Điểm Tin Cập Nhật

Việt Nam: đấu đá chính trị giữa lúc kinh tế suy sụp


Theo các chuyên gia, việc bắt giữ một trong những ‘ông trùm’ ngân hàng phản ánh một cuộc tranh giành quyền lực rộng lớn hơn trong nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam về phương cách giải quyết những khó khăn kinh tế. 
Theo ABC News:

Anh Ba Dũng là Người Chiến Thắng 

  Những vụ bắt giữ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), vì các tội kinh tế không được xác định, khiến dư luận hoảng hốt, làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam mất đi khoảng 5 tỷ đô la và người gởi tiền hốt hoảng rút hàng trăm triệu đô la khỏi ACB.
Tuy nhiên, theo một phúc trình của Stratfor, một công ty tình báo toàn cầu về các vấn đề chính trị và kinh tế, “mối quan ngại lớn hơn nữa là nguy cơ bất ổn chính trị”
Vẫn theo Stratfor, “vụ bắt giữ ông Kiên có thể là dấu hiệu bất đồng ngày càng gia tăng trong giới lãnh đạo chính trị cũng như giữa các phe phái tại Việt Nam”.
Nhiều người cho rằng ông Kiên có mối quan hệ gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái của ông, chủ một ngân hàng tư nhân.
Kể từ những năm 1990, khi Việt Nam mở cửa về phương diện kinh tế thì quyền lực đã từ đảng Cộng sản chuyển sang Nhà nước. Và kể từ khi ông Dũng nắm chức thủ tướng vào năm 2006 thì quyền lực đã được chuyển vào tay ông này. Ông Dũng được cho là vị thủ tướng nhiều quyền nhất tại Việt Nam từ trước cho tới nay.
Ông Dũng đã sử dụng quyền lực của mình để thúc đẩy đà tăng trưởng một cách quyết liệt và ủng hộ mô hình phát triển kiểu các tập đoàn chaebol ở Hàn Quốc. Ông đã dựa vào các tập đoàn quốc doanh khổng lồ để thúc đẩy đà phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Thoạt đầu, tốc độ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam là hơn 7% và Việt Nam mau chóng thành điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm ngân hàng toàn cầu Standard Chartered, vốn sở hữu 15% cổ phần ACP.
Tuy nhiên, nay tốc độ tăng trưởng chỉ còn 4,4% trong nửa năm đầu 2012 và đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm gần 30% và các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng èo uột của Việt Nam nay đã tăng ở “mức đáng quan ngại” thì ngày càng có nhiều người lên tiếng chỉ trích ông Dũng.
Một cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam nói “Chưa bao giờ xã hội Việt Nam phải đương đầu với nhiều biến động mà đã làm suy yếu giới lãnh đạo đảng Cộng sản và đe dọa tới sự sống còn của toàn thể hệ thống chính trị như hiện nay”.
Hôm thứ Năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một trong những đối thủ chính trị chính của ông Dũng nói Việt Nam hiện đang chịu áp lực quan trọng vì sự tan vỡ các công ty quốc doanh.
Ông Sang chỉ trích sự suy thoái trong hệ tư tưởng chính trị và tinh thần cũng như lối sống của các quan chức. Ông cũng kêu gọi cải cách kinh tế và thực hiện những nỗ lực chống tham nhũng mới.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nhận định một trận tranh giành giữa các phe phái đã bắt đầu và “đấu trường chính là cải cách kinh tế và sự thành thật bao gồm lĩnh vực quốc doanh và ngân hàng và tình trạng tham nhũng ở mức độ lớn đã ăn sâu vào hệ thống chính trị”.
Sự bất mãn của quần chúng đã vài lần biến thành những cuộc phản kháng bạo động trong năm nay.
Giáo sư Thayer nêu ra ý nghĩa của quyết định tước quyền kiểm soát ủy ban phòng chống tham nhũng của Thủ tướng Dũng để chuyển sang cho Đảng.
Giáo sư Thayer nhận định: “Chủ tịch Sang và Tổng Bí thư Trọng nay đang lập đi lập lại một điệp khúc tuy đã cũ nhưng chính xác rằng tham nhũng là một trong những đe dọa lớn đối với tính chính danh của chế độ độc đảng ở Việt Nam”.
Ông Dũng trước đây đã bị sức ép vì những vụ tai tiếng tham nhũng trong các công ty quốc doanh mà ông cổ võ, và trong năm 2010 ông đã bị buộc phải thừa nhận trách nhiệm cá nhân cho vụ vỡ nợ của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin khổng lồ.
Các nhà quan sát tiên đoán vụ bắt giữ ông Kiên sẽ không buộc được ông Dũng phải từ chức nhưng sẽ có thêm nhiều đồng minh của ông sẽ bị chỉa mũi dùi.
Giáo sư Thayer nói ông Kiên có thể là người giàu có và nổi bật nhất cho tới lúc này, nhưng ông Kiên không phải là người đầu tiên và cũng chẳng phải là người cuối cùng.
Theo nhận định của các chuyên gia, bản thân ông Dũng đã thực hiện một nỗ lực để tự bảo vệ mình khi ông ca ngợi các nỗ lực của công an trong việc điều tra tình trạng tham nhũng trong việc cải cách ngân hàng đồng thời ông cũng kêu gọi trừng trị thủ phạm “cho dù chúng có là ai đi chăng nữa”.
AFP

0 comments cho " Việt Nam: đấu đá chính trị giữa lúc kinh tế suy sụp "

Cho Ý Kiến Của Bạn

Newer Post Older Post
^Xem Lại Trên