Điểm Tin Cập Nhật

0

Chính phủ Philippines tiết lộ máy bay do thám Mỹ đã cung cấp tin tình báo về hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tiết lộ này đặt ra câu hỏi về lập trường trung lập của Mỹ trong cuộc tranh chấp nhiều bên.
Máy bay P-3 Orion của hải quân Mỹ đã thường xuyên bay trên các khu vực mà Manila nói thuộc chủ quyền của họ, nhưng cũng là vùng mà Trung Quốc điều động tàu chiến.
Khi được hỏi về giá trị thông tin, ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói: “Nó rất quan trọng cho chúng tôi.”
“Chúng tôi quan tâm những gì đang xảy ra ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, bên trong thềm lục địa, và muốn biết có sự xâm phạm không.”
Philippines đã liên tục kêu gọi đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc.


Mặc dù Washington khẳng định không theo phe nào tại Biển Đông, Mỹ cũng đã giúp nâng cấp quân đội Philippines.
Khi được hỏi máy bay do thám có mâu thuẫn với chủ trương trung lập của Mỹ, ông del Rosario nhấn mạnh quan hệ gần gũi giữa Mỹ và Philippines.
Theo ông, hai nước có hiệp ước quốc phòng, cho phép giúp đỡ nhau khi có xâm lược.
Ông cũng nói Hoa Kỳ muốn duy trì hòa bình ở châu Á – Thái Bình Dương và bảo đảm tự do đi lại ở Biển Đông.
“Trong bối cảnh đó, chúng tôi tin họ có quyền có mặt,” ông nói.
“Và chúng tôi cũng muốn họ có mặt,” ông kết luận.
Ông tiết lộ máy bay do thám Mỹ đã hoạt động ít nhất từ năm 2010, khi ông lên làm ngoại trưởng.
Ngoại trưởng Philippines nói đang cân nhắc mua thêm “một hoặc hai” tàu của Mỹ.

 Theo BBC
0
Chuyện Điếu Cày tuyệt thực để phản đối nhà cầm quyền  Cộng Sản Việt Nam thực hiện chính sách đàn áp và bóp nghẹt tự do ngôn luận , trong việc này dư luận trong và ngoài nước phản ứng ra sao xin tổng hợp một số bài viết và các nhận xét của cư dân mạng facebook .

Một note của Facebooker Hoàng Ngọc Diêu đưa ra như sau:

Hôm qua nay trên mạng lại rộ lên chuyện một tù nhân lương tâm khác là anh Điếu Cày bị "Lật tẩy chiêu tuyệt thực" được đăng trên báo công an (http://www.cand.com.vn/vi-VN/toiphama-z/2013/7/205021.cand). 
Nguyên bản trên tờ cand.


Bà con lại gởi tin nhắn hỏi lung tung nhưng tớ bận rộn quá nên không trả lời nhiều. Thôi thì làm lẹ cái note để trả lời chung. Tổng quát có vài điểm đáng chú ý:

1. Có lẽ đã rút kinh nghiệm, bức hình đăng trên tờ CAND đã rút bỏ hết những thông tin quan trọng nhất trong "header" về ngày chụp, ngày chỉnh..v.v... cho nên không thể phân tích được ở khía cạnh này.

2. Bức hình được đăng nhỏ hơn bình thường (?) có lẽ để dễ che đậy những chi tiết "tinh tế" của nó.

3. Nếu phóng to lên (chừng 300%) thì sẽ thấy những điểm quá hiển nhiên, ví dụ:


- Tại sao hai phía vai của anh "Điếu Cày" ở đây bị mờ một cách giả tạo như vậy?
- Nếu phóng to lên thì càng rõ tính mờ của nó.
- Đặc biệt nếu tách kênh (channel) màu đỏ (R) thì càng lồ lộ.. một toà thiên nhiên ;). Chi tiết mờ này mang tính chất giả tạo (artificial) và chắc chắn không phải do độ run khi chụp hình vì nếu run, ảnh sẽ mờ toàn diện.

4. Tông màu da (skin tone) cũng là một chi tiết lý thú. Nếu một bức hình nguyên vẹn, không chỉnh sửa, không cắt ghép thì skin tone phải có giá trị "histogram" đồng nhất. Ví dụ, lấy một mảng "skin tone" trên trán và một mảng skin tone trên ngực có màu sắc tương tự (visually similar) để đo nhưng kết quả thì density và color hue bị xê dịch rất xa.


5. Cánh tay phải của anh "Điếu Cày" rõ ràng ghép (vào nền có hình TV) vì cắt quá vụng. Tính vụng về càng rõ khi phóng to ra. Chú ý chi tiết cách tay phải nằm sau chiếc ghế ở đoạn gần vai phía tay phải.

6. Giữa đầu và vai của anh "Điếu Cày" có bóng râm giả tạo và phi lý, mặt trái và vai thì sáng nhưng cổ cũng nằm ở một phía thì lại sẫm hoàn toàn. Dấu cắt ghép và làm mờ vẫn còn (khu vực từ cằm lên đến cổ phía tay trái của anh "Điếu Cày" hoặc phía tay phải khi mình nhìn vào bức hình).

7. Ngoài ngón tay của người đưa thố cơm bị cắt một cách vụng về (đó là chưa kể màu da của người đưa cơm không phải da người bình thường), ngón tay phải của anh Điếu Cày cũng bị cắt cụt một cách phi lý. Không ai xoè tay ra cầm một vật gì mà lại co ngón tay cái lại (ngoại trừ ngón này bị đứt).

8. Nếu điều chỉnh màu da của cánh tay "đưa cơm" kia thành màu da có sắc độ bình thường thì anh "Điều Cày" sẽ ra thế này:


Có lẽ những chiêu "lật tẩy" của báo chí đảng vẫn còn hiệu nghiệm vì không phải ai cũng ngồi đó mà soi một cách tinh tế cho nên chúng vẫn nghiễm nhiên sống dài dài thôi....(hết Note)

Đó là một trong những số hàng ngàn bình luận và phẫn nộ trước nhữn thủ thuật " đổi trắng thay đen" mà trong hàng thập kỷ nhà cầm quyền đã áp dụng để đánh lừa dư luận đồng bào bị cư dân mạng phát hiện . 
Sau đây là những lời bình luận của các facebooker trước sự việc trên. Ảnh chụp lại màn hình :



Giới Blogger và dư luận trong nước bất bình trước hành động này của Báo Công An 


Sáng ngày 31/7/2013 tại trụ sở báo CANN số 92 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội xảy ra cuộc biểu tình của thân nhân blogger Điếu Cày ( Nguyễn Văn Hải ) và nhiều bloggers, Facebookers ..... phản đối tờ báo Công An đã có bài viết vu khống, bịa đặt về việc tuyệt thực trong tù của anh Nguyễn Văn Hải ( blogger Điếu Cày)








Quốc Huy tổng hợp từ facebook

0
Mỹ Tho
(Từ năm 1969 đến 1970)

0

Điện Ảnh Sài Gòn Trước 1975






Phim chuyển thể từ tác phẩm Đừng Gọi Anh Bằng Chú của Nguyễn Đình Thiều, do cố đạo diễn Bùi Sơn Duân chỉ đạo diễn xuất.
Là bộ phim màu do Trần Quang, Bạch Tuyết, Đoàn Châu Mậu, Nguyễn Thị Tường Vy đóng chính. 
Trong phim, Trần Quang là kỹ sư cơ khí du học từ Pháp về, nhưng không thích làm công chức hay làm công cho người ta, mà lên một tỉnh nhỏ vùng cao nguyên mở tiệm sửa xe hơi. Gặp lại người bạn cũ là anh của Bạch Tuyết, hai người này xúi Trần Quang đi buôn lậu quốc tế vùng Việt Miên Thái. Họ đụng độ thổ phỉ... Đây là loại phim hành động... và có những cảnh cũng mát mẻ....
Phim được trình chiếu khắp châu á thời bấy giờ...
0
Phim kinh dị do Đỗ Tiến Đức đạo diễn. 
Các diễn viên chính: Thẩm Thúy Hằng, Bảo Ân....
Đây là một trong những bộ phim màu được thực hiện gần ngày 30/4/1975 nên chưa được trình chiếu tại Sài Gòn.
Nhạc Phim là ca khúc Trăm Ngản Thương Nhớ : Mất anh rồi xa anh rồi ,hoa đã tàn nhụy đã phai.....


