Điểm Tin Cập Nhật

0
Hoàng Vi : Sự Bách Hại

Công An đã làm nhục Hoàng Vi như thế nào ?



Nguồn: DucMe.TV - Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs)
0

Công an xâm phạm thân thể một nữ blogger tại đồn

2012-12-29
Hôm 28 tháng 12 khi phiên tòa phúc thẩm xử ba blogger Điếu cày, Tạ Phong Tần và Anh ba Sài Gòn diễn ra công an đã bắt giữ, cô lập rất nhiều người tới xem phiên tòa trong đó có nhiều blogger. Một trong những người bị bắt là blogger Hoàng Vi; cô không những bị bắt mà còn bị công an hạ nhục, chà đạp nhân phẩm một cách tồi tệ.
Trích từ nguồn VRNs
Hình ảnh cô Hoàng Vi sau khi bị công an TP HCM xúc phạm nhân phẩm hôm 28/12/2012.
Hoàng Vi: Sáng nay Vi biết có phiên tòa phúc thẩm xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Khoảng gần 6 giờ sáng tôi bắt đầu ra khỏi nhà để đến dự phiên tòa. Khi tôi đi ngang qua trước tòa án thì thấy rất đông an ninh, không có người đi coi nhiều, nên tôi quyết định dừng xe ở một nơi gần đó và đi bộ đến.
Vào khoảng 8 giờ sáng tôi bắt đầu đi bộ qua công viên đối diện với Tòa án Nhân dân thành phố, thì khi bước qua công viên tôi thấy rất nhiều an ninh, nhưng tôi vẫn cứ đi. Khi đi ngang qua họ, họ thấy tôi và họ đứng lên đi theo, họ tập trung về hướng của tôi với rất nhiều camera hướng về tôi để chụp hình. Tôi vẫn bình thản và tìm cho mình một chỗ ngồi đối diện với Tòa án Nhân dân, đọc bài Kinh Hòa Bình để cầu nguyện cho những người đang bị xét xử trong tòa án.
Tôi ngồi tại đó được một chút xíu thì công an, an ninh đến xua đuổi đi chỗ khác. Họ nói chỗ này hôm nay không được ngồi bởi vì họ đang làm nhiệm vụ cho nên không được ngồi ở đây. Lúc đó tôi mới từ công viên băng qua đường đi về phía tòa án, nhưng rất đông công an và an ninh đứng chận ở cổng tòa án, cho nên tôi quay về ngồi ngay chỗ nhà chờ xe buýt gần với tòa án.
3-bloggers-250.jpg
Từ trái: Blogger Điếu Cày, blogger Tạ Phong Tần, và blogger Anh ba Saigon. RFA file.
Ngồi ở đó được một chút thì tôi bắt chuyện với nhóm người vốn đã ngồi ở đó từ lâu rồi. Trong đó cũng có một hai người đến để xem phiên tòa nhưng họ không dám nói ra, khi tôi hỏi thì họ mới nói. Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện thì công an kéo đến tiếp tục đuổi, không cho đợi xe buýt ở đó nữa. Tôi đi tới trạm xe buýt kế tiếp nhưng họ cũng không cho ngồi ở đó luôn. Thế là tôi quay trở lại công viên Bách Tùng Diệp đối diện với tòa án.
Mặc Lâm: Khi ngồi như vậy Hoàng Vi có thấy còn ai đến nữa không?
Hoàng Vi: Vừa bước qua công viên thì tôi gặp Vũ Sĩ Hoàng với Bách Việt cũng vừa đến. Tôi thấy họ thì gọi họ lại và ba anh em tìm một chỗ trong công viên ngồi chơi và nhìn qua phía tòa án xem bên đó có động tịnh gì không.
Đang ngồi chơi nói chuyện với nhau như vậy bỗng đâu công an và an ninh rất là đông, một lực lượng hùng hậu mình thấy rõ luôn, họ kéo nhau ào về hướng chúng tôi. Lúc đó tôi nghĩ là sẽ có chuyện gì đó xảy ra rất là gay cho nên mọi người giải tán đi về, không ở lại nữa.
Khi chúng tôi vừa đứng lên đi thì một chú công an cũng hơi lớn tuổi rồi đi nhanh về phía tôi và giật tay tôi lại bắt tôi phải trình giấy tờ. Tôi mới hỏi là đi dạo trong công viên mà cũng bắt phải trình giấy tờ là sao chú? Ổng mới trả lời rằng “Tôi là công an tôi có quyền kiểm soát xem giấy tờ của người dân”. Lúc đó tôi mới nói lại rằng “Đúng chú là công an thì chú có quyền hỏi giấy tờ của người dân, nhưng mà kiểm tra giấy tờ của người dân cũng phải đúng pháp luật, tức là sau 23 giờ đêm khi mà tôi còn lang thang ngoài đường thì chú mới có quyền kiểm tra giấy tờ của tôi, chứ bây giờ đang ban ngày ban mặt đi dạo chơi công viên mà đòi kiểm tra giấy tờ thì rất là vô lý.”
Trên xe họ tiếp tục đánh đập anh Sĩ Hoàng và tôi, sau đó họ chở tôi về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, còn Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ chở đi đâu tôi không biết nữa.
Blogger Hoàng Vi
Tôi nói vậy mà ông ta vẫn một hai đi theo đòi kiểm tra giấy tờ, kèm theo đó là lực lượng đi theo ông ra rất là đông. Tôi cảm thấy là họ nhào vào bắt mình nên tôi bắt đầu chạy ra đường Lý Tự Trọng và la to cho mọi người đi đường chú ý. Lúc đó tôi nghe tiếng hiệu lệnh từ một người nào đó trong nhóm công an-an ninh phát ra đại khái là “Tóm lấy bọn nó”. Khi đó bắt đầu công an và an ninh nhào vào tóm lấy tôi và đẩy lên một chiếc xe đậu ở gần đó.
Mặc Lâm: Lúc ấy blogger Hành Nhân Vũ Sĩ Hoàng có bị bắt cùng với Hoàng Vi hay không?
Hoàng Vi: Hành Nhân Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ túm lấy, đè cổ anh đó xuống và họ đấm vào mặt làm anh bị rách môi, và họ khiêng anh như là khiêng heo quăng tống lên xe. Trên xe họ tiếp tục đánh đập anh Sĩ Hoàng và tôi, sau đó họ chở tôi về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, còn Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ chở đi đâu tôi không biết nữa.
Mặc Lâm: Về tới đồn công an rồi thì họ tuyên bố bắt Hoàng Vi về lý do gì?
Hoàng Vi: Không. Từ trước tới giờ trong những vụ việc bắt giữ như thế này họ hoàn toàn không tuyên bố lý do gì hết trơn hết trọi.
Mặc Lâm: Vâng. Và Hoàng Vi có hỏi họ tại sao bắt mình mà không có lý do hay không?
Hoàng Vi: À, câu hỏi này thì lúc nào tôi cũng hỏi họ hết, nhưng mà câu trả lời của họ rất vô lý là “Tại sao bao nhiêu người tôi không bắt mà tôi lại bắt chị? Tôi bắt chị tất nhiên là chị phải làm gì thì chúng tôi mới bắt chớ. Bao nhiêu người đi tôi không bắt mà lại bắt chị vào đây.”
Khi đó tôi cũng phản ứng lại câu hỏi của họ “Các anh nói tôi có gì thì các anh phải chứng minh là tôi có gì chứ các anh đừng có nói cái kiểu vu khống tôi như vậy. Cứ bắt tôi vào đây nói là tôi có gì mà cuối cũng tôi có gì không? Hay là sau khi bắt tôi về đồn rồi tôi mới có gì?”, thì họ im và họ không nói nữa và họ hành động theo ý của họ thôi.

