Điểm Tin Cập Nhật

0



Xưa nay, hầu như ai cũng biết một trong những nguyên tắc căn bản để giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến là tận dụng được yếu tố bất ngờ: Ra tay đánh vào lúc và vào chỗ địch quân sơ ý nhất, và vì sơ ý, nên phòng thủ kém nhất. Từ nguyên tắc căn bản ấy, nhìn những gì đang diễn ra tại Mỹ trong mấy tuần vừa qua liên quan đến kế hoạch trừng phạt chính phủ Bashar al-Assad ở Syria, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng: Mọi chuyện đều công khai. Chả có chút xíu gì là “bí mật quân sự” cả.

Trước hết là quyết định có tấn công Syria hay không, Tổng thống Barack Obama đề nghị giao cho Quốc Hội Mỹ thảo luận và bỏ phiếu, nghĩa là mọi chuyện được tiến hành dưới các ống kính truyền hình để không những dân chúng Mỹ mà mọi người trên thế giới cùng… xem. Dĩ nhiên, trong số khán giả ấy, những người xem chăm chú nhất, kiên nhẫn nhất, và cũng căng thẳng nhất chắc chắn là chính phủ Syria.

Việc bày binh bố trận cũng vậy: Tất cả đều được báo chí tường thuật đầy đủ. Mỹ điều bao nhiêu tàu sân bay và khu trục hạm đến khu vực gần Syria: mọi người đều biết rõ. Trên các tàu sân bay và khu trục hạm ấy, có bao nhiêu hỏa tiễn hành trình Tomahawk và đặc điểm của các loại hỏa tiễn này như thế nào: mọi người đều biết rõ. Chung quanh Syria, Mỹ có bao nhiêu máy bay chiến đấu, từ F-15 đến F-16; các máy bay ấy đang đậu ở đâu, có thể bay được bao xa và chở được bao nhiêu quả bom: mọi người đều biết rõ.

Chưa hết.

Ngay cả kế hoạch tấn công với những chi tiết như tấn công bằng loại vũ khí gì, nhắm vào những địa điểm nào, và sẽ kéo dài bao lâu cũng được đem ra bàn tán công khai trên mọi diễn đàn. Bản dự thảo nghị quyết của Ủy ban đối ngoại thuộc Nghị viện Mỹ soạn thảo ngày Thứ Tư 4/9 ghi rõ: Một, chỉ cho phép Tổng thống tiến hành việc trừng phạt Syria trong vòng 90 ngày; và hai, không được sử dụng bộ binh trên đất Syria.

Cũng chưa hết.

Chưa tấn công, thậm chí, có khi sẽ không bao giờ tấn công Syria, mọi người, từ những người lãnh đạo cao nhất trong ngành hành pháp và lập pháp đến các cố vấn, các bình luận viên trên các cơ quan truyền thông đại chúng đã nhao nhao bàn luận về những cái được và những cái mất, những cái lợi và những cái hại, những nguy hiểm, thậm chí, những nguy cơ thất bại của Mỹ. Dư luận cũng chia phe rõ rệt: người ủng hộ, kẻ chống đối. Các bên đều lên tiếng ồn ào và đả kích nhau kịch liệt. Ở Syria, Mỹ chưa nổ phát súng nào; trên trận địa truyền thông trong nước, súng đạn đã ầm ầm. Tấn công Tổng thống Obama nhiều và dữ dội nhất chưa phải là Syria mà chính là người… Mỹ, đủ mọi giới!

Cũng vẫn chưa hết.

Nếu Quốc Hội Mỹ đồng ý, trước khi chính thức tấn công Syria, chắc chắn Tổng thống Obama sẽ lên truyền hình tuyên bố: Trong mấy giờ nữa, chúng ta sẽ nổ súng! (Để quân lính Syria đủ thì giờ để chui xuống… hầm!)

Những chuyện như trên có vẻ như nghịch lý. Nhiều người có lẽ sẽ không thể hiểu được. Nhất là người...Việt Nam.

Nhớ, năm 1968, trong chiến tranh Việt Nam, các bên tham chiến đã ký kết thỏa thuận đình chiến trong dịp Tết với lý do đó là ngày lễ thiêng liêng nhất của dân tộc. Phía miền Nam, quân lính an tâm chào đón Tết. Một số được về nghỉ phép với gia đình. Ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ ăn Tết. Nhưng ngay lúc ấy, rạng sáng ngày 30 tháng 1, tức sáng mồng một Tết âm lịch, phía… bên kia nổ súng, đồng loạt tấn công 36 trong tổng số 44 tỉnh, thành ở miền Nam, kể cả Sài Gòn. Tại sao họ lại chà đạp lên sự thỏa thuận do chính họ ký kết như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: Tận dụng yếu tố bất ngờ.

Nhìn từ kinh nghiệm ấy, các diễn biến tại Mỹ hiện nay (cũng như trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq trước đây) không những nghịch lý mà còn phi lý nữa. Cái gì cũng tô hô trước giới truyền thông như vậy thì còn gì là “bí mật quốc phòng” và làm sao mà thắng trận được chứ?

Dĩ nhiên, tất cả mọi người trong giới lãnh đạo và chính khách Mỹ cũng như Tây phương nói chung, đều hiểu việc công khai hóa như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các chiến dịch quân sự của họ. Hiểu. Nhưng họ không có cách gì khác. Lý do đầu tiên: Đó là trò chơi dân chủ. Lý do thứ hai: trong chiến tranh, thắng địch đương nhiên là một mục tiêu lớn, nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Mọi chiến thắng chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích cho con người, và một trong những lợi ích ấy là con người phải được tôn trọng; những người cần được tôn trọng trước hết là các công dân của mình; điều họ cần được tôn trọng đầu tiên là quyền công dân của họ, trong đó, có quyền được…biết!

Từ góc độ ấy, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt lớn lao giữa giới lãnh đạo ở các nước dân chủ và giới lãnh đạo ở các nước độc tài: Ở các nước độc tài, giới lãnh đạo lúc nào cũng lén lén lút lút như những tên ăn trộm, giới lãnh đạo các nước dân chủ, ngược lại, trong phần lớn các trường hợp, đều chọn cách chơi bài ngửa một cách quanh minh chính đại. Điều đó gây nhiều khó khăn cho họ nhưng không làm cho họ yếu đi. Lịch sử cho thấy, các quốc gia dân chủ có thể thua trận ở một số cuộc chiến tranh cục bộ nào đó, nhưng nhìn chung, trên đại cuộc, họ vẫn thắng. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối dân chủ và độc tài kéo dài cả nửa thế kỷ đã kết thúc với phần thảm bại thuộc về những kẻ giấu giếm nhiều và kỹ lưỡng nhất.

Ở các quốc gia dân chủ, việc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” không phải chỉ là một khẩu hiệu. Mà là một thực tế được hiến pháp và luật pháp bảo vệ. Từ mấy thập niên trở lại đây, hầu hết các quốc gia dân chủ đều có đạo luật về vấn đề tự do thông tin (freedom of information), một hình thức mở rộng của quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) đã có từ lâu: Tự do ngôn luận sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không gắn liền với tự do thu nhận thông tin, xử lý thông tin và truyền bá thông tin dưới mọi hình thức.

Theo luật về tự do thông tin, mọi người dân đều có quyền được biết tất cả những gì liên quan đến chính phủ (dĩ nhiên trừ một số vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng và kinh tế thường được bảo mật trong một thời gian nhất định nào đó). Khi dân chúng hỏi, các cơ quan chính phủ, từ Quốc Hội đến các cơ quan hành pháp và tư pháp các cấp, từ các bộ, sở, ngành đến các tổ chức được chính phủ tài trợ (kể cả các trường đại học) đều có bổn phận phải trả lời. Người hỏi chỉ cần trả một số tiền cho việc tìm kiếm các tài liệu, tiền làm photocopy và tiền tem gửi đến nhà mình. Số tiền ấy rất phải chăng. Hầu như ai cũng có thể trang trải được, nếu muốn. Người được hỏi phải trả lời trong thời gian quy định (tùy từng quốc gia, nhưng trung bình là vài tuần và tối đa là một tháng). Không ai có quyền làm ngơ.

Người ta xem quyền tự do thông tin như thế là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để bảo đảm tính chất minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability) của chính phủ. Cả tính minh bạch và tính khả kiểm ấy lại là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của dân chủ.