0
Thành phần kịch sỹ  và diễn viên ưu tú : 
Thành Được, Kiều Chinh, Kim Cương, 
Thanh Việt, Vũ Thành An, Ngọc Phu
Nhạc Trong Phim với giọng ca ngọt ngào của Elvis Phương

0

Thành ngữ tiếng Anh thông dụng: Jack Of All Trades (VOA)




Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, nhanh chóng: Các chương trình học tiếng Anh của Ban Việt ngữ VOA (VOA Learning English for Vietnamese) có thể giúp các bạn cải tiến kỹ năng nghe, hiểu rõ cấu trúc và ngữ pháp, và sử dụng Anh ngữ một cách chính xác. Xem thêm: http://www.voatiengviet.com/section/h...

Learning English - American Idioms - English in a Minute

Chương trình luyện nghe nói và học thành ngữ tiếng Anh, tiếng lóng ở Mỹ qua video: 'Anh Ngữ Trong Một Phút', chú trọng các thành ngữ mà người Mỹ hay dùng.

Người Mỹ có những từ mang nhiều nghĩa. Nếu bạn đã từng tiếp xúc với người Mỹ, có lẽ bạn đã nghe câu 'Jack Of All Trades.'

Cụm từ này trong tiếng Mỹ cho bạn biết nhiều về một người nào đó. Nó có nghĩa là người này làm được rất nhiều việc.

Jack-of-all-trades là cách để miêu tả một người nào đó biết làm nhiều việc, hoặc có nhiều nghề khác nhau. Khi nói người nào là Jack-of-all-trades thì có nghĩa là người đó có nhiều kỹ năng, nhiều tài chuyên môn.

Cũng là cụm từ này, nhưng khi ta nói 'Jack of all trades, master of none,' thì có nghĩa là người đó làm được nhiều việc lắm nhưng không thể tập trung để nắm vững chuyên môn về một ngành nghề nào.

Trong tiếng Mỹ, cụm từ này có thể được dùng cả trong tình huống trang trọng lẫn thân mật.

Thành ngữ tiếng Anh thông dụng: Go With The Flow (VOA)





Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, nhanh chóng: Các chương trình học tiếng Anh của Ban Việt ngữ VOA (VOA Learning English for Vietnamese) có thể giúp các bạn cải tiến kỹ năng nghe, hiểu rõ cấu trúc và ngữ pháp, và sử dụng Anh ngữ một cách chính xác. Xem thêm: http://www.voatiengviet.com/section/h...

Learning English - American Idioms - English in a Minute

Chương trình luyện nghe nói và học thành ngữ tiếng Anh, tiếng lóng ở Mỹ qua video: 'Anh Ngữ Trong Một Phút,' chú trọng các thành ngữ mà người Mỹ hay dùng.

'Go with the flow' là thành ngữ để dùng trong nhiều cách. Thành ngữ này bắt nguồn từ việc ngắm một dòng sông...

Khi dòng sông chảy siết, rất khó để chúng ta bơi ngược dòng. Khi các bạn "go with the flow," thì các bạn bơi theo hướng của dòng sông, như vậy sẽ bơi nhanh hơn. Giống như vậy, người "goes with the flow" là người sẵn sàng thích nghi, chiều theo các bạn khác để cùng tham gia một sự kiện nào đó.

Như vậy "go with the flow" mang cùng ý với "do what other people are doing" (làm giống như mọi người) hoặc "follow the crowd" (làm theo đám đông.)

Tóm lại, khi bạn nói "go with the flow" thì bạn sẵn sàng thay đổi chương trình đã định trước để hòa nhập với mọi người.
0
   Học Tiếng Anh Theo Chương Trình Của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ                                                    VOA           
 Thành Ngữ Tiếng Anh Thông Dụng



Thành ngữ tiếng Anh thông dụng: Get Outta Here (VOA)


Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, nhanh chóng: Các chương trình học tiếng Anh của Ban Việt ngữ VOA (VOA Learning English for Vietnamese) có thể giúp các bạn cải tiến kỹ năng nghe, hiểu rõ cấu trúc và ngữ pháp, và sử dụng Anh ngữ một cách chính xác. Xem thêm: http://www.voatiengviet.com/section/h...

Learning English - American Idioms - English in a Minute

Chương trình luyện nghe nói và học thành ngữ tiếng Anh, tiếng lóng ở Mỹ qua video: 'Anh Ngữ Trong Một Phút', chú trọng các thành ngữ mà người Mỹ hay dùng.

Người Mỹ có những từ mang nhiều nghĩa. Nếu bạn đã từng tiếp xúc với người Mỹ, có lẽ bạn đã nghe câu này: 'Get out of here!'

Thông thường, khi người ta nói "Get out of here!" (Ra khỏi chỗ này) thì họ có ý yêu cầu người đối diện đi chỗ khác. Nhưng trong tiếng Mỹ, khi dùng câu này theo một số cách nào đó, ý nghĩa có thể thay đổi hoàn toàn!

Trong lúc trò chuyện vui vẻ, khi ta nói "Get out of here!" thì có nghĩa là một cái gì khó tưởng tượng, "I can't believe it!" hoặc cái gì hoàn toàn bất ngờ, "No way!"

Đó là một câu thông dụng của người Mỹ, được dùng với bạn bè, bà con hay đồng nghiệp.

Cách nói ra câu này, đi kèm với nét mặt của bạn cũng làm nó thay đổi ý nghĩa.

Nếu bạn gằn giọng và có nét mặt giận dữ, điều đó có nghĩa là bạn đuổi người đối thoại đi.

Còn nếu bạn dùng giọng hớn hở, nét mặt vui tươi, thì câu này mang nghĩa kia, tức là lạ lùng, ngạc nhiên, khó tưởng tượng nổi.




Thành ngữ tiếng Anh thông dụng: Game Plan (VOA)




Chương trình luyện nghe nói và học thành ngữ tiếng Anh, tiếng lóng ở Mỹ qua video: 'Anh Ngữ Trong Một Phút,' chú trọng các thành ngữ mà người Mỹ hay dùng.

Câu nói "What's the game plan?" rất phổ biến trong tiếng Anh Mỹ.

'A game plan' là một cách nói khác của từ 'plans', các kế hoạch; hoặc 'a plan of action', một chuỗi kế hoạch. Về cơ bản, khi bạn nói 'What's the game plan?' trong một cuộc đối thoại, người đối diện sẽ hiểu rằng bạn đang hỏi các chi tiết về một kế hoạch nào đó trong tương lai.

Trong thể thao, a game plan mang nghĩa đen, tức là một chuỗi các chiến thuật để chiến thắng một cuộc thi đấu. Nếu không phải bạn đang nói về thể thao thì a game plan cơ bản cũng có nghĩa tương tự, nhưng thay vì cố gắng chiến thắng cuộc đấu, bạn có thể chỉ đang nói về kế hoạch đi ăn tối, xem một vở kịch, hay thậm chí xem một trận đấu.



0
Ảnh: GETTY IMAGES
Anh Vũ (RFI)
Bóng đá ngày nay đã trở thành môn chơi có sức phổ biến và hấp dẫn nhất trên thế giới. So với nhiều môn thể thao thi đấu khác thì bóng đá mới chỉ có lịch sử hình thành và phát triển trên 150 năm, nhưng đây lại là môn chơi của hơn 250 triệu người trên toàn hành tinh và có hàng tỷ người hâm mộ.Thể thao chủ nhật hôm nay xin được trở lại với cội nguồn của môn thể thao vua này.