Cố tình làm nhục

hoang-vi-250.jpg
Hình chụp blogger Hoàng Vi bị an ninh/côn đồ bám theo xe, khủng bố, đập xe và gây thương tích trên đường về nhà sau khi dự sinh nhật của 3 blogger Trịnh Kim Tiến, Trăng Đêm, Bùi Minh Hằng tại quán Hương Đồng 4 quận Bình Thạnh, tối thứ Sáu ngày 13/7/2012. Photo courtesy of Dân Làm Báo.
Mặc Lâm: Theo tin tức chúng tôi nhận được với hình ảnh của Hoàng Vi cho thấy rằng công an phường Nguyễn Cư Trinh đã có những hành động xúc phạm nhân phẩm nếu không muốn nói là hạ nhục Hoàng Vi trong đồn công an. Hoàng Vi có vui lòng cho thính giả nghe lại sự việc này hay không?
Hoàng Vi: Dạ. Tôi nghĩ có lẽ đây là kế hoạch họ muốn làm nhục tôi. Họ đã bắt tôi nhiều lần. Nhiều lần họ đã dùng bạo lực cũng có, họ đã dùng tới vấn đề đó để mà dứt điểm tôi cũng có, nhưng họ vẫn không thể nào khiến tôi từ bỏ việc tôi làm.
Tất nhiên những người bắt tôi họ dùng biện pháp ngày một mạnh hơn, và lần này họ đánh tôi nhiều hơn những lần trước. Họ viện lý do họ nghi ngờ tôi giấu đồ vật phạm pháp trong người cho nên họ đề nghị phải xét người tôi.
Lúc đó tôi không nghĩ là dùng biện pháp thô bạo để hạ nhục mình, mà nghĩ rằng họ cố tình gán ghép mình vào một tội gì đó, thì khi đó tôi mới rằng “Nếu anh chị đã nói vậy thì thôi, anh chị dẫn tôi ra ngoài đường có bàng dân thiên hạ, tôi sẽ tự lột đồ tôi xuống để chứng minh sự trong sạch của tôi cho các người coi”.
Họ nói “Em là con gái, không lẽ anh chị làm vậy thì nhân phẩm này kia kia nọ của em ra sao. Người ta nhìn vô em rồi người ta đánh giá làm sao?”
Khi đó tôi mới trả lời rằng “Đúng rồi. Đối với phụ nữ thì nhân cách, nhân phẩm của họ quan trọng lắm, nhưng mà sự trong sạch của họ, sự vô tội của họ còn lớn lao hơn, cho nên để chứng minh cho sự trong sạch của tôi thì tôi có thể hy sinh điều đó được.”
Họ cố gắng để mặc lại đồ cho tôi, nhưng họ cố gắng lắm mới mặc lại cho tôi được cái quần và họ lấy cái áo khoác của tôi, cái áo gió, họ trùm ngược lên người tôi, tại vì họ không mặc lại áo cho tôi được, nên họ phải dùng cái áo khoác đó. Và tôi vẫn giữ nguyên cách mặc như vậy.
Blogger Hoàng Vi
Nhưng họ không nghe theo lời của tôi và họ vẫn làm theo ý của họ là họ nhào vào giữ chặt tôi và lột đồ tôi ra.
Mặc Lâm: Xin được ngắt lời Hoàng Vi, những người làm hành động lột đồ Hoàng Vi là nam hay nữ công an?
Hoàng Vi: Trong khi các phụ nữ cưỡng bức lột đồ tôi thì đám công an nam đứng nhìn, trong phòng cũng có mà ngoài phòng cũng có. Có một người cầm máy camera quay lại hết toàn bộ sự việc. Khi họ mới vừa giơ máy camera lên là tôi biết được ý định của họ không phải là vu vạ nữa, mà thực sự là họ muốn làm nhục mình để qua sự việc đó mình thấy mình bị tổn thương nhiều quá, mình bị mất nhiều quá thì mình chùn bước và mình bỏ cuộc thôi.
Khi nhận ra thủ đoạn của họ, âm mưu của họ như vậy cho nên tôi quyết định quay lại phía sau tại vì phía sau tôi ngồi có một cái gương soi. Tôi quay lại phía sau để chỉnh lại tóc tai cho gọn gàng, không còn lôi thôi lếch thếch, và quay lại cái camera và tôi chỉ thẳng vào cái camera và nói “Quay đi!”