Bởi vậy, có thể nói một cách đơn giản và tóm tắt thế này: Bạn có thể biết được một chế độ có dân chủ hay không chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất: ở đó, dân chúng có được quyền biết các thông tin liên quan đến chính phủ và giới lãnh đạo hay không?Ví dụ, riêng trong trường hợp của Việt Nam, chúng ta có thể được cung cấp thông tin chính xác là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bao nhiêu căn nhà và bao nhiêu tiền được ký gửi ở các ngân hàng từ Việt Nam đến ngoại quốc? Mỗi năm ông nhận bao nhiêu quà (kể cả quà trong các phong bì)? Trị giá mỗi món quà là bao nhiêu? Và do ai trao tặng? Những món quà ấy được dùng để làm gì? Cất giữ ở đâu? Vân vân.

Bạn có thể trả lời các câu hỏi ấy được không? Nếu không, bạn có thể hỏi cơ quan nào không? Họ có trả lời cho bạn không?

Bài kiểm tra xem chừng rất đơn giản.

Blog Tiến Sĩ Nguyễn Hưng Quốc trên VOA
0
9. Italy
Số giờ làm trung bình mỗi tuần: 36
Thu nhập trung bình hàng năm: 34.000 USD
 Cũng giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, chính phủ Ý khuyến khích việc giảm giờ làm việc tại các doanh nghiệp. Cụ thể, số giờ làm việc trung bình cả nước là 36 tiếng, hoặc có thể lên tới 40 tiếng với người làm việc toàn thời gian, cộng thêm tối đa 8 tiếng nữa nếu bị đòi hỏi. Tuy nhiên, nếu vượt quá con số này, người sử dụng lao động sẽ bị phạt nặng. Ngoài ra, người lao động ở đây cũng được nghỉ phép 4 tuần mỗi năm với chi trả lương đầy đủ.

8. Thụy Điển
 Số giờ làm trung bình mỗi tuần: 36
Thu nhập trung bình hàng năm: 38.000 USD
Tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa làm việc ở Thụy Điển và biến nó trở nên cực kỳ thân thiện. Ngoài việc giảm giờ làm đi đáng kể, các công việc cũng trở nên linh hoạt hơn và cả hình thức làm việc từ xa cũng được khuyến khích triệt để.
7. Bỉ
 Số giờ làm trung bình mỗi tuần: 35
Thu nhập trung bình hàng năm: 44.000 USD
 Bên cạnh số giờ làm việc thuộc hàng ít nhất thế giới, người lao động ở Bỉ còn được hưởng một lần đặc quyền nghỉ làm kéo dài cả năm mà vẫn được chi trả lương bởi chính phủ. Chưa hết, tại đây chế độ nghỉ thai sản cũng rất rộng rãi với thời gian là 15 tuần cho phụ nữ, 10 ngày cho cha đứa bé và sau đó họ sẽ có thêm 3 tháng để "làm quen" với trách nhiệm nuôi dưỡng đứa con của mình.
6. Thụy Sĩ
 Số giờ làm trung bình mỗi tuần: 35
Thu nhập trung bình hàng năm: 50.000 USD
Nhận định người lao động Thụy Sĩ là những người hạnh phúc nhất thế giới là hoàn toàn có cơ sở. Đó là khi họ có mức thu nhập bằng với người Mỹ song lại phải đi làm với thời gian ít hơn rất nhiều, lên tới 155 tiếng mỗi năm. Ngoài ra, 1/3 số người lao động (chiếm 79% tỷ lệ người đến độ tuổi này) là làm việc bán thời gian - cao nhất trong số các quốc gia phát triển.
5. Đức
  Số giờ làm trung bình mỗi tuần: 35
Thu nhập trung bình hàng năm: 40.000 USD
Kể từ năm 2007, Đức đã biến người lao động ở nước mình trở thành một trong số những người thảnh thơi nhất thế giới. Tính trung bình, mỗi người Đức có hơn 15 giờ mỗi ngày dành cho việc giải trí. Ngoài ra, các điều luật bảo vệ quyền lợi người lao động được thông qua cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân nơi đây.
4. Ireland
 Số giờ làm trung bình mỗi tuần: 34
Thu nhập trung bình hàng năm: 51.000 USD
Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử, những người giữ được việc ở Ireland cũng chứng kiến thời gian làm việc giảm đi đáng kể. Tuy vậy, thu nhập của họ vẫn còn rất cao - 51.000 USD, gấp đôi con số trung bình ở các quốc gia châu Âu.
3. Nauy
 Số giờ làm trung bình mỗi tuần: 33
Thu nhập trung bình hàng năm: 44.000 USD
Tại quốc gia Bắc Âu này, người lao động được nghỉ ít nhất 21 ngày phép mỗi năm, cộng thêm quyền giảm giờ làm với các bậc cha mẹ. Ngoài ra, chính sách thai sản cũng rất đáng mơ ước với 43 tuần trả lương đầy đủ, hoặc người dân có thể chọn mở rộng ra tới 53 tuần với mức tiền lương bị cắt giảm.
2. Đan Mạch
 Số giờ làm trung bình mỗi tuần: 33
Thu nhập trung bình hàng năm: 46.000 USD
Năm 2011, tỷ lệ lao động có việc làm tại Đan Mạch đạt 79,3%, cao hơn mức 73,3% ở Mỹ rất nhiều. Tới hiện tại, con số này đã giảm đi đôi chút song nó không khiến cho người dân nơi đây bận rộn hơn. Tính trung bình, mỗi lao động ở đây có 16 giờ giải trí mỗi ngày, cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong danh sách. Thêm vào đó, mức chi trả cao cũng khiến mọi người không cảm thấy áp lực phải làm thêm giờ.
1. Hà Lan
Số giờ làm trung bình mỗi tuần: 29
Thu nhập trung bình hàng năm: 47.000 USD
Cho dù đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát 2,9% song lực lượng lao động ở Hà Lan vẫn rất ít bị ảnh hưởng với số giờ nghỉ mỗi tuần tương đối nhiều và mức thu nhập mơ ước. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động bán thời gian và thuộc nhóm những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất, Hà Lan được xem như thiên đường với người lao động.
Vũ Vũ
Theo Tri Thức
0
Few comparisons have been as odious as the one offered by the president linking one of the great mass murderers of history to one of America's Founding Fathers and authors of our liberty.
Nazi Germany and Imperial Japan were mortal and inhumane enemies who joined civilization after their hideous barbarism was defeated.

They renounced their former brutality, acknowledged their guilt and shame, and became our strongest allies as they genuinely embraced liberty and democracy. They did not forget their past. They repudiated it.

Vietnam has never repudiated its past while celebrating a faux victory over an American enemy that was never defeated on the battlefield but only in the halls of a Congress that abandoned an ally and snatched defeat from the jaws of victory.

President Obama met with his Vietnamese counterpart, President Truong Tan Sang, last Thursday in the same Oval office where LBJ picked bombing targets in a war he micromanaged into futility. The 44th president conveniently forgot Vietnamese history and slandered ours by linking a founder of our democracy, Thomas Jefferson, to the mass murderer Ho Chi Minh.

Sang had brought Obama a copy of a letter sent to President Truman from Ho in which the communist dictator spoke hopefully of cooperation with America.

Obama, stopping short of yet another apology, mused about what might have been, and noted "we discussed the fact that Ho Chi Minh was actually inspired by the U.S. Declaration of Independence and Constitution, and the words of Thomas Jefferson."

That's technically true and historically accurate. Ho Chi Minh did frame the earliest portions of the 1945 Vietnam Declaration of Independence on the actual Declaration of Independence written by Jefferson in 1776. But while the future third president spoke of inalienable rights granted by his and our Creator, he meant it. Ho Chi Minh was only serious about the glory of the state.

Come to think of it, Obama is too, often leaving the word "Creator" out of any mention of our inalienable rights as mentioned in the declaration while he routinely ignores the Constitution and its restriction on his and federal powers.
To be charitable, one could claim Obama was just trying to humor a guest, as Trent Lott once did to Strom Thurmond.

But was it necessary to praise a man who killed approximately half a million people in an effort to consolidate his power, or to suggest ideological similarities between the architect of mass carnage and an author of liberty?

In consolidating his dictatorial power in North Vietnam, Ho went after landowners, intellectuals, school teachers, businessmen, civic leaders, anyone who might pose future opposition to his thuggish rule. Those who would not publicly confess their crimes against the state and the people were often brutally executed.

