Bướm trắng của Nhất Linh
Bướm trắng của Nhất Linh
Hoàng Yên Lưu
Bướm trắng là một tiểu thuyết của Nhất Linh vào trước 1945, có lẽ là cuốn chót, xuất hiện vào năm 1939, trước khi ông dấn thân vào đường chính trị và rời khỏi Hà Nội vào năm 1941. Bướm trắng cũng là một tiểu thuyết tâm đắc của Nhất Linh vì nó phản ánh được quan niệm sáng tác của nhà văn tiền phong này.
Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh sau này nhìn lại tác phẩm của mình, đã đề ra 7 yếu tố tạo nên “một truyện hay” trong đó yếu tố thứ hai là vô cùng quan trọng:
“Điều thứ hai là những nhân vật đều có sự sống, có vẻ linh động (cả nhân vật chính và phụ) như những người chúng ta vẫn thấy hằng ngày bên cạnh chúng ta thời nay; mỗi người có tính nết tâm hồn rõ ràng, có những cử chỉ riêng và cách nói cũng không giống hẳn nhau. Những nhân vật đó là những “người” mà ta thấy hiện ra với đủ các tính tốt lẫn tính xấu của con người. Không có những nhân vật hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu, không thực tí nào như trong các tiểu thuyết luân lý của Tàu và ta, không có những nhân vật “tượng gỗ”, thiếu tính cách riêng nêu lên chỉ cốt làm những quân cờ để tác giả dùng trong việc bênh vực cái này, đả đảo cái khác”.
Bướm trắng có thể gọi là một tiểu thuyết tâm lý. Nó bao gồm những trạng thái tâm lý của các nhân vật trong tác phẩm, bề ngoài có lúc mâu thuẫn nhưng nhìn kỹ lại thì rất là “tính người”.
“Điều thứ hai là những nhân vật đều có sự sống, có vẻ linh động (cả nhân vật chính và phụ) như những người chúng ta vẫn thấy hằng ngày bên cạnh chúng ta thời nay; mỗi người có tính nết tâm hồn rõ ràng, có những cử chỉ riêng và cách nói cũng không giống hẳn nhau. Những nhân vật đó là những “người” mà ta thấy hiện ra với đủ các tính tốt lẫn tính xấu của con người. Không có những nhân vật hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu, không thực tí nào như trong các tiểu thuyết luân lý của Tàu và ta, không có những nhân vật “tượng gỗ”, thiếu tính cách riêng nêu lên chỉ cốt làm những quân cờ để tác giả dùng trong việc bênh vực cái này, đả đảo cái khác”.
Bướm trắng có thể gọi là một tiểu thuyết tâm lý. Nó bao gồm những trạng thái tâm lý của các nhân vật trong tác phẩm, bề ngoài có lúc mâu thuẫn nhưng nhìn kỹ lại thì rất là “tính người”.
Cốt truyện Bướm trắng rất sơ sài, không éo le, cầu kỳ nhưng vẫn lôi cuốn người đọc vì độc giả gặp ở đó những con người và cảnh ngộ gần gũi với mình (hay có thể là chính mình), hoạt động bình thường xen lẫn phản ứng bất thường, cái hữu ý bên cạnh cái vô tâm, điều ý thức xen lẫn hành vi vô thức.
Câu chuyện kể lại một sinh viên trường luật có tên là Trương. Trương đang học hành tấn tới thì phát giác ra mình bị bệnh lao, một chứng bệnh nan trị trước Đệ nhị Thế chiến. Thế là giấc mộng sự nghiệp của một thanh niên tự hào là tâm huyết có nguy cơ tan vỡ. Từ phút đó chàng bỏ học, bị giằng co bởi nỗi chán đời dù vẫn tha thiết yêu đời, chán sống nhưng vẫn bám vào hy vọng sống, toan buông xuôi tất cả nhưng vẫn khao khát yêu đương. Với tâm trạng này Trương đã gặp Thu, em gái một người bạn trên một chuyến xe điện. Thu có nhan sắc, dịu dàng và tế nhị đã lôi cuốn chàng trai đang bi quan, yếm thế.