Tạp chí Thể thao 28.07.2013
(13:51)
Thể thao chủ nhật hôm nay xin được trở lại với cội nguồn của môn thể thao vua này qua phần trao đổi với nhà xã hội học, sử học chuyên về lĩnh vực thể thao và nhất là trong môn túc cầu, ông Paul Diestchy, tác giả cuốn Lịch sử bóng đá, do nhà xuất bản Perrin phát hành. Cuộc phỏng vấn do các đồng nghiệp chương trình "Radio foot International" của RFI thực hiện
Trước tiên xin ông cho biết lý do để viết cuốn Lịch sử bóng đá ?
Với lý do trước hết bóng đá cũng có những câu chuyện lớn trong môn chơi. Đã có không ít các câu chuyện về bóng đá đã được báo chí ghi lại.
Điều mà tôi muốn là viết một cuốn sách sử, một cuốn sách mà trong đó bóng đá cũng là một phần quan trọng trong lịch sử thế giới hơn 150 năm qua. Qua môn bóng đá người ta có thể thấy được sự phát triển của xã hội, sự phát triển của con người, mà những con người trong môn bóng đá có lẽ chiếm đến một nửa nhân loại. Người ta cũng nhìn thấy ở đó sự phát triển của kỹ thuật. Đó là mục đích viết cuốn sách này của tôi.
Trong cuốn Lịch sử bóng đá, ông cho rằng người Anh không hẳn đã phát minh ra môn bóng đá. Điều này có ngược với những gì người ta vẫn nghĩ từ trước tới nay ?
Dẫu sao ở một chừng mực nào đó cũng có thể nói người Anh phát minh ra môn bóng đá, đó là ở khía cạnh họ là những người đã ấn định ra các luật chơi bóng mà đến giờ chúng ta vẫn còn tuân theo. Phần lớn các luật lệ trong bóng đá đều được hình thành từ thời 1863 đến 1891. Có thể nói, người Anh đã làm được cái việc hợp lý hóa môn chơi. Còn việc con người chơi với trái bóng thì người ta có thể thấy ở hầu như khắp trên thế giới và đã từ rất lâu rồi, thậm chí từ thời cổ đại đã xuất hiện những trò chơi với trái bóng. Vào thời kỳ hiện đại, ở châu Âu đặc biệt là ở Pháp và Anh, đã tồn tại nhiều trò chơi với trái bóng, nhưng cách chơi thì có phần thô bạo và vô tổ chức. Về sau ở Ý đã ra đời một ctrò chơi bóng có tên gọi là Calcio Forentino, một thứ trò chơi được phổ biến ở vùng Florentina. Đây là một môn bóng chơi có tổ chức khá chặt chẽ. Các đội chơi cũng có những vị trí có thể nói là đã mang hình hài gần như của bóng đá ngày nay.
Còn một môn bóng nữa ra đời trước bóng đá và được chơi theo luật lệ đó là môn bóng có tên gọi La soule được coi là tổ tiên của Rugby và bóng đá nhưng cách chơi rất bạo lực. Chính hậu thế của môn La soule là rugby và bóng đá đã loại bỏ cái phần thô bạo của môn soul.
La soule là môn thi thố giữa người dân các làng, các giáo xứ đạo với nhau hay giữa những người đàn ông có gia đình với những người chưa lập gia đình …. và được chơi một hai lần mỗi năm vào những dịp cần phải giải quyết, phân giải thắng thua với nhau về vụ việc gì đó. Người ta thi thố nhau quyết liệt thậm chí cho đến chết. Tất cả các ngón đòn đều được chấp nhận. Đấu Soule phổ biến ở vùng Bretange, Normandie Pháp và Anh. Từ những năm 1840 thì trò thi đấu bị chấm dứt khi những người quản lý chính quyền nhận thấy đây là một trò chơi thái quá và vô ích. Bóng đá và bóng bầu dục đã được điều chỉnh nhằm giảm bớt các động tác, cách chơi bạo lực
Ông có nói trong cuốn sách, chính sự phát triển xã hội đã làm cho bóng đá sản sinh ra các luật chơi ?
Luật chơi tương ứng với 2 giai đoạn phát triển của xã hội. Ở giai đoạn phát triển từ thế kỷ thứ 16, khi đó các hoạt động trong xã hội đã giảm bớt tính bạo lực, các tập quán cũng trở nên ôn hòa và bóng đá cũng nằm trong tiến trình phát triển đó của xã hội. Đặc biệt là ở Anh Quốc, đây là vấn đề được đặt ra trong thiết chế trường học. Trong khoảng nửa đầu thế kỷ 19 trong các trường học ở Anh, các trường tư dù đã được chọn lọc rất kỹ nhưng vẫn xảy ra các vụ bạo lực thái quá.
Bắt đầu từ những năm 1840 – 1850. Ở Anh người ta lập ra hàng loạt các quy định để đưa học sinh vào kỷ cương. Trong đó có việc cho các học sinh chơi bóng đá. Bóng đá giúp cho học sinh giải tỏa ức chế mà là giải tỏa trong khuôn khổ quy định đặc biệt cụ thể.
Có phải bắt đầu từ đó Luật Cambridge, mà nhiều người vẫn cho đó bộ luật cơ sở để chơi bóng đá đã ra đời ?
Luật Cambridge là bộ luật cho bóng đá được chơi trong khuôn khổ của trường đại học Cambridge. Nó có hơi khác một chút, nhưng đúng là các điều Luật Cambridge đã được làm cơ sở có rất nhiều điều luật bóng đá đầu tiên ra đời năm 1863.
Người ta đã hệ thống hóa được các luật chơi đầu tiên giống với những quy định hồi năm 1846. Sau đó người ra cho ra đời 14 điều luật chơi bóng đá vào năm 1863 và gần như được ấn định từ đó. Trong cuốn Lịch sử bóng đá ông có nói đến 16 cầu thủ đối đầu với 16 cầu thủ. Khi nào thì bắt đầu có luật chơi mỗi đội 11 người ?
Khó khăn nhất trong các luật chơi bóng năm 1863 đó là áp dụng nó thế nào.Bởi vì khi đó chưa có các câu lạc bộ. Nhưng với Cúp nước Anh được ra đời năm 1871- 1872, từ đó trở đi mới có quy định chơi bóng với 11 người và một số luật chơi quan trọng mới được phổ biến. Năm 1863 vẫn là một mốc quan trọng bởi vì nó đánh dấu sự phân tách rõ ràng giữa bóng đá và bóng bầu dục. Nhưng Cúp nước Anh còn quan trọng hơn nữa vì môn chơi bóng này đã thành công rực rỡ. Chính nhờ Cúp nước Anh mà hiệp hội bóng đá đưa vào phổ biến các luật chơi và nhất là luật 11 người.
Có một mốc thời gian quan trọng trong cuốn sách của ông đó là 1886. Đó là thời điểm đầu tiên thủ môn được quyền chơi bóng bằng tay. Hai câu hỏi đặt ra, tại sao lại phải đợi đến khi đó và trước đó thì thủ môn chơi bóng ra làm sao ?