By early November 1956, when residents of An Giang province, which included Ho's birthplace village of Nam Dan, refused to pay what they considered oppressive taxes, Ho sent troops to collect, then sent in an army division, shooting. About 6,000 unarmed villagers were killed in a massacre obscured by the Soviet Union's suppression of Hungary.

After Ho's death in 1969, his successors did not miss a beat. Congressional Democrats and their allies in the media, such as the venerable Walter Cronkite, who had already proclaimed the war lost, helped ensure South Vietnam's defeat and ushered in an era of mass carnage, boat people and re-education camps that resulted in more death after the war than during it.

After Saigon's "liberation," the summary executions of tens of thousands of South Vietnamese began. Hundreds of thousands more were forced into re-education camps as 1 million boat people fled on anything that would float, with countless thousands perishing in the South China Sea. And let us not forget the killing fields of Cambodia, where 3 million were slaughtered.

This is the legacy of the man Obama said was inspired by Thomas Jefferson.


source: Investors Business Daily
http://news.investors.com/ibdeditorials.aspx
0
Khối 8406 vừa vượt qua 6 năm thử thách để trưởng thành trong đấu tranh giải thể chế độ cộng Sản. Nhiều thành viên của Khối bị bắt, bị khép tội, bị tù hay bị cộng sản cô lập. Thế mà trong cuộc Điều Trần trước Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Ngọai Giao Quốc Phòng và Thương Mãi Quốc Hội Liên Bang Úc, ngày 24-2-2012, khi được Dân Biểu Philip Ruddock hỏi “Khối 8406 có phải là một tổ chức chính trị hay không?” người viết lại trả lời: “Khối 8406 không phải một tổ chức chính trị. Khối chỉ là một tập hợp của những người đang đấu tranh cho tự do dân chủ”.

Câu trả lời tạo không ít thắc mắc cho những người đang quan tâm đến vận mệnh dân tộc. Chỉ riêng trên báo Việt Luận – Úc Châu đã có hai bạn đọc ông Trần Văn Ý ở Cabramatta và ông Nguyễn Xuân Quang ở Melbourne góp ý về câu trả lời.

Điều Trần làm nhân chứng (witness). Khi bắt đầu cuộc Điều Trần mọi ngườiđều được Dân Biểu chủ tọa Laurie Ferguson nhắc nhở Tiểu Ban không yêu cầu nhân chứng phải tuyên thệ, nhưng Điều Trần là một thủ tục pháp lý của Quốc Hội. Nếu nhân chứng đưa ra bằng chứng sai hoặc tài liệu gây hiểu lầm là một vấn đề nghiêm trọng có thể bị coi là khinh thường Quốc hội.

Đến buổi chiều ngày 24-2-2012, trong phần Điều Trần của Dân Biểu Tiểu Bang Victoria Luke Donnellan, Dân Biểu Liên Bang Philip Ruddock lại nêu ra câu hỏi về Khối 8406. Ông Ruddock hỏi ông Donnellan: “Cho tôi biết những gì bạn hiểu về Khối 8406?” Ông Donnellan trả lời như sau: ”Đây là một nhóm những người. Tôi đã được Cha Lý cung cấp tài liệu theo đó họ kêu gọi các quyền cơ bản của con người và kêu gọi đa đảng. Đa số họ là những người đang sinh sống tại Việt Nam, rất ít người ở nước ngoài, những người đã sẵn sàng ký vào các văn bản của Khối. Những người sống tại Việt Nam biết rõ nguy cơ khi ký kết các tài liệu và nhiều người trong số họ trong một thời gian qua đã bị bắt giữ. Theo tôi hiểu tại Việt Nam có nhiều tổ chức khác nhau, Việt Tân là một đảng chính trị, còn Khối 8406 không phải là một đảng chính trị vì Khối có người tham gia từ nhiều đảng chính trị khác nhau, họ tập hợp để kêu gọi quyền cơ bản của con người và một thể chế đa đảng”.

Mục đích chính của Khối 8406 là cổ vũ các chính đảng dân chủ sớm xuất hiện và hoạt động công khai tại Việt Nam. Theo Cương Lĩnh mọi thành viên của Khối 8406 được khuyến khích thành lập hay gia nhập các tổ chức chính trị, các đảng chính trị có cùng lý tưởng, mục tiêu, phương cách đấu tranh với Khối 8406.

Mục tiêu chính yếu của Khối 8406 là liên kết mọi tổ chức chính trị và dân sự để đẩy mạnh việc giải thể chế độ cộng sản thành lập một Quốc Hội Lập Hiến sọan ra một Hiến Pháp Tự Do, xây dựng một thể chế dân chủ cho Việt Nam. Điều 2.6 của Cương Lĩnh Khối 8406 ghi rõ khi hòan thành được mục tiêu này Khối 8406 sẽ tự động giải thể.

Việc Khối 8406 sẽ giải thể ngay khi Việt Nam có một Hiến Pháp Tự Do đồng nghĩa với việc Khối 8406 không đeo đuổi mục tiêu tham gia vào chính phủ tự do. Trong khi ấy các tổ chức chính trị hay các đảng chính trị lại có mục tiêu lâu dài là đề ra chính sách để được đa sốdân chúng chấp nhận và giao trách nhiệm quản lý, điều hành và lãnh đạo đất nước.

Nói tóm lại Khối 8406 chỉ là một tổ chức quần chúng đấu tranh với mục đích tập hợp và liên kết cá nhân tổ chức nhằm giải thể chế độ cộng sản sớm mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam.

Mọi thành viên Khối 8406 đều độc lập

Khối 8406 gắn liền với hình ảnh và tinh thần của linh mục Nguyễn Văn Lý một chiến sĩ dân chủ kiên cường và là một sáng lập viên của Khối. Khối cũng gắn liền với hình ảnh linh mục Phan văn Lợi một người luôn kiên trì dứt khóat lập trường đấu tranh giải thể cộng sản. Bởi thế nhiều người vẫn nghĩ rằng Khối được thành lập từ những người công giáo. Ngay trong cuộc Điều trần Dân Biểu Philip Rudduck đã cho biết suy nghĩ của ông Khối 8406 là tổ chức thuộc công giáo.

Khối 8406 đã thành hình và họat động dựa trên 3 Văn kiện nền tảng của Khối là (1) Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 ngày 8-4-2006 (2) 10 điều kiện bầu cử Quốc hội ngày 20-6-2006 và (3) Tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam ngày 22-8-2006. Muốn gia nhập bạn chỉ cần tuân thủ Cương lĩnh của Khối và mang quyết tâm giải thể chế độ cộng sản. Bốn tài liệu nói trên rất dễ tìm thấy trên mạng tòan cầu Internet.

Khối 8406 chỉ một tổ chức quần chúng tiên phong đứng lên đấu tranh cho đa nguyên đa đảng, vì vậy Khối 8406 quy tụ được hằng ngàn Phật tử, tín hữu Công Giáo, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, tín đồ Cao Đài, tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm, tín hữu Tin Lành, … Khối cũng quy tụ nhiều thành viên từ các đảng Chính Trị như đảng Thăng Tiến, đảng Vì Dân, đảng Dân Xã, đảng Dân Chủ Phục Họat,đảng Dân Chủ Nhân Dân, v.v… Nhiều thành viên của Khối trước đây từng phục vụ trong quân đội hay là đảng viên đảng Cộng sản nay đã trở về với hàng ngũ dân tộc. Các thành viên thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Các thành viên có thể sống trong hay ngòai nước.

Mỗi thành viên Khối, tùy hòan cảnh và khả năng, độc lập trong phương cách đấu tranh hay phương cách để yểm trợ đấu tranh. Nhờ sự đa dạng này và không có một cơ cấu chặt chẽ như các tổ chức chính trị, Khối 8406 công khai tồn tại qua các cuộc khủng bố và tiếp tục phát triển nhằm thực hiện mục tiêu tối hậu là giải thể chế độ cộng sản mang tự do dân chủ đến cho Việt Nam.