Về phía Thu, nàng đã từng nghe anh mình là Mỹ nói về Trương, một sinh viên có triển vọng tương lai và là một chàng trai thanh nhã và thâm trầm. Cảm tình của Thu đối với Trương nảy nở làm nguồn hy vọng sống, được yêu của Trương và cả niềm tự tôn nơi chàng bừng lên. Tiếng sét ái tình bất ngờ giáng xuống tâm tư họ. Họ tìm đến nhau với cuộc tình e ấp và thơ mộng. Nếu đối với Thu, Trương là giấc mơ hạnh phúc, là nguồn đam mê và nàng sẵn sàng hy sinh cho chàng. Thì đối với Trương, Thu là biểu tượng đẹp, thanh cao, là cánh bướm chập chờn trước mắt chàng và chàng theo đuổi bóng hình nó vì nó là lẽ sống mà anh bám vào cho dù bị ám ảnh bởi cái chết. Có lúc Trương muốn giết Thu vì tình yêu thắm thiết của nàng khiến chàng càng đau khổ. Yêu trong phập phồng lo sợ không biết lúc nào mình phải rời cái phao cứu hộ là một nỗi khổ tâm của Trương. Nỗi giày vò thứ hai của chàng là sự giằng co giữa lòng ích kỷ chiếm hữu Thu và lòng vị tha hy sinh cho tình yêu, sao cho xứng đáng với nàng. Chàng nghĩ tới bỏ cuộc. Bao nhiêu mâu thuẫn trong lòng như thế, nên chàng chẳng được hưởng hương vị tình yêu mà luôn luôn chịu cay đắng và dằn vặt.
Trương tìm quên, sa vào trụy lạc, tiêu hết chút gia sản cha mẹ để lại. Thu tỉnh táo, tuy yêu trong đam mê, nhưng khi rõ nguyên nhân chán đời của Trương, sự sa ngã của Trương, nàng luôn luôn tìm đến anh và khuyến khích anh chữa bệnh. Nhưng tình nàng càng nồng nàn thì lòng ân hận của Trương càng gia tăng, nên Trương đã bỏ về Hải Phòng đi làm thư ký. Đã xuống dốc, cuộc đời của Trương lăn mau xuống vực thẳm. Nắm tiền quỹ trong tay, Trương mang ra huy hoắc chơi bời và cho một cô gái quen cũ tên Mùi, hiện đã trở thành một gái giang hồ thân tàn ma dại để cô ta làm lại cuộc đời. Vì thụt két, Trương phải vào tù và ra khỏi tù với chiếc đầu trọc. Trên một chuyến xe, cuộc tái ngộ cay đắng với những người quen biết trong đó có Thu khiến Trương cảm thấy khoảng cách giữa anh và nàng càng xa.
Trương lúc đó phát giác ra mình đã khỏi bệnh nhưng đồng thời cũng thấy tương lai đen tối: hết tiền, dĩ vãng quá nặng nề, cuộc sống sẽ là chuỗi ngày kéo dài buồn tẻ. Tái hợp với Thu chỉ mua thêm đau khổ cho cả hai người vì bản thân chàng trong những ngày còn lại sẽ phải cố gắng mệt mỏi trong yêu đương, trong cuộc sống lứa đôi sao cho xứng đáng tình yêu của Thu. Không có Thu cuộc đời vô nghĩa. Chàng nảy sinh hẹn Thu lần chót và tự tử.
Tuy nhiên, có lúc chàng mơ hồ nhận ra dù giông bão trước mắt nhưng đằng sau lại có bầu trời bình yên. Vào phút chót, trước kỳ hẹn gặp Thu, cũng đúng vào ngày giỗ mẹ, Trương giật mình và quyết định không đến chỗ hẹn và quay trở về mái nhà xưa tìm sự thanh thản trong cuộc sống. Lúc đó, chàng thừa biết không thể nối lại tình xưa với Thu được nữa. Muốn tìm hạnh phúc không phải theo cái bóng con bướm trắng mà nên nắm hạnh phúc trong tầm tay.