Trước đó người ta thống nhất với nhau là đôi khi không có thủ môn hoặc thủ môn chỉ được chơi bóng bằng chân. Ở đây so với những luật được quy định, nhưng không hẳn bị bắt buộc phải áp dụng ở chỗ này chỗ khác. Giữa thủ môn và sự phát triển môn chơi có liên quan đến nhau. Tức là trước đó cho đến năm 1870, các cầu thủ chơi với nguyên tắc, cầu thủ chơi bóng bị đối phương cướp bóng thì cầu thủ này sẽ bị thay thế bằng một cầu thủ khác. Bắt đầu từ năm 1880 bắt đầu có sự chuyên môn hóa vai trò. Đã chuyên môn hóa thì có nghĩa là chuyên môn hóa vai trò của thủ môn. Khi đó thủ môn là người duy nhất được phép chơi bằng tay. Bắt đầu từ năm 1880, chúng ta bắt đầu thấy sự phân chia như thủ môn, các hậu vệ, tiền vệ và tấn công. Đó là do có sự chuyên môn hóa vai trò của các cầu thủ.
Chúng ta sẽ nói về luật về thời gian thi đấu, sân bãi, hình và kích thước sân chơi và trái bóng. Khi nào thì người ta đưa vào hệ thống quy định kích thước trái bóng, sân bãi và cả trọng lượng của bóng ?
Ngay từ 1863 người ta đã cố gắng ấn định những quy định tối đa, tối thiểu về chiều dài, chiều rộng sân đấu hay kích thước trái bóng v.v… Thường thì khi đó trái bóng trông vẫn giống như những quả trùy nặng trịch vì được làm bằng da, không kín lắm mỗi khi có trời mưa, bóng bị nặng đến cả vài cân. Nhìn chung thì giai đoạn đánh dấu sự ra đời của các quy định cho bóng đá hiện đại đó là vào khoảng từ 1863 đến 1871. Đến năm 1871 thì tất cả các luật chơi quan trọng như Penalty, trọng tài trên sân… đã có và như vậy có thể nói bóng đá hiện đại ra đời từ đó.
Ban đầu các trọng tài được đưa vào sân gồm 2 người, một người quan sát từ xa. Cuối cùng thì chỉ còn lại 1 trọng tài trên sân ?
Lý do rất cụ thể đó là vì những học sinh cũ của trường Public school, một trường học của con em giới quý tộc. Họ cho rằng một người quân tử thì không thể bị nghi ngờ gian lận. Có trọng tài tức là bắt đầu đã có sự nghi ngờ cầu thủ chơi gian lận. Điều hoàn toàn có thể hiểu được trong một môn chơi có sự tranh giành thì khôgn thể tránh được sự gian lận có thể xảy ra. Ban đầu, nếu có một cầu thủ chơi gian thì chính các cầu thủ sẽ báo hiệu, nhưng nhân vô thập toàn, vì thế cách làm này không kéo dài bao lâu. Đến năm 1880 người ta đã bắt đầu áp dụng bố bố trí các Umpires, tức người phân xử trong trận đấu. Mỗi đội bóng có một người được coi là trọng tài của mình đứng bên lề sân cỏ. Họ có mặt ở đó để thống nhất nhau khi có tranh cãi. Sau đó bóng đá đã trở nên làm một môn thể thao trình diễn, bắt đầu chuyên nghiệp hóa thì vai trò của trọng tài cũng chuyên nghiệp hơn. Năm 1885 lần đầu bóng đá chuyên nghiệp ra đời, khi đó cần phải có một trọng tài để buộc mọi người thống nhất với nhau. Và từ năm 1890, chúng ta có một trọng tài được đưa vào sân, đó là nhân vật chưa được biết nhiều đến trên sân.
Nhưng có thể các Umpire đó chính là ông tổ của trọng tài video vì chủ yếu họ có nhiệm vụ theo dõi những gì diễn ra trên sân, các cầu thủ thời đó có chấp nhận quyết định của 2 Umpire đó không ?
Chắc chắn là không vì sau đó người ta buộc phải đưa thêm một trọng tài độc lập có quyền tối cao. Không nên hiểu là những chàng quân tử thời đó chơi bóng đều thật thà cả, hơn nữa bóng đá bắt đầu phổ biến ra các tầng lớp xã hội khác và các cầu thủ không phải ai cũng tuân thủ các luật chơi. Các cầu thủ đều muốn giành phần thắng nên không mấy khi tôn trọng các quyết định của người phân xử. Sự phát triển xã hội đó của bóng đá dẫn đến việc cần thiết phải có một trọng tài.
Ông nói các điều luật ban đầu đó gần như được giữ lại hết cho đến đầu thế kỷ 20. Sự phát triển nào diễn ra trong 110 năm tiếp sau đó ?
Vẫn đề lớn nhất là việt vị. Người ta đã đề cập đến việc này từ rất sớm. Ngay từ đầu thế kỷ 20, hệ thống luật việt vị. Một cầu thủ chơi trên nửa sân của đối phương khi nhận bóng thì bắt buộc phải đứng trên 3 cầu thủ đối phương, tức là trước mặt anh ta phải là thủ môn và hai hậu vệ. Như vậy rất dễ đặt cầu thủ đối phương vào thế việt vị. Đầu những năm 1920, người ta nhận thấy ở Anh là số lượng các bàn thắng giảm đi nhanh chóng vì các đội bóng biết tận dụng hệ thống luật việt vị. Năm 1925, người ta quyết định sửa đổi luật việt vị cho dễ chơi hơn. Như vậy, để bị rơi vào vị trí việt vị chỉ khi cầu thủ nhận bóng ở vị trí giữa thủ môn và một hậu vệ đối phương. Kết quả là bàn thắng được ghi nhiều hơn và kéo theo đó là các chiến thuật đội hình chơi bóng mới cũng được ra đời. Luật việt vị năm 1925 là một trong những cải cách quan trọng diễn ra trong cách chơi bóng. Kể từ những năm 1950 khi có các quy định thay người cũng đã làm thay đổi nhiều cách chơi bóng. Tiếp đó có một vài cải tiến về luật như phạt thẻ vàng, thẻ đỏ cũng bắt đầu xuất hiện từ năm 1968. Bắt đầu từ những năm 1980, 1990 hàng loạt các cải tiến luật cũng được thực hiện nhằm đem lại cho cách chơi bóng hấp dẫn hơn và nhất là tránh được nguy hiểm, thí dụ như phạt thẻ đỏ cho những cú ngáng bóng từ phía sau. Đây cũng là điều luật không phải lúc nào cũng được áp dụng.
Người ta nhận thấy bóng đá là môn ít thay đổi luật chơi. Người ta đã định bổ sung một số quy định mới về trân đấu, thí dụ như luật bàn thắng vàng, đưa vào rồi lại phải rút. Vậy có thể nói bóng đá là một môn thể thao bảo thủ ?
Đúng là có người nói bóng đá là môn thể thao bảo thủ, là vì các luật lệ của nó vẫn đúng ngay từ lúc sơ khai. Các luật chơi có phát triển nhưng khá chậm. Chỉ có vài cải tiến về luật việt vị, số lượng cầu thủ vào sân thay người hay một số quy định xử phạt khác, nghiêm khắc hơn. Còn lại không có nhiều thay đổi lắm. Lý do vì sao ? Điều gì không ổn trong môn chơi này? Điều không ổn đó chính là số lượng bàn thắng.
Các cải tiến trong bóng đá hiện tại là những cải tiến có lẽ để làm cho các trận cầu có nhiều bàn thắng hơn. Nhưng đấy có phải là điều mà người hâm mộ bóng đá mong đợi ? Tôi không chắc lắm.
 Theo :Tạp Chí Thể Thao RFI
0