Đảng Cộng Sản không phải là một đảng chính trị

Chúng ta vẫn thường nghe các đảng viên đảng Cộng sản xác nhận họ chỉ là một đảng cầm quyền, còn nói rõ hơn là đảng cai trị. Để tồn tại người cai trị cũng phải biết tìm những phương cách đểduy trì sự tồn tại. Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ đã chọn theo Nga Sô để tồn tại. Ngày nay họ chọn con đường theo Tầu bán nước. Họ cũng chọn tận khai mọi tài nguyên và nhân lực quốc gia chỉ để duy trì sự tồn tại của chế độ. Họ sẵn sàng ra tay đàn áp mọi tiếng nói mọi khuynh hướng bất đồng.

Theo ngọai bang Nga Tầu, căn bản của đảng Cộng sản là dùng bạo lực để đấu tranh giai cấp, để tranh giành và bảo vệ quyền lực. Vì thế khi trở thành một đảng cai trị, các đảng viên luôn tìm mọi cách để kết bè, chia cánh, sẵn sàng sử dụng mọi thủ đọan dơ bẩn nhất chỉ đểthâu tóm quyền lực và quyền lợi. Đến độ đảng Cộng sản phải liên tục “chỉnh đốn nội bộ”. Gần đây Nguyễn Phú Trọng đã phải triệu tập hết Hội Nghị này đến Hội Nghị khác chỉ để tuyên bố “chỉnh đốn nội bộ” không thì chết. Còn Nguyễn Minh Triết đã phải tuyên bố “bỏ điều 4 Hiến Pháp” là đảng Cộng sản tự sát.

Vì chỉ là một đảng cai trị, đảng Cộng sản cầm được quyền nhưng không khả năng nên càng ngày càng đưa đất nước đến chỗ thóai trào. Để cai trị đảng Cộng sản bằng mọi cách nắm giữ hai lực lượng vũ trang là công an và quân đội. Hai lực lượng này lẽ ra là để bảo vệ quốc gia, bảo vệ dân tộc nhưng lại được họ biến thành các lực lượng để bảo vệ chế độ cộng sản.

Vì chỉ là đảng cai trị, giới cầm quyền cộng sản sợ nhất là 10 chữ “diễn biến hòa bình, tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đảng và quân đội. Nó nói lên một quá trình tan rã của một đảng cai trị khi đảng này không còn khả năng thích ứng với thời đại.

Bà con ta thường bảo nhau “đừng sợ những gì cộng sản làm mà hãy làm những gì cộng sản sợ”. Đảng Cộng sản sợ nhất là các đảng viên, là các quân nhân, là các cảnh sát viên mang vũ khí quay về với dân tộc. Vì thế muốn giải thể cộng sản chúng ta cần phải đẩy mạnh việc vận động các lực lượng vũ trang quay về với dân tộc.

Chính trị tốt hay xấu

Trải gần 70 năm quốc nạn cộng sản, guồng máy cai trị cộng sản được thiết lập chỉ nhằm mục đích cai trị dân ta. Đảng, quốc hội, nhà nước, đòan thể, quânđội, công an… chỉ là những tổ chức để cai trị. Dưới thể chế cộng sản không có sinh họat “chính trị” mà chỉ có sinh họat cai trị nhằm phục vụ chế độ cộng sản. Thế nhưng ít người trong chúng ta nhận ra điều này, từ thân phận của một người bị cai trị chúng đâm ra hồ nghi và đâm ra ngán ngẩm hai từ “chính trị”. Chúng ta quên rằng chính trị chỉ là làm những việc chính đáng cho đất nước cho quê hương cho nhân lọai.

Trên Báo Việt Luận Úc Châu ngày 30-3-2012, bạn đọc Nguyễn Xuân Quang từ Melbourne đã góp ý người viết như sau: “Giới bình dân ví von chính trị là ‘cục xôi’ có mùi vị thơm ngon, rờ vào dính tay, dễ dàng bóp méo, vo tròn tùy ý, nhưng tham ăn nhiều thì nghẹn. Đến Úc định cư,thiên hạ còn bảo nhau chớ có tin mấy ông chính trị gia vì họ thiếu thành tín, xảo ngôn và trí trá. Đi đôi với chính trị là quyền lực nên có những người vì lý tưởng hay vì đam mê quyền lực, họ say sưa năng nổ tham gia chính trị là vậy.”

Gần 30 năm sống tại Úc quan tâm và sinh họat chính trị, người viết học hỏiđược một điều là động lực tham gia chính trị của các chính trị gia tại Úc chính là vì quyền lực. Lẽ đương nhiên nếu không có các động lực chính trị thì làm sao họ có thể sinh họat chính trị được.

Báo chí Úc hằng ngày bêu xấu các chính trị gia thiếu thành tín, xảo ngôn và trí trá. Thế nhưng ngừơi Úc vẫn tin tưởng vào một hệ thống chính trị do chính ông bà cha mẹ họ và chính họ đã xây dựng hằng trăm năm qua. Họ tham gia chính trị là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân và gia đình. Họ tham gia đảng chính trị, họ đi bầu, họ biểu tình đòi tăng lương, họ biểu tình đòi bảo vệ môi trường, họ vận động các dân biểu nghị sĩ thực hiện những điều họ quan tâm, v.v… Qua đó họ thể hiện lòng yêu nước một cách tích cực vì họ đã làm chủ được của đất nước của họ.

Là một người tị nạn cộng sản người viết luôn tri ân các đảng chính trị,các chính trị gia Úc và người dân Úc. Không phải chỉ vì họ đã mở rộng tấm lòng để tiếp đón những người tị nạn, những người đã bị chính những đồng chủng của họtheo cộng sản kỳ thị khủng bố. Người viết còn tri ân vì chính nhờ những sinh họat chính trị của họ, người viết mới được sống trong một xã hội hài hòa, có được an sinh xã hội, được cơ hội bình đẳng thăng tiến và nhất là có cơ hội để nhận ra những điều tốt đẹp mà các đảng chính trị đã mang lại cho công dân Úc Đại Lợi.

Các thành viên của Khối 8406 không phải là người làm chính trị đúng nghĩa. Chúng tôi là những người đấu tranh. Chúng tôi đấu tranh cho lý tưởng mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam.

Khối 8406 một tập hợp của những đấu tranh lại công khai tuyên bố sẽ giải thể sau khi hòan thành nhiệm vụ xây dựng một Hiến Pháp Tự Do cho Việt Nam. Yêu nước yêu tự do chính là động lực cho những người Việt Nam chọn con đường đấu tranh giành lại tự do cho dân tộc Việt Nam. Chúng tôi gắn bó với nhau chỉ vì yêu nước và yêu tự do.

Sự thực vẫn phải là sự thực. Một mai khi Việt Nam đã có một Hiến Pháp TựDo, Khối 8406 sẽ giải thể theo đúng Điều 2.6 Cương Lĩnh Khối đã ghi rõ.

Mặc dù Khối không phải là một tổ chức chính trị chúng tôi luôn luôn khuyến khích các thành viên thành lập hay gia nhập các tổ chức chính trị. Tại Úc châu chúng tôi còn có những thành viên tham gia vào chính đảng Úc và sinh họat chính trị Úc.
Có bạn đọc hỏi thế người viết đã gia nhập đảng chính trị nào chưa ? Để có thể làm việc được với nhiều tổ chức chính trị khác nhau người viết chưa tham gia vào bất cứ đảng chính trị nào. Người viết chỉ xin được làm cảm tình viên của tất cả các tổ chức chống cộng hay đảng chống cộng.

Việt Nam cần đa đảng Chính Trị

Mỗi quốc gia trong mỗi lúc có hòan cảnh khác nhau, mỗi quốc gia lại được hình thành từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, các tầng lớp này lại luôn thay đổi theo hòan cảnh của cá nhân và xã hội. Vì thế không lạ gì khi quyền lợi và ý kiến chính trị mỗi người dân đều khác nhau có khi lại trái ngược nhau.

Khi quần chúng đã nhận thức được lợi ích chính trị thì những người cùng một xu hướng chính trị, có cùng chung các quyền lợi thường tập hợp nhau thành những tổ chức chính trị. Mỗi tổ chức chính trị sẽ đề ra những chính sách theo quan niệm xu hướng chính trị của mình. Các tổ chức chính trị cạnh tranh nhau qua những chính sách do tổ chức của mình đề ra và khả năng thực hiện chính sách, nhờ đó xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và đất nước mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn.