Nơi quê nhà có một cô gái ngây thơ, mộc mạc, xinh đẹp có tên là Nhan đã từ lâu chờ Trương trở về.
Tâm lý của Trương bộc lộ qua ý nghĩ, lời nói và hành động, cho dù có khi chỉ là một biểu lộ hoàn toàn vô thức và diễn biến tùy theo hoàn cảnh nhưng vẫn có một điểm chung: Chàng trai này bản chất tốt nhờ xuất thân từ một gia đình nền nếp và có học, lại học luật, thuộc loại thượng lưu trí thức trước 45. Với lòng tự tin khi bước vào đời nên ở Trương luôn luôn ẩn tàng niềm kiêu hãnh. Khi gặp Thăng, một trí thức ở Pháp về, Trương đã nói: “Anh ở Pháp không biết, chứ thanh niên Việt Nam, một thanh niên lý tưởng, chưa sống đã già rồi như sắp chết, biết mình sắp chết nên không còn chống lại làm gì nữa, buông xuôi tay để mặc cho trôi đến đâu thì đến”.
Một chàng trai như thế thì niềm tự tôn có thừa và cũng vì thế trong lúc tưởng mình sắp chết, nỗi cô đơn, tủi thân tràn ngập tâm tư, mặc cảm tự ti có dịp làm ngợp đức tự tin, nên trong tình yêu, trong cách ứng phó với đời, chàng tỏ ra chống đối, phá hoại một cách phi lý và có thể khiến người ngoài cuộc bất bình.
Bướm trắng là một tác phẩm mang lại nhiều điểm cách tân trong thể tiểu thuyết ở Việt Nam.
- Trước hết tác phẩm không còn đặt nặng ở một cốt truyện tình tiết éo le như Giết chồng báo thù chồng hoặc Đoạn tuyệt… mà nhắm phân tích bề sâu tâm lý của nhân vật. Nhân vật chính (Trương, Thu…) cũng như phụ (Phương, Mùi, Nhan và Quang…) đều có nét đặc thù, sống động trước mắt người đọc, cho dù ở thời tiền chiến hay hậu chiến vì họ gần gũi với chúng ta. Trong tác phẩm không có nhân vật hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Quá tốt như nhân vật trong Truyện Nôm (Kim Trọng trong Kiều, Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên, Lương Phương Châu trong Hoa tiên…) hay quá xấu như giới quan lại trong nhiều đoản thiên của Nguyễn Công Hoan (1903-1977) (như trong Kép Tư Bền, Đào kép mới…) đều xa rời con người thực. Điều cần nhấn mạnh, nhân vật trong Bướm trắng, kể cả nhân vật phụ đều có đời sống riêng hết sức nhân bản, góp phần vào việc xây dựng một cuộc sống giống như sự thực ngoài đời. Nhất là nhân vật phụ không đóng vai quân cờ trong tay nhà văn để nhắm làm nổi bật vai chính hay chủ đề của tác phẩm.
- Tác phẩm Bướm trắng cũng phản ánh lại tư duy mang chất “hiện sinh” của nền văn học thế giới trước Đệ nhị Thế chiến với Sartre của Pháp (tác phẩm La Nausee của Sartre ra đời 1938).
- Tới Bướm trắng, nghệ thuật viết tiểu thuyết ở ta qua ngòi bút của Nhất Linh đã nâng cao, mọi diễn biến trong truyện đều tự nhiên, chi tiết này nâng đỡ chi tiết khác, đẩy đưa nhau tới cao điểm và đưa tới kết cục hợp lý nhất chứ không cần sự can thiệp của tình cờ hay yếu tố ngoại lý nào khác.