Huy Quang - Piano
Nhìn lại lịch sử, đã đến lúc chúng ta phải nhận biết sai lầm của mình dù sự thật đó có cay đắng thế nào đi nữa. Chúng ta luôn ca tụng sự phát triển từ ngày thống nhất đất nước năm 1975, song chỉ còn 2 năm nữa là chúng ta đã thống nhất đất nước được 40 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. 40 năm, người ta có thể từ đống tro tàn phát triển thành một quốc gia thịnh vượng.

40 năm, nước Nhật, nước Đức từ đống tro tàn của chủ nghĩa Phát xít ngu xuẩn đã trỗi dậy thành những cường quốc kinh tế khôn ngoan vào bậc nhất thế giới.

40 năm nước Nam Hàn với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu cũng đã trỗi dậy trở thành cường quốc kinh tế đáng gờm....

40 năm, từ một thanh niên cường tráng, thanh nữ xinh đẹp đầy sức sống sẽ biến thành ông già đau khổ hay bà già tóc bạc.

40 năm là chặng đường rất dài nếu tính theo cuộc đời ngắn ngủi của kiếp người.

Chúng ta có gì?

Ảnh Biếm Họa : Kì Văn Cục
Băng rôn, khẩu hiệu, mít tinh kỉ niệm hoành tráng, tốn tiền, hét khản cả cổ nhưng Đảng đã bị mất lòng tin gần như hoàn toàn. Không nên tự ru ngủ mình, hãy ra đường hỏi bất kỳ người nào ở ngoài đó xem họ nhận xét thế nào về thể chế Chính trị hiện tại ở Việt nam?
Tham nhũng, cơ hội, rác rưởi, ô nhiễm hầu như ở khắp các đô thị và vùng quê trên cả nước.

"Đất nước gian lao, chưa bao giờ bình yên..."

Chúng ta phải nhìn nhận cuộc chiến mà ta gọi là chống Mỹ thực chất là cuộc nội chiến đẫm máu, "nồi da nấu thịt" mà kẻ can thiệp là Hợp Chủng quốc Hoa kỹ đã giữa chừng bỏ dở.
Ta bảo Mỹ thua. Nói vậy cũng đúng và cũng chẳng đúng. Thua vì họ đã mất quá nhiều của cải, con người, danh tiếng vào chiến tranh Việt nam và ý định của họ là xây dựng một chế độ dân chủ ở miền Nam Việt nam, nhưng họ đã thất bại mặc dù họ đã thành công ở Nam Hàn.
Ta có thể nói là họ thất bại thì sẽ đúng hơn họ thua (thất bại:  là không đạt được kết quả, mục đích như dự định).

Và nếu bạn nào vẫn nghĩ là chúng ta thắng, Mỹ thua (thua: chịuđể cho đối phương giành phần hơn, phần thắng trong cuộc tranh chấp hoặc đọ sứcgiữa hai bên) thì tất nhiên là các bạn luôn có quyền nghĩ như thế.

Tôi thì không!

Ý định của Mỹ có thể xuất phát từ một thiện ý tốt là xây dựng một Chính thể dân chủ ở miền Nam Việt Nam.
Song, xin thưa, ý định đó thất bại ở Việt nam vì nguyện vọng dân chủ phải do người Việt nam tự quyết định chứ không phải dùng súng ống mà can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Hàng ngàn năm chịu sự bành trướng của người Phương Bắc, "não trạng phản kháng" của người Việt đã thành gen di truyền, và dường như không sự áp đặt nào của ngoại bang có thể bắt dân tộc này tuân theo, bất kể sự áp đặt đó được gọi là tốt hay xấu.

Nếu ta khẳng định Mỹ thua.
Tôi luôn cho rằng không đúng.
Nước Mỹ là cường quốc số 1 thế giới. Nền Chính trị Mỹ dường như có thể làm gì nó thích bất kể thế giới còn lại nghĩ gì, nói gì. Một quả bom nguyên tử bỏ xuống là chúng ta chẳng còn gì nhiều. Mỹ đã định làm điều đó trong chiến dịch Điện Biên Phủ (Mỹ định dùng bom nguyên tử tại Điện Biên Phủ). Nếu không vì con bài lấy lòng người Trung quốc để đối đầu với Liên Xô (cũ) thì họ đã chẳng bỏ miền Nam. Chuyến thăm Trung Quốc của Nixon đã trả lời rõ ràng cho điều đó và chúng ta không phải bàn cãi nhiều về chủ đề này (Chuyến thăm TrungQuốc của Richard Nixon).

Chúng ta phấn đấu cho một nền dân chủ mà nền dân chủ đó đã được người Mỹ cố gắng duy trì từ hơn 50 năm trước tại Việt nam.
Vậy tại sao chúng ta phải đối đầu?

Cuộc chiến này là vô nghĩa?

Chúng ta đã sợ hãi mà không dám nói đến điều đó, có chăng chỉ là thông tin ngoài luồng. Chúng ta sợ nói đến điều đó vì nếu như vậy, hàng triệu đồng bào đã chết vì cái gì?

Vì Chủ nghĩa Xã hội (?), vì chủ nghĩa anh hùng dân tộc (?) hay vì độc lập tự chủ (?)......

Chủ nghĩa Xã hội là không tưởng, giờ đây, ai cũng biết điều đó.
Chủ nghĩa anh hùng dân tộc? Nhưng anh hùng về cái gì?
Nếu người Phương Bắc định đồng hóa chúng ta, xóa chúng ta trên bản đồ thế giới thì đến lúc chúng ta phải tôn vinh chủ nghĩa này, song thử hỏi Nam Hàn có bị xóa tên trên bản đồ thế giới không? Đảo quốc Đài loan có mất tên của mình không?
Vậy câu hỏi là chúng ta anh hùng với ai? Chúng ta bảo Mỹ là Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Xin thưa, thế hệ trẻ bây giờ không tin vào những chuyện vớ vẩn như thế nữa.
Còn độc lập tự chủ? Xin thưa, người Hàn quốc có mất độc lập và tự chủ không?

Vậy mấy cụm từ ta vừa bàn tới chỉ là những từ ngữ sáo rỗng nếu chúng ta không thực sự biết chúng ta muốn gì.

Bây giờ, không ai tin điều đó nữa, có chăng chỉ là số ít. Chúng ta đang cai trị đất nước bằng quân đội và cảnh sát. Không ai tin Đảng Cộng sản nữa, ngay cả rất nhiều Đảng viên, chỉ có điều vì lợi ích cá nhân, họ không dám nói mà thôi. Vậy chúng ta tạo nên một đất nước nói dối, được cai trị bởi những người không thực tế, viển vông và những người nói tin Đảng nhưng họ không tin hay nói đúng hơn là vì một lý do nào đó mà họ nói là họ tin.
Tôi cũng không loại trừ rất nhiều người không tin Đảng nhưng muốn vào hàng ngũ Đảng để sống sót và hơn nữa, họ muốn làm gì đó cho đất nước, và muốn vậy, họ không thể đứng ngoài Đảng.
Họ muốn đấu tranh cho cái tốt trong Đảng ngoài lợi ích cá nhân mà ai cũng cần phải có.
Tôi tôn trọng thành phần này. Người xưa nói:

"Muốn bắt hổ phải vào hang hổ".

Song một sự thật phũ phàng là tất cả chúng ta vẫn đang tự dối mình và nói dối nhau.


Rồi một vài Chính kiến khác xuất hiện. Họ bị bắt, bị xử, bỏ tù. Rồi sẽ có nhiều người khác sẵn sàng bị bắt, bị bỏ tù, họ sẽ không bỏ cuộc, tôi tin 100% là thế. Đó là mong muốn nói lên sự thật, mong muốn sống thật, một tính cách tôi nghĩ mang tính bản năng của con người.
Chúng ta không thể bắt được hết những người này, họ sẽ mọc lên như lá mùa xuân, đông đến, họ rụng xuống, nhưng xuân sang, họ lại đâm chồi.

Vâng, hãy tin tôi đi!

Họ muốn dân tộc nghĩ khác, không nói dối, không tham nhũng và cơ hội nữa vì có thể gia đình họ, con cái họ, họ hàng của họ đã phải trả giá quá nhiều cho sự dối trá. Họ nhìn thấy đất nước đi lạc đường, họ nhìn thấy thiên nhiên, môi trường bị tàn phá...
Họ đấu tranh ôn hòa, nếu không kết tội được, họ sẽ bị bắt về tội trốn thuế.