Nói một cách khác cuộc đấu tranh chính trị là một cuộc đấu tranh trường kỳ giữa các tổ chức chính trị với nhau. Tổ chức nào đề ra các quốc sách phù hợp với nguyện vọng của đa số người dân trong từng giai đọan sẽ được người dân trao cơ hội để thực hiện.
Trước khi một quốc sách được hoàn thành thì các tổ chức chính trị phảiđưa ra các quốc sách mới và phải vận động để tòan dân ủng hộ quốc sách mới này, hầu được tiếp tục lãnh đạo quốc gia. Hành động chính trị luôn luôn có tính cách trường kỳ, và lúc nào chính trị cũng đóng lấy vai trò lãnh đạo đưa đất nước thăng tiến.

Việt Nam trong hòan cảnh hiện nay lại cần nhiều tổ chức chính trị nhiều đảng chính trị để âm thầm tập hợp những người có cùng khuynh hướng chính trị nhằm đẩy mạnh công cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam.

Người viết gia nhập Khối 8406 vì mục tiêu chính của Khối là đấu tranh giải thể chế độ cộng sản thành lập một Quốc Hội Lập Hiến sọan ra một Hiến Pháp Tự Do cho Việt Nam. Người viết tin rằng khi Việt Nam chưa có một Hiến Pháp Tự Do thì không một cá nhân, một đảng hay một tổ chức chính trị nào có thể đưa đất nước thóat khỏi vòng suy thóai đưa đất nước đi lên hòa nhập cùng nhân lọai. Một hiến Pháp mới cần phải tập trung được nhiều khuynh hướng khác nhau để đưa ra một mô hình thích hợp nhất với hòan cảnh Việt Nam. Vì thế nhu cầu cần nhiều tổ chức chính trị nhiều đảng chính trị trong hòan cảnh hiện nay là một nhu cầu vô cùng thiết yếu.

Đảng Cộng sản cũng rất sợ khi chúng ta có tổ chức. Khi có tổ chức một người chúng ta sẽ phát triển thành mười, mười phát triển thành trăm, trăm phát triển thành ngàn, và cứ thế, triệu người có tổ chức đang đứng lên để giành lại tự do,để xây dựng dân chủ, công bình, bác ái, đưa đất nước tiến lên hòa nhập vào thếgiới văn minh. Mỗi thành viên Khối 8406 trưởng thành trong đấu tranh chính trịsẽ là những hạt nhân cho sự ra đời và phát triển của các đảng các tổ chức chính trị.

Khối 8406 con đường sẽ vượt qua

Trong quá khứ chúng ta thường vạch lằn ranh quốc cộng, thiện ác, chính tà, đúng sai, bạn thù … để bảo vệ chính kiến, bảo vệ lập trường. Đây là con đường dễ chọn. Chúng ta không cần đối thọai với bất cứ những ai khác suy nghĩ, khác phương cách đấu tranh với chúng ta. Nhờ vậy ở Hải Ngọai chúng ta đã giữ vững được thành trì chống cộng và cũng nhờ vậy ở trong nước chúng ta mới bảo tồn được lực lượng.

Thời thế đã thay đổi để giành lại tự do chúng ta phải chuyển từ thế thủ sang thế công, những thành viên của Khối 8406 chính là những người tiên phong nhận lãnh trách nhiệm nối liền giữa những người trước đây theo cộng sản hay thuộc gia đình cộng sản với những người không đội trời chung với cộng sản, giữa những người đeo đuổi cách thức chống cộng khác nhau, giữa những ngừơi khác tôn giáo, khác tổ chức chính trị, khác hòan cảnh xã hội, … giữa quốc nội và hải ngọai. Vai trò của những thành viên Khối 8406 là tập hợp là kết nối là liên kết mọi cá nhân và lực lượng thành một Khối. Để từ đó phong trào đấu tranh dân chủ có thể vươn lên công khai, trực diện và chủ động giải thể thiểu số cầm quyền cộng sản.

Sáu năm qua mỗi bước tới của Khối 8406 là một bước lùi của thiểu số cầm quyền cộng sản. Vì thế đảng Cộng sản đã thẳng tay đàn áp Khối 8406. Hiện nay 25 thành viên của Khối đang ở trong tù và 27 thành viên khác của Khối đang bi bạo quyền cộng sản cô lập. Là một tổ chức đấu tranh quần chúng Khối 8406 sẽ tiếp tục sát cánh với đồng bào cho đến ngày Việt Nam tự do. Con đường đấu tranh cho đa nguyên đa đảng tại Việt Nam tuy khó khăn nhưng đích đến mỗi ngày một gần hơn.

Ở trong nước anh chị thành viên Khối đang ngày đêm trực diện với bạo quyền cộng sản. Ở hải ngọai chúng tôi nhận lãnh vai trò yểm trợ vì thế chúng tôi rất cần sự ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất để có thể hòan thành nhiệm vụ đã được Tổ Quốc giao cho.
Để phát triển sinh họat Khối 8406 tại hải ngọai, vào ngày thứ bảy 14/4/2012 Khối 8406 ra mắt tại tiểu bang New South Wales Úc Châu. Bài viết này được sửa sọan để thuyết trình trong buổi lễ ra mắt Khối 8406 tại tiểu bang New South Wales Úc Châu vào ngày thứ bảy 14/4/2012 vừa qua.

Melbourne, Úc Đại Lợi

16/4/2012

© Nguyễn Quang Duy
0

Mời các bạn xem lại tuyên bố của Trường Trinh _ Đặng Xuân Khu trên báo Tiếng Dội được lưu trữ  tại Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum – London). và cho ý kiến

Trường Chinh – Đặng Xuân Khu
TUYÊN BỐ NĂM 1951
ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆTNAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM THỨ VIITỔNG THƯ KÝ ÐẢNG LAO ÐỘNG VN SỐ: 284/ LÐ ÐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
Hỡi đồng bào thân mến !
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào !
Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc .Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không?Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo ! Có thế thôi !
Hỡi đồng bào yêu mến!
Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Ðế quốc phương Tây đem qua xứ ta !Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tầu danh tiếng khắp cả hoàn cầu .
Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v…
Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân !Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường ChinhTổng thư ký đảng Lao Ðộng

