa meo quá, chỉ mua một ổ bánh mì chan nước xíu mại. Thế là đủ năng lượng cho một buổi sáng.


Bánh mì Sài Gòn ở Tokyo, do mấy chàng từ quê hương Kebab cùng mấy cô gái xứ Hoa Anh Đào làm để phục vụ khách tham quan lễ hội "Tuần lễ Việt Nam ở Nhật Bản" cuối năm 2008



Thời buổi lạm phát, tôi từng chứng kiến một ông đã ngà ngà say chận xe bánh mì di động rao bằng máy: "Bánh mì Sài Gòn thơm ngon, hai ngàn một ổ." Ông khách say mua một ổ, chàng trai bán bánh mì tính ba ngàn. Thế là xảy ra xô xát, (chửi thề) tại sao rao hai ngàn mà bán ba ngàn? Dạ em chưa có tiền thay cuộn băng...

Nhưng mở băng rao bán bánh mì là văn minh của miệt ngoài. Bên những quận nghèo ở Sài Gòn như quận 4, quận 8, vẫn còn những xe đạp bán bánh mì rao "live", chớ không rao băng, rao nhép như những ca sĩ dzỏm trong các showbiz.

Chừng năm giờ sáng mỗi ngày, đã nghe giọng rao thật ấm của một anh chàng bán rong: "Vừa mới ra lò đây. Ăn nhanh là còn ăn chậm là hết nghen".Trễ hơn một chút: "Chuyến này là chuyến chót nghen".Rồi đến tiếng rao già nua, hơi đã mòn mỏi theo tháng năm, hoà với âm thanh cọc cạch từ chiếc xe đạp cũng già nua như chính người bán: "Bánh mì nóng đây".Rồi tiếng rao nhọn nữ kim của chị chạy xe gắn máy: "Bánh mì nóng giòn!"

Cách đây cả chục năm, bánh mì Như Lan Chợ Cũ - trên đường Hàm Nghi - nổi lên và đẻ ra cái sáng chế nhái bánh của bọn các hãng thức ăn nhanh hamburger Mỹ: bánh mì con cóc.
Ổ bánh mì thay vì que, thì trở thành tròn quay, lại to, mỗi lần cắn miếng bánh thì ruột xì ra tứ phương, đổ vãi tùm lum. Đúng là quái gở của sự "phá chấp" mà thiếu trình độ thâm hiểu về tiện nghi. Cũng may là giờ đây bánh mì con cóc đã tuyệt diệt.

Khổ thay, bọn trẻ bị phương tiện truyền thông làm cho ba cái thứ con cóc hamburger ám vào đầu. KFC đã đi vào ký ức sinh nhật của nhiều đứa trẻ. Bánh mì Sài Gòn đã không được những nhà bảo tồn đưa vào cuộc vận động như một thứ văn hoá cần lưu giữ.

Một ông bạn già mỗi lần ngồi nhậu ở quán Hai Cây Bàng bên quận 4, trước lò bánh mì Vân Đồn, thì cứ thương nhớ đến bánh mì lò than, củi. Đó là ăn một thức mà ngửi được mùi củi, nghe được tiếng củi nổ lép bép, rồi ngửi được mùi bột sống, mùi bánh chín từ lò bánh lan xa.

Ngày xưa, bọn trẻ nào cũng thích bị bệnh. Vì mỗi lần bệnh được hưởng tiêu chuẩn cao hơn. Ở nhà ba má tôi, bệnh là được ăn bánh mì chấm sữa đặc có đường - một loại sữa đang tiếp tục hại bọn trẻ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vì sữa thì không đủ, mà đường thì quá. Nên miếng bánh mì đã len vào kí ức từ hồi thơ ấu.Lớn lên, đi học, bánh mì nó theo chân mình suốt cả quảng đời học trò. Bọn học trò ngày ấy dùng từ "gặm", "thổi kèn" để định danh cho hành vi ăn bánh mì. Đó là món ăn vừa gọn, vừa nhanh, vừa ngon cỡ nào cũng có.Sang thì bánh mì gà quay, heo quay, meo thì bánh mì chỉ chan nước xíu mại thôi. Nhất là ổ bánh mì giấu dưới gầm bàn học, thỉnh thoảng gặm một miếng, nó ngon cái ngon ăn vụng phải biết đến cỡ nào.