Có lần đi xích lô, anh xích lô nói chuyện với tôi và bảo rằng ở Việt nam, mỗi người là một tù nhân dự bị.
Tại sao vậy?
Chúng ta có một cơ chế nói dối. Tôi thấy hầu như tất cả các doanh nghiệp đều khai gian thuế, doanh nghiệp nào khai đủ thì sẽ khó cạnh tranh vì chi phí sản phẩm sẽ cao. Tất cả trốn thuế và tất cả đều cho là bình thường. Chúng ta có luật, nhưng hầu như tất cả các luật đều lỏng lẻo để người dân nhờn với luật và họ vô tình hay hữu ý trở thành kẻ phạm luật.
Có một luật chúng ta nghiêm khắc nhất có lẽ là luật chống lại những kẻ nói thật.

Nếu một công dân ôn hòa và nói thật thì sẽ bị bắt vì trốn thuế. Có nhiều cách để bắt anh ta, và tội dễ nhất là trốn thuế. Ngày mai, tôi có thể bị bắt nếu lôi hết sổ sách của Cty tôi ra mà soi. Tôi là tù nhân dự bị và tôi sợ. Tôi sợ cho tôi, sợ cho các con tôi, bố mẹ tôi, vợ tôi, và tôi phải trở thành kẻ nói dối.

Nếu một kẻ không kinh doanh, có thể anh ta có nhà cho thuê, người ta sẽ hỏi là hóa đơn tiền đóng thuế thu nhập đâu (?), trong quá trình mua bán nhà đất, anh có đóng thuế thu nhập không (?)......và có thể anh ta cũng sẽ bị bắt.
Câu trả lời là hầu như đối với tất cả mọi công dân Việt nam, cảnh sát có thể sờ gáy mà bản thân lực lượng này cũng có rất nhiều tai tiếng.

Vậy chẳng phải với cơ chế này, chẳng phải mỗi người dân là một tù nhân dự bị hay sao? Và chúng ta không loại trừ khả năng khi chúng ta không có tội gì, đóng thuế đầy đủ, công dân gương mẫu, nhưng một ngày đẹp trời, sẽ có một gói ma túy ở trong nhà ta, người ta ập đến và vào một buổi sáng tinh mơ, ta sẽ phải ra pháp trường trong uất ức, sợ hãi mà đái tồ tồ ra quần, rồi một phát súng vào thái dương để kết liễu đời "thằng phản quốc".
Trong một cơ chế mất lòng tin, người ta luôn nghĩ đến nhiều thứ và tự cho rằng mọi việc đều có thể xẩy ra khi xã hội tỏ cho ta thấy rằng cái xấu, cái dở hơi đang hoành hành.

Vậy phải làm sao?
Có một cách mà nhiều người đã lựa chọn. Họ tìm cách trở thành công dân của một nước văn minh nào đó, và họ sẽ được Chính phủ nước đó bảo trợ. Chúng tôi hay gọi họ là "hạ cánh an toàn".  Những người này sẽ không sợ cảnh sát Việt nam sờ gáy nữa, tất nhiên, họ phải trả giá về một cái gì đó, song rất nhiều kẻ vẫn chọn cách giải quyết đó.

Vậy những kẻ ở lại sẽ ra sao?
Có lẽ không có cách nào khác là tất cả đều nói, nói lên sự thực, không nói dối, không quanh co nữa: hay nói hay, dở nói dở, đúng nói đúng, sai nói sai.... Nếu ai nghĩ rằng chủ nghĩa Marx là viển vông, là phi thực tế, là con đường tôi không tin thì hãy nói ra, đừng giấu giếm, đừng sợ.
Nếu chúng ta có điều kiện để đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, hãy cố gắng đóng đầy đủ, nếu chưa làm được ngay, hãy bắt đầu đi, đừng nghĩ rằng đồng tiền đó vào túi bọn tham nhũng. Việc tham nhũng là việc của kẻ tham nhũng, ông Trời sẽ có mắt, việc của bạn là đóng thuế.
Chúng ta có thể chưa có điều kiện làm được ngay thì hãy làm từ từ, làm từng bước để xây dựng một cơ chế văn minh ngay từ trong doanh nghiệp.
Việc này rất khó, song tôi tin là không phải không làm được.

Lại nghĩ về những ý kiến trái chiều của những tư tưởng dân chủ, đa đảng gần đây bị bắt vì lý do nọ, lý do kia, tôi thiết nghĩ Chính quyền có thể tiếp tục bắt, tiếp tục gây khó dễ cho họ, song trước hay sau, một thể chế đa đảng là cần thiết và không thể tránh khỏi.
Đó cũng là triết học Marx mà tôi từng được học khi nói đến qui luật mâu thuẫn hay qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Xem wiki).
Hôm nay Chính quyền có thể bắt, ngày mai có thể bắt tiếp, ngày kia có thể bắt tiếp, song một ngày, Chính quyền không thể bắt tất cả mọi người, và lúc đó, tôi e rằng sẽ dở vì sẽ có sự trả thù khi thể chế này không còn nữa.
Nếu thế hệ này qua đi, con cháu họ sẽ mang tiếng xấu về ông cha mình, và đó là nỗi tủi hổ.

Đừng viển vông, vì đó tôi tin là qui luật của lịch sử.

Mọi việc tương đối rõ ràng.
Huy Quang
0


Nhận xét về thành quả cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/07/2013.
0


 Để đấu tranh, phải có người đấu tranh. Không có người đấu tranh thì không có cuộc đấu tranh. Đấu tranh quá ít người thì không có sức mạnh để thay đổi được cục diện. Đó là yếu tố nhân sự. Nhưng đông người mà không đoàn kết, không thống nhất được ý chí và đường lối đấu tranh, thì chỉ là một đám người ô hợp, không sức mạnh. Muốn đám đông ấy liên kết thành một khối, cùng chung một ý chí, cùng theo một đường lối, thì phải có tổ chức. Muốn có tổ chức thì phải có người đứng ra xây dựng tổ chức, quy tụ người vào tổ chức, đồng thời điều hành những người trong tổ chức, tóm lại là phải có người lãnh đạo.

Một tập thể không có lãnh đạo tương tự như rắn không đầu. Không đầu thì thân thể dù lành mạnh cường tráng đến đâu cũng chẳng làm được gì ra hồn.

Cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản hiện nay, muốn chiến thắng, muốn thành công, các lực lượng hay tổ chức đấu tranh dù trong nước hay hải ngoại đều cần có lãnh đạo.

Lãnh đạo một tổ chức ở trong nước quả là khó, vì bất kỳ ai xuất đầu lộ diện lãnh đạo cuộc đấu tranh cũng đều bị cộng sản tìm cách tiêu diệt, khai trừ, bỏ tù, nếu không được thì cô lập, vô hiệu hóa các hoạt động, hay ít nhất là hạn chế khả năng hoạt động. Dù đức độ tài ba đến đâu, hễ đã bị hạn chế hay vô hiệu hóa hoạt động thì khó mà lãnh đạo.

Còn ở hải ngoại tuy không có những khó khăn ấy, nhưng có những khó khăn khác khiến cho lực lượng đấu tranh ở hải ngoại hiện nay chưa xuất hiện được người nào có khả năng quy tụ được đại đa số quần chúng, được quần chúng nể phục, tín nhiệm và chấp nhận quy phục. Biết bao người mong mỏi một lãnh đạo xuất chúng đưa cuộc đấu tranh tại hải ngoại đi đến thành công! Nhưng cho tới nay, sau mấy chục năm đấu tranh, lãnh đạo ấy vẫn chưa xuất hiện. Người Việt hết nhân tài rồi sao?

Để đi vào vấn đề, trước hết cần tìm hiểu xem người lãnh đạo cần có những đặc tính nào.

Lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải tài giỏi hơn người về mọi phương diện, mà phải làm sao để những người tài giỏi hơn mình sẵn sàng cộng tác hầu cùng đạt đến mục tiêu chung. Điều mà người lãnh đạo có thể làm được trong khi những người tài giỏi kia không làm được, đó là liên kết các cá nhân hay các nhóm người khác biệt nhau lại thành một tổ chức, đồng thời thống nhất được những đường lối vốn rất đa dạng của những nhóm ấy thành một đường lối duy nhất. Người lãnh đạo giỏi dùng sự khôn khéo, tế nhị, mềm dẻo để thống nhất hơn là dùng những biện pháp mạnh. Cưỡng chế chỉ được sử dụng một cách hạn chế và bất đắc dĩ trong những trường hợp "chẳng đặng đừng" mà thôi.