Số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum – London).
0


Mỗi người hãy góp một cây đinh
cho chiếc áo quan CSVN

Chúng ta đang ở vào một thời điểm rất đặc biệt. CSVN đang suy yếu hơn bao giờ hết.
Yếu tố quan trọng nhất khiến CSVN suy yếu chính là hầu hết người dân trong nước cũng như chính đảng viên đảng CSVN đã nhìn thấy: Đảng đã lộ diện là một đảng cướp đúng nghĩa, một đảng cướp lớn nhất, tàn bạo nhất, tham lam nhất, gian trá nhất, và phạm nhiều tội ác nhất trong suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc. Và tội ác lớn nhất của chúng, từ Hồ Chí Minh đến tập đoàn lãnh đạo hiện nay, là tội bán nước cho Tầu cộng để duy trì quyền độc tôn thống trị toàn dân Việt bằng một thể chế độc tài vô cùng hà khắc của chúng.
Yếu tố thứ hai khiến CSVN suy yếu là sự suy sụp về kinh tế do thể chế chính trị và chính sách kinh tế phi lý, ngu xuẩn của chúng. Hiện nay, các công ty quốc doanh hầu hết đều làm ăn thua lỗ, tham nhũng lan tràn khắp bộ máy cai trị từ trên xuống dưới. Chức lớn tham nhũng lớn, chức nhỏ tham nhũng nhỏ. Dân thấp cổ bé miệng bị bóc lột đến tận xương tủy. Toàn dân tộc như một thân thể xanh xao đã và đang tiếp tục bị hàng ngàn con đỉa bu khắp người bám vào hút máu. Không một chỗ nào trên thân thể không bị đỉa bám và hút máu. Đa số người dân càng ngày càng khốn khổ, nghèo nàn, còn thiểu số cán bộ cộng sản thì càng ngày càng giàu. Hố ngăn cách giàu nghèo giữa kẻ bị trị và giới thống trị chưa bao giờ lớn khủng khiếp như hiện nay.
Trước tình trạng suy sụp ấy, CSVN cố duy trì quyền lực bằng cách gia tăng đàn áp và khủng bố tất cả những ai chúng nghi ngờ là mầm mống nổi dậy trong nước. Chúng quyết nuôi béo bộ máy công an để mua chuộc lòng trung thành của bọn này bằng cách dung dưỡng, bao che cho những hành động cướp bóc, tham nhũng, ức hiếp dân của bọn chúng. Chúng ra những luật lệ hết sức phi lý để gây khó khăn cho người dân, để người dân buộc phải vi phạm những luật lệ phi lý ấy. Chúng cố tình dồn người dân vào vị thế tội nhân để người dân sẵn sàng đút lót, hối lộ hầu được an thân. Người dân có hối lộ thì chúng mới mau giàu.
CSVN suy yếu như thế, nên việc dứt điểm chế độ là điều chưa bao giờ khả thi và thuận lợi như thời điểm này. Tuy nhiên, khả thi là một chuyện, có làm được hay không là chuyện hoàn toàn khác, nó tùy thuộc vào quyết tâm của đồng bào trong cũng như ngoài nước.
Cuộc đấu tranh trong nước cho thấy ngày càng có nhiều người tham gia, nhất là giới trẻ. Đặc biệt hơn, ngày càng có nhiều người đã từng phục vụ cho chế độ nay lại tham gia vào hàng ngũ đấu tranh chống chế độ. Điều này càng làm cho bọn lãnh đạo lo sợ hơn, vì không gì nguy hiểm cho bằng những người từng là đồng chí, từng là bạn thân thiết với mình nay trở thành kẻ đâm sau lưng mình.
Vì thế, CSVN rất lo ngại và vô cùng bối rối về tình trạng hiện nay. Nếu không đàn áp những người đấu tranh thì chắc chắn cuộc đấu tranh sẽ ngày càng lớn mạnh, số người tham gia sẽ ngày càng càng đông. Đáng sợ nhất là những kẻ trước đây cùng chiến tuyến nay trở thành kẻ thù. Cứ đà này tiếp diễn, chế độ sẽ sụp  đổ, và những kẻ đang nắm quyền, từng gây nhiều tội ác, chắc chắn phải đền tội. Đó là điều mà những kẻ đang nắm quyền hiện nay tuyệt đối không muốn và nhất quyết ngăn chặn.
Nhưng ngăn chặn không phải chuyện đơn giản. Nếu đàn áp, khủng bố để người dân sợ thì tạo nên rất nhiều bất lợi. Trước hết là bộ mặt tàn bạo của chế độ càng trở nên rõ nét. Điều này chỉ làm cho dân chúng thêm phẫn nộ và càng muốn quyết tâm lật đổ chế độ hơn. Kế đó là dư luận thế giới sẽ kết án nặng nề, Hoa Kỳ sẽ đưa CSVN trở lại danh sách CPC, quốc tế sẽ có những biện pháp chế tài hữu hiệu, sẽ từ chối không cho CSVN tham gia những hiệp ước thuận lợi cho sự phát triển thương mại của chế độ... Điều này sẽ dẫn đảng và chế độ CSVN đến đường cùng.
Đằng khác, Trung Cộng ngày càng lộng hành, ép bọn lãnh đạo “hèn với giặc, ác với dân” phải làm những điều vô cùng bất lợi cho dân tộc. Không làm theo thì sẽ bị Trung Cộng trả thù, bị thanh trừng. Mà làm theo thì bị toàn dân căm thù, oán ghét. Vì thế bọn lãnh đạo CSVN đang lâm vào cảnh "tứ bề thọ địch", "tiến thoái lưỡng nan".
Việc đàn áp quá mạnh tay hiện nay có thể giải thích bằng tâm lý: khi bị đe doạ hay gặp nguy hiểm mà chưa tìm ra phương cách nào giải quyết, người ta có khuynh hướng làm theo bản năng, hậu quả ra sao thì tính sau. Bản năng cố hữu của cộng sản là gian tham và tàn bạo, nên chúng cứ tiếp tục cướp bóc và khủng bố.
Trong nước là như vậy. Cuộc đấu tranh ngày càng đông người tham gia. Năm 2005, trước khi Khối 8406 thành lập, số người công khai đấu tranh trong nước chỉ khoảng 50 người ([1]), thế  mà hiện nay, sau 8 năm, có thể đã lên đến hàng ngàn người.
Để dứt điểm chế độ tàn bạo này, cuộc đấu tranh trong nước cần sự hỗ trợ của đồng bào ruột thịt hải ngoại hơn bao giờ hết. Số người đấu tranh trong nước càng đông, thì CSVN càng gia tăng số công an và tận dụng bọn xã hội đen để đàn áp, để theo dõi, để bao vây kinh tế, để bắt bỏ tù những người đấu tranh. Vì thế sự giúp đỡ tài chánh từ hải ngoại để nâng đỡ đời sống của các nhà đấu tranh và gia đình họ càng trở nên cấp thiết và càng đòi hỏi sự hy sinh của đồng bào hải ngoại nhiều hơn.
Các nhà đấu tranh trong nước sẵn sàng hy sinh cả sự an toàn của bản thân và gia đình mình để đấu tranh với chế độ tàn bạo. So sánh với sự hy sinh ấy thì sự hy sinh bình thường về tài chánh của đồng bào hải ngoại sẽ không thấm vào đâu. Các nhà đấu tranh trong nước luôn luôn bị chế độ gây khó khăn tài chánh, bị đuổi việc, bị tịch thu những phương tiện đấu tranh (máy vi tính, điện thoại, Internet, máy chụp, máy quay phim…). Những nhà đấu tranh bị tù tội luôn luôn cần được thăm nuôi để bảo toàn mạng sống và sức khỏe. Thiếu sự giúp đỡ tài chánh, cuộc đấu tranh trong nước sẽ trở nên hết sức khó khăn. Tiền tuyến trong nước đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực từ hậu phương hải ngoại.
Với 3-4 triệu người Việt hải ngoại, nếu mỗi người mỗi tháng chỉ bỏ ra một đôla thì sẽ có được 3-4 triệu đôla. 3-4 triệu này mỗi tháng để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh thì chắc chắn việc bao vây kinh tế của chế độ CSVN đối với các nhà đấu tranh sẽ bị hoàn toàn vô hiệu hóa và sẽ thúc đẩy việc đấu tranh trong nước phát triển một cách hết sức mạnh mẽ. Đóng góp một đôla mỗi tháng là việc quá dễ dàng cho dù đối với những người nghèo nhất ở hải ngoại. Nếu chỉ quyên mỗi người mỗi tháng 10 đôla từ 100.000 người thôi, tức chỉ khoảng 3% số người Việt hải ngoại, thì cũng được 1 triệu đôla mỗi tháng. Với 1 triệu này, các nhà đấu tranh trong nước sẽ làm được biết bao việc hữu ích.
Vấn đề là: làm sao quyên góp được từng người số tiền nhỏ nhoi ấy, hay ít ra từ 3% số người Việt hải ngoại? Thiết tưởng đây là một vấn đề rất thực tế mà những người đấu tranh ở hải ngoại cần suy nghĩ để tìm ra phương cách thực hiện.
Ở hải ngoại, ai cũng mong muốn số người đấu tranh trong nước ngày càng gia tăng. Có gia tăng thì mới có đủ lực lượng để xoay chuyển tình hình. Nhưng càng gia tăng thì càng đòi hỏi sự gia tăng yểm trợ từ hải ngoại. Nếu chống cộng hay đấu tranh dân chủ mà không quan tâm đến sự hy sinh rất thực tế và cần thiết này thì thực chất chỉ là “chống cộng cho vui”.
 Yểm trợ tài chánh cho cuộc đấu tranh trong nước chính là cách tỏ tình liên đới, tinh thần “đồng lao cộng khổ” và lòng yêu nước của đồng bào hải ngoại. Sự an ủi tinh thần này là một khích lệ vô cùng lớn lao cho sự hy sinh của các nhà đấu tranh dân chủ trong nước.
Hỗ trợ về tài chánh rất thực tế và cần thiết. Nhưng hỗ trợ về chính trị cũng thực tế và cần thiết không kém. Từ trước đến nay, đồng bào hải ngoại đã rất tích cực trong lãnh vực này, đặc biệt trong việc vận động chính giới các quốc gia tự do. Nhưng để hỗ trợ chính trị hữu hiệu hơn, người Việt tại mỗi quốc gia cần có một tiếng nói chung, một tiếng nói duy nhất. Có như thế tiếng nói ấy mới có sức mạnh khiến chính giới các nước phải nể vì và những gì mình vận động mới có đủ trọng lượng để thúc đẩy họ ra tay thực hiện.
Hiện nay, áp lực quốc tế đối với CSVN về nhân quyền không có tác dụng nhiều. Dường như chính giới các nước phần nhiều chỉ hứa hẹn xuông cho qua chuyện hơn là thực tâm muốn thực hiện những gì người Việt vận động. Lý do là vì đằng sau những vận động chính giới ấy của người Việt chưa có được một hậu thuẫn lớn mạnh, có thực lực. Thực lực chỉ có được nhờ những lực lượng nhỏ liên kết lại với nhau thành một lực lượng lớn với một tiếng nói duy nhất. Nếu các tổ chức, đoàn thể cứ vận động chính giới cách tản mạn, riêng rẽ thì chỉ giống như những viên gạch rời rạc trong một đống gạch mà thôi.
Để khai tử chế độ CSVN, người Việt trong nước cũng như hải ngoại, mỗi người hãy góp một viên đạn bắn vào chế độ. Nếu mỗi người đều tích cực chung tay góp sức, thì 80 triệu viên đạn từ trong nước và 3-4 triệu viên đạn từ hải ngoại đủ để đưa chế độ sang bên kia thế giới. Và khi nó đã chết, mỗi người hãy góp một cây đinh cho chiếc áo quan khâm liệm chế độ CSVN trước khi đưa nó đến nghĩa trang.
Người Việt Thầm Lặng