- Tiếng Việt trong Bướm trắng cũng trong sáng hơn, giản dị và tế nhị hơn. Kể từ những tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Bá Học (1857-1921), Phạm Duy Tốn (1881-1924) trên Nam Phong (1917-1934) tới Bướm trắng (1939), chưa đầy hai thập niên chữ quốc ngữ đã tiến bước tiến dài tới thành tựu rực rỡ.
Nhất Linh là một nghệ sĩ, một họa sĩ, “bướm trắng” là một hình ảnh ông thường thích mô tả. Trong Đôi bạn ông từng vẽ cánh bướm bay trên nền trời mùa thu: “Nền trời lúc đó, Dũng thấy như một tấm lụa trong; một con bướm trắng ở vườn sau bay vụt lên cao rồi lẫn vào màu trời. Dũng tự nhiên nghĩ đến một bãi cỏ rộng trên đó có Loan và chàng, hai người cùng đi ngược lên chiều gió; nàng mặc một tấm áo lụa trắng và gió mát thơm mùi cỏ đưa tà áo nàng phơ phất chạm vào tay chàng êm như những cánh bướm”.
Màu trắng cũng là một màu Nhất Linh ưa thích vì nó đơn sơ và trong sạch. Áo trắng xuất hiện ở Đôi bạn và trong Bướm trắng nó là chiếc áo của Thu để ở phòng vắng mà Trương lén cầm lấy và hôn hít. Nhà thơ Huy Cận kể lại, khi ông chuẩn bị xuất bản tập Lửa thiêng, Nhất Linh ngỏ ý thích bài Áo trắng và yêu cầu đề tặng. Hình như “bướm trắng” và “áo trắng” gợi lại giấc mơ xưa rất đẹp của nhà văn thuở tay trắng mộng đầy.
Câu chuyện kể lại một sinh viên trường luật có tên là Trương. Trương đang học hành tấn tới thì phát giác ra mình bị bệnh lao, một chứng bệnh nan trị trước Đệ nhị Thế chiến. Thế là giấc mộng sự nghiệp của một thanh niên tự hào là tâm huyết có nguy cơ tan vỡ. Từ phút đó chàng bỏ học, bị giằng co bởi nỗi chán đời dù vẫn tha thiết yêu đời, chán sống nhưng vẫn bám vào hy vọng sống, toan buông xuôi tất cả nhưng vẫn khao khát yêu đương. Với tâm trạng này Trương đã gặp Thu, em gái một người bạn trên một chuyến xe điện. Thu có nhan sắc, dịu dàng và tế nhị đã lôi cuốn chàng trai đang bi quan, yếm thế.
Về phía Thu, nàng đã từng nghe anh mình là Mỹ nói về Trương, một sinh viên có triển vọng tương lai và là một chàng trai thanh nhã và thâm trầm. Cảm tình của Thu đối với Trương nảy nở làm nguồn hy vọng sống, được yêu của Trương và cả niềm tự tôn nơi chàng bừng lên. Tiếng sét ái tình bất ngờ giáng xuống tâm tư họ. Họ tìm đến nhau với cuộc tình e ấp và thơ mộng. Nếu đối với Thu, Trương là giấc mơ hạnh phúc, là nguồn đam mê và nàng sẵn sàng hy sinh cho chàng. Thì đối với Trương, Thu là biểu tượng đẹp, thanh cao, là cánh bướm chập chờn trước mắt chàng và chàng theo đuổi bóng hình nó vì nó là lẽ sống mà anh bám vào cho dù bị ám ảnh bởi cái chết. Có lúc Trương muốn giết Thu vì tình yêu thắm thiết của nàng khiến chàng càng đau khổ. Yêu trong phập phồng lo sợ không biết lúc nào mình phải rời cái phao cứu hộ là một nỗi khổ tâm của Trương. Nỗi giày vò thứ hai của chàng là sự giằng co giữa lòng ích kỷ chiếm hữu Thu và lòng vị tha hy sinh cho tình yêu, sao cho xứng đáng với nàng. Chàng nghĩ tới bỏ cuộc. Bao nhiêu mâu thuẫn trong lòng như thế, nên chàng chẳng được hưởng hương vị tình yêu mà luôn luôn chịu cay đắng và dằn vặt.