Hai năm nay, quán La Dorée trên đường Lý Tự Trọng gần ngã ba Lê Anh Xuân - Lý Tự Trọng, lại làm phong phú thêm nỗi nhớ Nga của những người một thời quen với văn minh của nơi từng được vinh danh là "thiên đường của.. bánh mì đen".

Thế đấy, bánh mì Sài Gòn là một tổng hoà của nhiều thứ. Gốc Tây, ruột Tây, Việt, Tàu, Thái. Hương bánh mì Sài Gòn nó còn quyến rũ đến độ ngày xưa dân miền Tây lên Sài Gòn mà không mua mấy ổ đem về cho sắp nhỏ thì xốn xang...

Rồi lò bánh, rồi tiếng rao, rồi người bán rong, rồi xe bánh mì - gọi là xe, nhưng không có bánh, hoặc chỉ có mấy cái bánh nhỏ cho tiện di dời, mỗi khi thấy bóng thanh tra giao thông, hoặc công an đường phố.

Và cũng quên nói thêm, Hà Nội tuy không có những xe bánh mì như Sài Gòn, nhưng có một tiệm bánh Hà Nội ở đường Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn bự chảng, coi mòi cũng phát đạt.
Có bánh mì Hà Nội không ta?

Sưu tầm
0

Bánh mì Sài Gòn ở Singapore

Có một chàng trai Singapore vì mê bánh mì kẹp thịt kiểu Sài Gòn mà mở cửa hiệu bánh mì ngay tại Singapore. Anh muốn bánh mì kẹp thịt kiểu Sài Gòn không bị xem là món ăn hè phố tầm thường.