Biết bao người cho rằng người lãnh đạo lý tưởng mà mọi người mong đợi phải là người gương mẫu, chính trực, biết hy sinh, có nghị lực, tự tin, thông minh, có khả năng phân tích và tổng hợp, vừa sắc bén, nhạy cảm, sẵn sàng ra tay hành động, vừa tập hợp được quần chúng, tạo niềm tin tưởng, cổ vũ và động viên những người cộng tác, đồng thời có tầm nhìn xa, tầm nhìn chiến lược, quyết tâm và bền bỉ theo đuổi, lại quyết đoán và tạo được những thay đổi, v.v...

Nếu cứ kỳ vọng và đòi hỏi người lãnh đạo phải được như thế thì chúng ta rất dễ thất vọng, vì cả thế giới từ xưa đến nay không chắc có vị lãnh đạo nào có đầy đủ những đức tính ấy. Nhìn lại những anh hùng của dân tộc ta cũng như của thế giới, hoặc những người nổi tiếng là những minh quân trên thế giới, chúng ta thấy các vị cũng có khá nhiều khuyết điểm. Người được mặt này thì mất mặt kia. Người điều hành giỏi thì nhiều khi lại rất độc đoán, lúc nào cũng cho mình là đúng; người được mọi người quý mến thì lại thiếu quyết đoán; người đạo đức thì lại dễ tin người nên hay bị qua mặt; người nhân hậu thì không đủ cứng rắn đối với người xấu…

Nhìn lại lịch sử, ta thấy những người lãnh đạo giỏi có thể là người bình dân, không giỏi về chữ nghĩa, như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… nhưng có khả năng làm cho những nhân tài xuất chúng như Nguyễn Trãi, La Sơn Phu Tử… cộng tác với mình. Trong bộ tiểu thuyết lịch sử "Hán Sở Tranh Hùng", Lưu Bang cho quần thần thấy ông không giỏi bằng những quan, tướng dưới quyền ông, nhưng ông có khả năng sử dụng họ, làm cho họ hết lòng vì mình... (*)

Saint Bernard nói: "Hỡi những người thông thái, xin hãy dạy dỗ chúng tôi. Hỡi những người đạo hạnh, xin hãy làm gương để chúng tôi bắt chước. Và hỡi những người khôn ngoan, xin hãy lãnh đạo chúng tôi". Như thế, theo Saint Bernard, người lãnh đạo giỏi không nhất thiết là người nổi bật về thông thái hay đạo hạnh, mà phải hơn người về khôn ngoan. Vì thế chúng ta đừng đòi hỏi người lãnh đạo phải là trí thức, thông thái, có bằng cấp, hay có đời sống luân lý thật gương mẫu… Người lãnh đạo chỉ cần đạt được mức trung bình hoặc trên trung bình về hai phương diện ấy là đủ (**).

Người lãnh đạo có thể không giỏi về một số mặt, nhưng để là một lãnh đạo tốt, thì phải có những đặc tính hơn người sau đây: có lòng yêu nước, biết đặt đại cuộc (quyền lợi đất nước) trên tiểu cuộc (quyền lợi riêng của đảng phái, gia đình, cá nhân), lòng quảng đại (không chấp nhất những chuyện tiểu tiết), tính đàn anh (biết bảo vệ và quan tâm đến những người dưới quyền), biết lắng nghe, tính tình cao thượng…

Lãnh đạo có thể có những sai lầm, có thể còn một số những khuyết điểm. Vì thế chúng ta cần có cái nhìn tổng thể mang tính tương đối. Người tốt là người có nhiều điều tốt hơn điều xấu, và người xấu là người có nhiều điều xấu hơn điều tốt. Chứ không phải người tốt là người không có điều xấu, và người xấu là người không có điều tốt. Đừng nhìn vào phần ít hơn mà đánh giá cả toàn thể. Đừng vì một vết đen trong một tờ giấy trắng mà bảo đó là tờ giấy đen! Hiện nay có khá nhiều người đánh giá con người và sự việc theo kiểu ấy!

Thật ra, trên đời, chúng ta rất khó kiếm được sự gì hoàn hảo, lý tưởng, đúng như mình muốn. Những gì chúng ta có thể có được trong tầm tay thường không hoàn hảo. Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi chúng ta phải chọn và chấp nhận cái tương đối tốt nhất hoặc cái ít xấu nhất, chứ không phải cái mình mong muốn. Nếu cứ đòi phải có được cái hoàn hảo và chê bỏ những cái tốt nhất (nhưng không được như ý) đến với mình, chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc. Chúng ta sẽ rơi vào trường hợp "già kén, kẹn hom" của những người vì chỉ muốn kết duyên với người như ý muốn nên từ chối những người tương đối xứng đáng, để rồi khi không thể chờ đợi được nữa thì phải lập gia đình với những người còn dở hơn rất nhiều so với những người mình đã từ chối.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy những trường hợp "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa" không chỉ của một cá nhân hay một đoàn thể mà của cả một dân tộc. Người dân vì không hài lòng với một chính phủ tương đối tốt, nhưng không vừa ý mình nên lật đổ để rồi sau đó phải chấp nhận những chính phủ còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Trong các lãnh vực, chúng ta đều phải chấp nhận tính tương đối của con người cũng như sự việc và hoàn cảnh. Trong chính trị cũng thế, thậm chí còn hơn thế nữa.

Muốn lãnh đạo thì trước tiên phải thu phục được quần chúng và có được những người cộng tác chặt chẽ với mình. Vào những thời đại trước, các nhà lãnh đạo tương đối dễ dàng được quần chúng tin tưởng và nể phục hơn là thời đại "bùng nổ thông tin" hiện nay. Và những người lãnh đạo nơi những dân tộc khác dường như dễ xuất hiện hơn nơi người Việt chúng ta!

Tâm thức của người Việt chúng ta dường như vẫn nặng tinh thần "nho quan" do ảnh hưởng của nền văn hóa cổ xưa của Trung Hoa. Ngay từ trong gia đình, cha mẹ thường khuyến khích con cái chịu khó học hành để mai sau ra làm quan hay có địa vị cao trong xã hội hầu có thể "ăn trên ngồi trốc" trong thiên hạ... Tâm lý đó khiến chúng ta thích điều khiển người khác, thích đứng trên đầu trên cổ người khác, và không muốn hay không chấp nhận cho ai lãnh đạo mình cả, trừ trường hợp bị áp lực hay ở trong cái thế phải chấp nhận.

Một lý do khác là chúng ta khó chấp nhận người lãnh đạo mình có khuyết điểm; chỉ cần có một vài khuyết điểm nào đó bất lợi cho ta là ta không còn nể phục, không còn muốn ủng hộ nữa. Nhưng thử hỏi: có ai trên trần này không khuyết điểm? Những anh hùng cái thế trong lịch sử mà chúng ta hết sức cảm phục cũng đều có những khuyết điểm. Nếu phải sống gần họ hay sống chung với họ, có thể chúng ta sẽ bực mình vì tính tình của họ và không phục họ nữa. Nhưng ngày xưa, những khiếm khuyết của họ ít ai biết đến vì họ không sống trong thời đại bùng nổ thông tin như chúng ta hiện nay. Những khiếm khuyết của họ được những người thân chung quanh họ, kể cả những người viết lịch sử, che dấu hay nói nhẹ đi (***). Còn những ưu điểm của họ thì được trưng ra hay thổi phồng lên: "đẹp khoe, xấu che" mà! Cứ xem cách CSVN viết về Hồ Chí Minh thì chúng ta có thể suy ra được phần nào tâm trạng ấy! Đương nhiên những nhà viết sử trong chế độ Cộng sản thì thổi phồng (thậm chí bịa đặt) những ưu điểm và ém nhẹm những khuyết điểm gấp hàng trăm lần những nhà viết sử thời phong kiến!