Trương tìm quên, sa vào trụy lạc, tiêu hết chút gia sản cha mẹ để lại. Thu tỉnh táo, tuy yêu trong đam mê, nhưng khi rõ nguyên nhân chán đời của Trương, sự sa ngã của Trương, nàng luôn luôn tìm đến anh và khuyến khích anh chữa bệnh. Nhưng tình nàng càng nồng nàn thì lòng ân hận của Trương càng gia tăng, nên Trương đã bỏ về Hải Phòng đi làm thư ký. Đã xuống dốc, cuộc đời của Trương lăn mau xuống vực thẳm. Nắm tiền quỹ trong tay, Trương mang ra huy hoắc chơi bời và cho một cô gái quen cũ tên Mùi, hiện đã trở thành một gái giang hồ thân tàn ma dại để cô ta làm lại cuộc đời. Vì thụt két, Trương phải vào tù và ra khỏi tù với chiếc đầu trọc. Trên một chuyến xe, cuộc tái ngộ cay đắng với những người quen biết trong đó có Thu khiến Trương cảm thấy khoảng cách giữa anh và nàng càng xa.
Trương lúc đó phát giác ra mình đã khỏi bệnh nhưng đồng thời cũng thấy tương lai đen tối: hết tiền, dĩ vãng quá nặng nề, cuộc sống sẽ là chuỗi ngày kéo dài buồn tẻ. Tái hợp với Thu chỉ mua thêm đau khổ cho cả hai người vì bản thân chàng trong những ngày còn lại sẽ phải cố gắng mệt mỏi trong yêu đương, trong cuộc sống lứa đôi sao cho xứng đáng tình yêu của Thu. Không có Thu cuộc đời vô nghĩa. Chàng nảy sinh hẹn Thu lần chót và tự tử.
Tuy nhiên, có lúc chàng mơ hồ nhận ra dù giông bão trước mắt nhưng đằng sau lại có bầu trời bình yên. Vào phút chót, trước kỳ hẹn gặp Thu, cũng đúng vào ngày giỗ mẹ, Trương giật mình và quyết định không đến chỗ hẹn và quay trở về mái nhà xưa tìm sự thanh thản trong cuộc sống. Lúc đó, chàng thừa biết không thể nối lại tình xưa với Thu được nữa. Muốn tìm hạnh phúc không phải theo cái bóng con bướm trắng mà nên nắm hạnh phúc trong tầm tay.
Nơi quê nhà có một cô gái ngây thơ, mộc mạc, xinh đẹp có tên là Nhan đã từ lâu chờ Trương trở về.
Tâm lý của Trương bộc lộ qua ý nghĩ, lời nói và hành động, cho dù có khi chỉ là một biểu lộ hoàn toàn vô thức và diễn biến tùy theo hoàn cảnh nhưng vẫn có một điểm chung: Chàng trai này bản chất tốt nhờ xuất thân từ một gia đình nền nếp và có học, lại học luật, thuộc loại thượng lưu trí thức trước 45. Với lòng tự tin khi bước vào đời nên ở Trương luôn luôn ẩn tàng niềm kiêu hãnh. Khi gặp Thăng, một trí thức ở Pháp về, Trương đã nói: “Anh ở Pháp không biết, chứ thanh niên Việt Nam, một thanh niên lý tưởng, chưa sống đã già rồi như sắp chết, biết mình sắp chết nên không còn chống lại làm gì nữa, buông xuôi tay để mặc cho trôi đến đâu thì đến”.
Một chàng trai như thế thì niềm tự tôn có thừa và cũng vì thế trong lúc tưởng mình sắp chết, nỗi cô đơn, tủi thân tràn ngập tâm tư, mặc cảm tự ti có dịp làm ngợp đức tự tin, nên trong tình yêu, trong cách ứng phó với đời, chàng tỏ ra chống đối, phá hoại một cách phi lý và có thể khiến người ngoài cuộc bất bình.