[1] Vào năm 2005, những người công khai lên tiếng tranh đấu cho nhân quyền và tự do dân chủ trong nước chỉ chừng 50 người, xếp theo thứ tự A,B,C như sau: 1) Nguyễn Vũ Bình, 2) Hoàng Minh Chính, 3) Tiêu Dao Bảo Cự, 4) Phạm Quế Dương, 5) Nguyễn Kim Điền, 6) Thích Quảng Độ, 7) Trần Độ, 8) Nguyễn Thanh Giang, 9) Nguyễn Hữu Giải, 10) Thích Thiện Hạnh, 11) Đỗ Nam Hải, 12) Trương Trí Hiền, 13) Nguyễn Hộ, 14) Dương Thu Hương, 15) Nguyễn Đình Huy, 16) Nguyễn Chính Kết, 17) Trần Khuê, 18) Nguyễn Ngọc Lan, 19) Lê Quang Liêm, 20) Phan Văn Lợi, 21) Trần Văn Lương, 22) Nguyễn Văn Lý, 23) Thích Thiện Minh, 24) Tuệ Minh, 25) Hà Sĩ Phu, 26) Vũ Cao Quận, 27) Thích Huyền Quang, 28) Lê Chí Quang, 29) Nguyễn Hồng Quang, 30) Nguyễn Đan Quế, 31) Bùi Minh Quốc, 32) Phạm Hồng Sơn, 33) Thích Tuệ Sỹ, 34) Bùi Ngọc Tấn, 35) Thích Không Tánh, 36) Hoàng Tiến, 37) Trần Dũng Tiến, 38) Chân Tín, 39) Nguyễn Khắc Toàn, 40) Nguyễn Văn Trấn, 41) Nguyễn Thị Thanh Xuân.
0
Mỗi người hãy góp một cây đinh
cho chiếc áo quan CSVN