Wei Chan giới thiệu món bánh mì thịt tại Viet - inspired Deli 


Từ Saigon baguette
Đó là Wei Chan, chủ cửa hàng Viet - inspired Deli. Nằm trong trung tâm mua sắm Raffles City nhộn nhịp của Singapore, cửa hàng của anh trông khá bắt mắt với kiểu bài trí hiện đại và ấm cúng. Đặc biệt hơn, đây là nơi duy nhất ở Singapore bán bánh mì kẹp thịt "đúng điệu" VN.
Lẽ ra Chan đã nối nghiệp gia đình, trở thành ông chủ cửa hàng bánh ngọt (gia đình anh chuyên nghề làm bánh ngọt đã 23 năm qua với Công ty Pine Garden"s Cake khá nổi tiếng tại Singapore), nếu không có ngày anh bị món bánh mì "quyến rũ" lúc du học ở Canada.
"Lúc đó tôi thèm đồ ăn châu Á khủng khiếp. Ở Canada tìm đỏ con mắt cũng chẳng có chỗ nào bán thức ăn Singapore, tôi đành ăn tạm bánh mì kẹp thịt do người Việt bán. Gặm bánh mì riết rồi ghiền lúc nào không hay!" - anh vui vẻ kể lại.
Cái cảm giác "ngây ngất" khi cắn miếng bánh mì giòn rụm, tận hưởng sự hòa quyện giữa những miếng thịt thơm ngậy và những cọng đồ chua giòn ngọt lưu luyến theo Chan về đến tận Singapore.
Giờ đây, Chan đã có thể "ngây ngất" mỗi ngày khi chính tay anh làm ra được những ổ bánh mì "y hệt bánh mì VN" sau hơn hai năm trời mày mò thử nghiệm.
Ông chủ quán 34 tuổi cười tươi rói khoe rằng hiện mỗi ngày cửa hàng anh bán được trên 100 ổ bánh mì kẹp thịt mà anh đặt tên là "Saigon baguette" (bánh mì Sài Gòn). Khách hàng của anh chủ yếu là người Singapore, một số là sinh viên VN du học tại đây.
Để có được ổ bánh mì đúng kiểu Việt như hôm nay, Chan đã phải trải qua những ngày tháng "trần ai" với cả trăm lần làm thử rồi... đổ bỏ. Anh nói khó nhất là làm sao để bánh phải giòn nhưng lại có độ mềm vừa phải chứ không quá cứng như bánh mì Pháp hay quá dẻo như bánh sandwich.
Đến Viet - inspired Deli
Lúc đầu, anh mở cửa hàng Viet - inspired Deli vào tháng 3/2003 là để "lấy ngắn nuôi dài", bán những món Việt tương đối dễ chế biến như bún thịt nướng, bún gà nướng, gỏi cuốn, soda chanh, cà phê Trung Nguyên...
Đối với Chan, ẩm thực VN còn rất nhiều điều thú vị và bí ẩn chờ khám phá mà ổ bánh mì chỉ mới là ẩn số đầu tiên được "giải mã". "Món ăn Việt rất ngon nhưng tôi thấy nó vẫn chưa được tiếp thị đúng mức. Tôi rất tâm đắc với ý tưởng quảng bá ẩm thực VN thông qua hình thức cửa hàng bán thức ăn (deli) trên phạm vi toàn cầu và mong muốn được hợp tác với các bạn để triển khai ý tưởng này.
Khi cửa hàng đã khá ổn định và có khách quen thì Chan bắt tay vào nghiên cứu "bí kíp" làm bánh mì.
Kinh nghiệm làm bánh hơn 20 năm của gia đình cũng chẳng thể giúp anh có được ngay loại bánh mì VN như mong muốn.
Tháng sáu năm ngoái, Chan lặn lội sang VN "chỉ để ăn bánh mì và học cách làm bánh mì". Sau đó, anh may mắn gặp được các đầu bếp giỏi của CLB đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn như anh Đỗ Kiều Lân (chủ nhiệm CLB), Nguyễn Thành Vũ, Phạm Cao Sơn...
"Nhờ sự tư vấn của họ, cuối cùng tôi cũng đã cho ra lò mẻ bánh mì đạt tiêu chuẩn ISO đầu tiên vào ngày 5/5 năm nay" - Chan cười tươi nói.
Chan là người có cách ăn nói khá hài hước và hay pha trò trong lúc nói chuyện. Nhưng khi nhắc đến tâm huyết dành cho bánh mì nói riêng và ẩm thực VN nói chung thì anh lại trở nên cực kỳ nghiêm túc.
"Hình như ở VN, người ta chỉ xem ổ bánh mì thịt là một món ăn hè phố tầm thường. Nhưng đối với tôi, nó là một món ăn đặc biệt, thể hiện sự giao thoa trong văn hóa ẩm thực của Pháp và VN mà không nơi nào có được".
Chan rất chú trọng đầu tư cả nội dung lẫn hình thức cho loại bánh mì của cửa hàng. Anh nhập thịt jambon và patê từ Úc, sử dụng rau sạch và bao bì mẫu mã riêng, mời đầu bếp người Việt là chị Mai Thị Bảo Châu (trước đây làm ở khách sạn Sofitel Plaza, Sài Gòn) để cố vấn cách kết hợp các nguyên vật liệu sao cho hài hòa và đẹp mắt nhất.
"Tôi muốn đẩy hình ảnh ổ bánh mì lên một tầm cao hơn và hi vọng làm cho mọi người biết nhiều hơn về nó. Đó là cách đối xử công bằng nhất với món ăn tuyệt hảo này!" - anh nói.
Theo Thanh Trúc
^Xem Lại Trên