Bướm trắng là một tác phẩm mang lại nhiều điểm cách tân trong thể tiểu thuyết ở Việt Nam.
- Trước hết tác phẩm không còn đặt nặng ở một cốt truyện tình tiết éo le như Giết chồng báo thù chồng hoặc Đoạn tuyệt… mà nhắm phân tích bề sâu tâm lý của nhân vật. Nhân vật chính (Trương, Thu…) cũng như phụ (Phương, Mùi, Nhan và Quang…) đều có nét đặc thù, sống động trước mắt người đọc, cho dù ở thời tiền chiến hay hậu chiến vì họ gần gũi với chúng ta. Trong tác phẩm không có nhân vật hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Quá tốt như nhân vật trong Truyện Nôm (Kim Trọng trong Kiều, Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên, Lương Phương Châu trong Hoa tiên…) hay quá xấu như giới quan lại trong nhiều đoản thiên của Nguyễn Công Hoan (1903-1977) (như trong Kép Tư Bền, Đào kép mới…) đều xa rời con người thực. Điều cần nhấn mạnh, nhân vật trong Bướm trắng, kể cả nhân vật phụ đều có đời sống riêng hết sức nhân bản, góp phần vào việc xây dựng một cuộc sống giống như sự thực ngoài đời. Nhất là nhân vật phụ không đóng vai quân cờ trong tay nhà văn để nhắm làm nổi bật vai chính hay chủ đề của tác phẩm.
- Tác phẩm Bướm trắng cũng phản ánh lại tư duy mang chất “hiện sinh” của nền văn học thế giới trước Đệ nhị Thế chiến với Sartre của Pháp (tác phẩm La Nausee của Sartre ra đời 1938).
- Tới Bướm trắng, nghệ thuật viết tiểu thuyết ở ta qua ngòi bút của Nhất Linh đã nâng cao, mọi diễn biến trong truyện đều tự nhiên, chi tiết này nâng đỡ chi tiết khác, đẩy đưa nhau tới cao điểm và đưa tới kết cục hợp lý nhất chứ không cần sự can thiệp của tình cờ hay yếu tố ngoại lý nào khác.
- Tiếng Việt trong Bướm trắng cũng trong sáng hơn, giản dị và tế nhị hơn. Kể từ những tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Bá Học (1857-1921), Phạm Duy Tốn (1881-1924) trên Nam Phong (1917-1934) tới Bướm trắng (1939), chưa đầy hai thập niên chữ quốc ngữ đã tiến bước tiến dài tới thành tựu rực rỡ.
Nhất Linh là một nghệ sĩ, một họa sĩ, “bướm trắng” là một hình ảnh ông thường thích mô tả. Trong Đôi bạn ông từng vẽ cánh bướm bay trên nền trời mùa thu: “Nền trời lúc đó, Dũng thấy như một tấm lụa trong; một con bướm trắng ở vườn sau bay vụt lên cao rồi lẫn vào màu trời. Dũng tự nhiên nghĩ đến một bãi cỏ rộng trên đó có Loan và chàng, hai người cùng đi ngược lên chiều gió; nàng mặc một tấm áo lụa trắng và gió mát thơm mùi cỏ đưa tà áo nàng phơ phất chạm vào tay chàng êm như những cánh bướm”.
Màu trắng cũng là một màu Nhất Linh ưa thích vì nó đơn sơ và trong sạch. Áo trắng xuất hiện ở Đôi bạn và trong Bướm trắng nó là chiếc áo của Thu để ở phòng vắng mà Trương lén cầm lấy và hôn hít. Nhà thơ Huy Cận kể lại, khi ông chuẩn bị xuất bản tập Lửa thiêng, Nhất Linh ngỏ ý thích bài Áo trắng và yêu cầu đề tặng. Hình như “bướm trắng” và “áo trắng” gợi lại giấc mơ xưa rất đẹp của nhà văn thuở tay trắng mộng đầy.