Còn thời đại internet hiện nay, cả thế giới giống như một làng nhỏ. Khiếm khuyết chỉ có thể che dấu một thời gian, không lâu được. "Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra", thời nay thì lòi ra rất sớm!

Có những người sẵn sàng tung lên mạng, hoặc phổ biến trên mạng những lời nói xấu (chuyện có thực), vu khống (chuyện không có). Chỉ cần một cái bấm chuột vi tính là những lời nói hành nói xấu, những lời vu khống được phổ biến đến hàng trăm người. Trong số hàng trăm người nhận được thì lại có 5, 10 người tiếp tục phổ biến đến hàng trăm người khác, và cứ thế tiếp tục. Có những người coi việc chê bai, đánh phá người khác như một thú tiêu khiển: Bất kỳ ai tương đối tạo được một thành tích hay uy tín nào đó hơn người một chút là bị họ đánh phá, chửi bới, thậm chí "cạn tàu ráo máng", dù chẳng biết nhau hay chẳng có chút thù oán gì với nhau! Tiếc thay biết bao người tin vào những thông tin ấy và phản ứng bất lợi cho nạn nhân!

Ngày nay nhiều người không còn có khái niệm về khẩu nghiệp hay không còn cho việc nói hành nói xấu hay vu khống người khác là một tội lỗi nữa! Nói xấu hay vu khống bằng miệng thì lời nói bay mất hoặc quên đi dễ dàng và chỉ một vài người nghe được. Còn nói xấu hay vu khống trên internet thì không chỉ được phổ biến đến hàng trăm, ngàn hay hàng triệu người, mà nó còn được lưu lại trong hàng trăm, hàng ngàn máy vi tính cũng như trên mạng Internet và có thể lưu truyền tới thế hệ sau. Cho nên cái "khẩu nghiệp" (nói theo từ ngữ Phật giáo) được tạo trên các diễn đàn Internet chắc chắn nặng nề gấp ngàn lần hơn so với khẩu nghiệp chỉ bằng lời nói thường. Những người hay phổ biến hoặc tiếp tay phổ biến những lời nói xấu hay vu khống bằng Internet thường không nghĩ tới cái ngày họ phải trả nghiệp, trả cái "nghiệp internet" hay cái "‘mạng’ nghiệp" ấy!

Nếu cứ để tình trạng mọi khuyết điểm, mọi cái xấu của những người tương đối có uy tín trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ chống độc tài cộng sản đều được trưng bày hoặc thổi phồng lên trên mạng Internet thì chẳng bao giờ chúng ta có được một người lãnh đạo xuất chúng nổi lên cả. Uy tín của những người ấy đã bị giập tắt "từ trong trứng nước" như thế thì làm sao họ quy tụ được quần chúng? Làm sao họ có được người sẵn sàng cộng tác với họ?

Đất nước của chúng ta khó mà thoát ách độc tài và sẽ không bao giờ trở thành một "con rồng châu Á" vươn lên từ đống đổ nát hiện nay do chế độ cộng sản gây nên nếu không có được những nhà lãnh đạo xuất chúng. Nhưng làm sao những nhà lãnh đạo xuất chúng ấy xuất hiện được nếu chúng ta cứ để cho họ bị triệt đường xuất hiện? Nếu chúng ta chỉ chấp nhận những người lãnh đạo phải thật lý tưởng, phải hoàn hảo đủ mọi mặt, thì làm sao chúng ta có được? hoặc hễ người nào đấu tranh có uy tín một chút cũng bị một đám người chuyên dùng Internet dèm phá, đánh phá, bơi móc, hạ uy tín mà chúng ta lại tiếp tay với đám người ấy bằng cách tin họ một cách ngây thơ, không cần kiểm chứng?

Hãy chấp nhận tính tương đối và hãy nhận định sáng suốt trước những bài viết bêu xấu, mạ lị hay vu khống!

"ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI! HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM!"

Người ta cứ dấu này mà nhận biết những ai đang làm lợi cho cộng sản, đang phá hoại đất nước, đó chính là NHỮNG NGƯỜI GÂY CHIA RẼ!

Người Việt Thầm Lặng

________________________

(*) "Hán Sở Tranh Hùng" hồi 41 có đoạn: "Mùa hạ tháng năm, Hán đế đặt tiệc ở cung Nam thành Lạc Dương thết đãi quần thần. Rượu được mấy tuần, Hán đế hỏi: - Trẫm muốn hỏi câu này, liệt hầu và các tướng ai biết cứ trả lời. Quần thần đều để ý lắng nghe. - Trẫm sở dĩ có thiên hạ là vì sao? Họ Hạng mất thiên hạ là vì sao? Cao Khởi, Vương Lăng thưa: - Bệ hạ chuộng nghĩa thi nhân, được thiên hạ cảm mến, còn Hạng Vũ tuy có sức mạnh tuyệt năng, song thiếu đạo đức. Do đó trời đã dành sẵn sự thành bại này. Hán đế nói: - Các khanh chỉ thấy được một phần, chưa thấy được toàn diện. Ðành rằng nhân đạo là gốc, song việc lãnh đạo còn phải ở những yếu tố cần thiết mới thành công được. Như vận trù ở trung quân, quyết thắng ra ngoài nghìn dặm, ta không bằng Tử Phòng. Trấn giữ quốc gia, vỗ về trăm họ, vận tải lương thực cho chu toàn, ta không bằng Tiêu Hà. Cầm quân trăm vạn, đánh đâu được đấy, phá đâu lấy đấy, ta không bằng Hàn Tín. Ba người ấy đều là bậc nhân kiệt, mà ta biết dùng, vì thế nên lấy được thiên hạ. Còn Hạng Vũ có một mình Phạm Tăng mà không biết dùng, cho nên bị chết về tay ta. Quần thần nghe Hán đế nói đều bái phục." (Bản dịch của Mộng Bình Sơn, Hồi 41,

http://www.thaichilibrary.com/ebooks/trunghoa/hansotranhhung.pdf)

(**) Trang Wikipedia về "Lãnh Đạo" có đoạn viết: "Trong tư tưởng trước đây, người ta đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải "vừa có tài năng, vừa có đức độ". Tuy nhiên, chính Jack Welch đã khẳng định bằng các tri thức mà ông có được và kinh nghiệm bản thân từ thực tế vô cùng sinh động rằng đó chỉ là mong muốn có tính lý tưởng mà thôi. Trên thực tế gần như không có loại lãnh đạo này.

Những người "có đức độ" thường là người có thiên hướng hoạt động xã hội, phi lợi nhuận và thiếu động lực cần thiết để theo đuổi mục đích mà một lãnh đạo giỏi cần có. Nhiều người trong số này có thể là lãnh đạo song không bao giờ giỏi hoặc chỉ dừng ở mức là các nhà quản lý bình thường.

Trong khi đó, theo Jack Welch, đại đa số các nhà lãnh đạo lại bị thúc đẩy bởi các động lực, thậm chí là các dục vọng (gần trùng với tư tưởng về dục vọng thúc đẩy (libido) trong trường phái phân tâm học của Sigmund Freud). Các động lực này có thể là quyền lực, là tiền, là của cải, các quyền lợi... hay là danh tiếng. Jack Welch cũng bác bỏ mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng và cho thấy theo tổng kết của ông, có đến khoảng 70% số lãnh đạo giỏi bị thúc đẩy và thành công bởi động lực hay dục vọng."

(xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Lãnh_đạo)


(***) Thiết tưởng chúng ta không nên dẫn chứng những khuyết điểm ấy ở đây, vì lòng tôn kính đối với các vị tiền nhân anh hùng.
^Xem Lại Trên