Chúng ta đang ở vào một thời điểm rất đặc biệt. CSVN đang suy yếu hơn bao giờ hết.
Yếu tố quan trọng nhất khiến CSVN suy yếu chính là hầu hết người dân trong nước cũng như chính đảng viên đảng CSVN đã nhìn thấy: Đảng đã lộ diện là một đảng cướp đúng nghĩa, một đảng cướp lớn nhất, tàn bạo nhất, tham lam nhất, gian trá nhất, và phạm nhiều tội ác nhất trong suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc. Và tội ác lớn nhất của chúng, từ Hồ Chí Minh đến tập đoàn lãnh đạo hiện nay, là tội bán nước cho Tầu cộng để duy trì quyền độc tôn thống trị toàn dân Việt bằng một thể chế độc tài vô cùng hà khắc của chúng.
Yếu tố thứ hai khiến CSVN suy yếu là sự suy sụp về kinh tế do thể chế chính trị và chính sách kinh tế phi lý, ngu xuẩn của chúng. Hiện nay, các công ty quốc doanh hầu hết đều làm ăn thua lỗ, tham nhũng lan tràn khắp bộ máy cai trị từ trên xuống dưới. Chức lớn tham nhũng lớn, chức nhỏ tham nhũng nhỏ. Dân thấp cổ bé miệng bị bóc lột đến tận xương tủy. Toàn dân tộc như một thân thể xanh xao đã và đang tiếp tục bị hàng ngàn con đỉa bu khắp người bám vào hút máu. Không một chỗ nào trên thân thể không bị đỉa bám và hút máu. Đa số người dân càng ngày càng khốn khổ, nghèo nàn, còn thiểu số cán bộ cộng sản thì càng ngày càng giàu. Hố ngăn cách giàu nghèo giữa kẻ bị trị và giới thống trị chưa bao giờ lớn khủng khiếp như hiện nay.
Trước tình trạng suy sụp ấy, CSVN cố duy trì quyền lực bằng cách gia tăng đàn áp và khủng bố tất cả những ai chúng nghi ngờ là mầm mống nổi dậy trong nước. Chúng quyết nuôi béo bộ máy công an để mua chuộc lòng trung thành của bọn này bằng cách dung dưỡng, bao che cho những hành động cướp bóc, tham nhũng, ức hiếp dân của bọn chúng. Chúng ra những luật lệ hết sức phi lý để gây khó khăn cho người dân, để người dân buộc phải vi phạm những luật lệ phi lý ấy. Chúng cố tình dồn người dân vào vị thế tội nhân để người dân sẵn sàng đút lót, hối lộ hầu được an thân. Người dân có hối lộ thì chúng mới mau giàu.
CSVN suy yếu như thế, nên việc dứt điểm chế độ là điều chưa bao giờ khả thi và thuận lợi như thời điểm này. Tuy nhiên, khả thi là một chuyện, có làm được hay không là chuyện hoàn toàn khác, nó tùy thuộc vào quyết tâm của đồng bào trong cũng như ngoài nước.
Cuộc đấu tranh trong nước cho thấy ngày càng có nhiều người tham gia, nhất là giới trẻ. Đặc biệt hơn, ngày càng có nhiều người đã từng phục vụ cho chế độ nay lại tham gia vào hàng ngũ đấu tranh chống chế độ. Điều này càng làm cho bọn lãnh đạo lo sợ hơn, vì không gì nguy hiểm cho bằng những người từng là đồng chí, từng là bạn thân thiết với mình nay trở thành kẻ đâm sau lưng mình.
Vì thế, CSVN rất lo ngại và vô cùng bối rối về tình trạng hiện nay. Nếu không đàn áp những người đấu tranh thì chắc chắn cuộc đấu tranh sẽ ngày càng lớn mạnh, số người tham gia sẽ ngày càng càng đông. Đáng sợ nhất là những kẻ trước đây cùng chiến tuyến nay trở thành kẻ thù. Cứ đà này tiếp diễn, chế độ sẽ sụp  đổ, và những kẻ đang nắm quyền, từng gây nhiều tội ác, chắc chắn phải đền tội. Đó là điều mà những kẻ đang nắm quyền hiện nay tuyệt đối không muốn và nhất quyết ngăn chặn.
Nhưng ngăn chặn không phải chuyện đơn giản. Nếu đàn áp, khủng bố để người dân sợ thì tạo nên rất nhiều bất lợi. Trước hết là bộ mặt tàn bạo của chế độ càng trở nên rõ nét. Điều này chỉ làm cho dân chúng thêm phẫn nộ và càng muốn quyết tâm lật đổ chế độ hơn. Kế đó là dư luận thế giới sẽ kết án nặng nề, Hoa Kỳ sẽ đưa CSVN trở lại danh sách CPC, quốc tế sẽ có những biện pháp chế tài hữu hiệu, sẽ từ chối không cho CSVN tham gia những hiệp ước thuận lợi cho sự phát triển thương mại của chế độ... Điều này sẽ dẫn đảng và chế độ CSVN đến đường cùng.
Đằng khác, Trung Cộng ngày càng lộng hành, ép bọn lãnh đạo “hèn với giặc, ác với dân” phải làm những điều vô cùng bất lợi cho dân tộc. Không làm theo thì sẽ bị Trung Cộng trả thù, bị thanh trừng. Mà làm theo thì bị toàn dân căm thù, oán ghét. Vì thế bọn lãnh đạo CSVN đang lâm vào cảnh "tứ bề thọ địch", "tiến thoái lưỡng nan".
Việc đàn áp quá mạnh tay hiện nay có thể giải thích bằng tâm lý: khi bị đe doạ hay gặp nguy hiểm mà chưa tìm ra phương cách nào giải quyết, người ta có khuynh hướng làm theo bản năng, hậu quả ra sao thì tính sau. Bản năng cố hữu của cộng sản là gian tham và tàn bạo, nên chúng cứ tiếp tục cướp bóc và khủng bố.
Trong nước là như vậy. Cuộc đấu tranh ngày càng đông người tham gia. Năm 2005, trước khi Khối 8406 thành lập, số người công khai đấu tranh trong nước chỉ khoảng 50 người ([1]), thế  mà hiện nay, sau 8 năm, có thể đã lên đến hàng ngàn người.
Để dứt điểm chế độ tàn bạo này, cuộc đấu tranh trong nước cần sự hỗ trợ của đồng bào ruột thịt hải ngoại hơn bao giờ hết. Số người đấu tranh trong nước càng đông, thì CSVN càng gia tăng số công an và tận dụng bọn xã hội đen để đàn áp, để theo dõi, để bao vây kinh tế, để bắt bỏ tù những người đấu tranh. Vì thế sự giúp đỡ tài chánh từ hải ngoại để nâng đỡ đời sống của các nhà đấu tranh và gia đình họ càng trở nên cấp thiết và càng đòi hỏi sự hy sinh của đồng bào hải ngoại nhiều hơn.
Các nhà đấu tranh trong nước sẵn sàng hy sinh cả sự an toàn của bản thân và gia đình mình để đấu tranh với chế độ tàn bạo. So sánh với sự hy sinh ấy thì sự hy sinh bình thường về tài chánh của đồng bào hải ngoại sẽ không thấm vào đâu. Các nhà đấu tranh trong nước luôn luôn bị chế độ gây khó khăn tài chánh, bị đuổi việc, bị tịch thu những phương tiện đấu tranh (máy vi tính, điện thoại, Internet, máy chụp, máy quay phim…). Những nhà đấu tranh bị tù tội luôn luôn cần được thăm nuôi để bảo toàn mạng sống và sức khỏe. Thiếu sự giúp đỡ tài chánh, cuộc đấu tranh trong nước sẽ trở nên hết sức khó khăn. Tiền tuyến trong nước đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực từ hậu phương hải ngoại.
Với 3-4 triệu người Việt hải ngoại, nếu mỗi người mỗi tháng chỉ bỏ ra một đôla thì sẽ có được 3-4 triệu đôla. 3-4 triệu này mỗi tháng để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh thì chắc chắn việc bao vây kinh tế của chế độ CSVN đối với các nhà đấu tranh sẽ bị hoàn toàn vô hiệu hóa và sẽ thúc đẩy việc đấu tranh trong nước phát triển một cách hết sức mạnh mẽ. Đóng góp một đôla mỗi tháng là việc quá dễ dàng cho dù đối với những người nghèo nhất ở hải ngoại. Nếu chỉ quyên mỗi người mỗi tháng 10 đôla từ 100.000 người thôi, tức chỉ khoảng 3% số người Việt hải ngoại, thì cũng được 1 triệu đôla mỗi tháng. Với 1 triệu này, các nhà đấu tranh trong nước sẽ làm được biết bao việc hữu ích.
Vấn đề là: làm sao quyên góp được từng người số tiền nhỏ nhoi ấy, hay ít ra từ 3% số người Việt hải ngoại? Thiết tưởng đây là một vấn đề rất thực tế mà những người đấu tranh ở hải ngoại cần suy nghĩ để tìm ra phương cách thực hiện.
Ở hải ngoại, ai cũng mong muốn số người đấu tranh trong nước ngày càng gia tăng. Có gia tăng thì mới có đủ lực lượng để xoay chuyển tình hình. Nhưng càng gia tăng thì càng đòi hỏi sự gia tăng yểm trợ từ hải ngoại. Nếu chống cộng hay đấu tranh dân chủ mà không quan tâm đến sự hy sinh rất thực tế và cần thiết này thì thực chất chỉ là “chống cộng cho vui”.
 Yểm trợ tài chánh cho cuộc đấu tranh trong nước chính là cách tỏ tình liên đới, tinh thần “đồng lao cộng khổ” và lòng yêu nước của đồng bào hải ngoại. Sự an ủi tinh thần này là một khích lệ vô cùng lớn lao cho sự hy sinh của các nhà đấu tranh dân chủ trong nước.
Hỗ trợ về tài chánh rất thực tế và cần thiết. Nhưng hỗ trợ về chính trị cũng thực tế và cần thiết không kém. Từ trước đến nay, đồng bào hải ngoại đã rất tích cực trong lãnh vực này, đặc biệt trong việc vận động chính giới các quốc gia tự do. Nhưng để hỗ trợ chính trị hữu hiệu hơn, người Việt tại mỗi quốc gia cần có một tiếng nói chung, một tiếng nói duy nhất. Có như thế tiếng nói ấy mới có sức mạnh khiến chính giới các nước phải nể vì và những gì mình vận động mới có đủ trọng lượng để thúc đẩy họ ra tay thực hiện.
Hiện nay, áp lực quốc tế đối với CSVN về nhân quyền không có tác dụng nhiều. Dường như chính giới các nước phần nhiều chỉ hứa hẹn xuông cho qua chuyện hơn là thực tâm muốn thực hiện những gì người Việt vận động. Lý do là vì đằng sau những vận động chính giới ấy của người Việt chưa có được một hậu thuẫn lớn mạnh, có thực lực. Thực lực chỉ có được nhờ những lực lượng nhỏ liên kết lại với nhau thành một lực lượng lớn với một tiếng nói duy nhất. Nếu các tổ chức, đoàn thể cứ vận động chính giới cách tản mạn, riêng rẽ thì chỉ giống như những viên gạch rời rạc trong một đống gạch mà thôi.
Để khai tử chế độ CSVN, người Việt trong nước cũng như hải ngoại, mỗi người hãy góp một viên đạn bắn vào chế độ. Nếu mỗi người đều tích cực chung tay góp sức, thì 80 triệu viên đạn từ trong nước và 3-4 triệu viên đạn từ hải ngoại đủ để đưa chế độ sang bên kia thế giới. Và khi nó đã chết, mỗi người hãy góp một cây đinh cho chiếc áo quan khâm liệm chế độ CSVN trước khi đưa nó đến nghĩa trang.
Người Việt Thầm Lặng


[1] Vào năm 2005, những người công khai lên tiếng tranh đấu cho nhân quyền và tự do dân chủ trong nước chỉ chừng 50 người, xếp theo thứ tự A,B,C như sau: 1) Nguyễn Vũ Bình, 2) Hoàng Minh Chính, 3) Tiêu Dao Bảo Cự, 4) Phạm Quế Dương, 5) Nguyễn Kim Điền, 6) Thích Quảng Độ, 7) Trần Độ, 8) Nguyễn Thanh Giang, 9) Nguyễn Hữu Giải, 10) Thích Thiện Hạnh, 11) Đỗ Nam Hải, 12) Trương Trí Hiền, 13) Nguyễn Hộ, 14) Dương Thu Hương, 15) Nguyễn Đình Huy, 16) Nguyễn Chính Kết, 17) Trần Khuê, 18) Nguyễn Ngọc Lan, 19) Lê Quang Liêm, 20) Phan Văn Lợi, 21) Trần Văn Lương, 22) Nguyễn Văn Lý, 23) Thích Thiện Minh, 24) Tuệ Minh, 25) Hà Sĩ Phu, 26) Vũ Cao Quận, 27) Thích Huyền Quang, 28) Lê Chí Quang, 29) Nguyễn Hồng Quang, 30) Nguyễn Đan Quế, 31) Bùi Minh Quốc, 32) Phạm Hồng Sơn, 33) Thích Tuệ Sỹ, 34) Bùi Ngọc Tấn, 35) Thích Không Tánh, 36) Hoàng Tiến, 37) Trần Dũng Tiến, 38) Chân Tín, 39) Nguyễn Khắc Toàn, 40) Nguyễn Văn Trấn, 41) Nguyễn Thị Thanh Xuân.
^Xem Lại Trên