Tôi nói lớn lên là “Quay đi! Quay nhớ post lên mạng để tôi và mọi người thấy được sự đê tiện của các người”, và bắt đầu từ đó tôi giữ tư thế và thái độ rất bình thản, và điềm nhiên cho họ quay. Quay một chặp xong thì mọi người bỏ ra ngoài hết, bỏ lại mình tôi trong phòng.
Mặc Lâm: Rồi sau đó họ có quay lại và hỏi han gì thêm Hoàng Vi hay không?
Hoàng Vi: Sau đó họ quay lại và tiếp tục dùng biện pháp mạnh hơn. Họ nói là họ còn muốn tìm đồ vật gì đó trên người tôi mà tôi vẫn còn giấu trên người. Họ nói họ đề nghị lột hết tất cả đồ luôn tức là cả đồ lót của tôi luôn. Họ còn đòi khám xét cả chỗ kín của tôi.
hoang-vi-200.jpg
Khuya ngày 02/10/2011,blogger Nguyễn Hoàng Vi đã bị một kẻ lạ mặt gây tai nạn đáng ngờ khi đang lái xe về nhà. Photo courtesy of Dân Làm Báo.
Tôi không đồng ý điều đó, nhưng mà họ vẫn làm. Họ có số đông, tôi chống cự lại hết sức nhưng mà vẫn không lại họ. Bốn người họ nắm chặt lấy tay lấy chưn tôi và khiêng tôi lên bàn, kéo chưn kéo tay tôi dang ra và lột hết đồ tôi ra. Họ thọc tay vào chỗ kín của tôi. Xong rồi họ buông ra. Lúc đó tôi mệt quá, tôi ngồi thừ một lúc. Tôi suy nghĩ nhiều điều.
Sau khi suy nghĩ thông thoáng rồi tôi lấy lại thái độ bình thản, mỉm cười coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi thực sự bình tĩnh. Chắc là họ không hiểu tại sao tôi lại thay đổi như vậy.
Có một điều tôi bổ sung thêm là lúc họ làm xong những chuyện đó rồi thì họ muốn mặc lại đồ cho tôi. Nhưng trước đó tôi đã tuyên bố với họ là “Cởi đồ tôi ra đã khó rồi, nhưng mà muốn mặc đồ lại cho tôi còn khó hơn”, cho nên tôi không chấp nhận cho họ mặc lại đồ cho tôi. Họ cố gắng để mặc lại đồ cho tôi, nhưng họ cố gắng lắm mới mặc lại cho tôi được cái quần và họ lấy cái áo khoác của tôi, cái áo gió, họ trùm ngược lên người tôi, tại vì họ không mặc lại áo cho tôi được, nên họ phải dùng cái áo khoác đó. Và tôi vẫn giữ nguyên cách mặc như vậy.
Mặc Lâm: Rồi công an thả Hoàng Vi ra vào lúc nào? Họ giam giữ Hoàng Vi bao nhiêu tiếng đồng hồ?
Hoàng Vi: Ở bên phường Nguyễn Cư Trinh họ giữ tôi từ khoảng đâu 9 giờ rưỡi cho tới khoảng 12 giờ trưa thì họ bàn giao về công an phường của tôi, và ở đây họ giữ từ 12 giờ cho tới khoảng gần 7 giờ tối họ mới thả ra.
Mặc Lâm: Và khi thả thì họ cũng không có một biên bản nào để mà thả cả cũng như khi họ bắt vào?
Hoàng Vi: Không có biên bản gì về bắt người cũng như thả người, cũng không có biên bản gì về lấy đồ cũng như trả đồ gì cũng không có hết. À, mà có thì họ tự viết với nhau và tự ký với nhau mà không cần tới mình luôn.
Mặc Lâm: Xin chia sẻ nỗi đau khổ của Hoàng Vi và cũng xin chúc Hoàng Vi mau lành lại vết thương này và mau quên cú sốc như thế này. Một lần nữa chúc Hoàng Vi bình an.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
0

Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam




0

Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân bị bắt





Luật sư tranh đấu cho nhân quyền, Lê Quốc Quân, bị bắt khẩn cấp và bị khám xét nơi làm việc và nhà riêng sáng ngày 27/12 vì cáo buộc tội ‘trốn thuế’.

Một người quen rất thân cận với gia đình ông Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, cho VOA Việt ngữ biết:

‘Sáng nay khoảng 8 giờ, anh ấy rời nhà như mọi khi đưa con đi học. Sau vài phút công an đưa con trở lại gia đình cùng với cả một đội khám xét nhà. Họ đọc lệnh khám xét nhà. Sau khi xét nhà 2 tiếng đồng hồ, họ có mang đi một số đồ đạc, tài liệu, giấy tờ, máy tính của gia đình. Tôi có nói chuyện với người nhà của anh, tôi hỏi kỹ và họ có nói là có nghe (công an) đọc liên quan đến điều 161 Bộ Luật Hình sự, liên quan tới tội ‘trốn thuế’. 

Bác sĩ Sơn nói vụ bắt giữ luật sư Quân lần này tiếp theo hàng loạt các vụ sách nhiễu, truy bức, và kể cả hành hung của nhà cầm quyền đối với nhà hoạt động dân chủ được biết tiếng cả trong lẫn ngoài nước.  

lệnh tạm giam Ông Quân
Luật sư Quân là Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam được thành lập từ năm 2001 chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường.

Báo Vietnamplus của nhà nước Việt Nam nói công an thành phố Hà Nội đã có đủ bằng chứng kết luận công ty của luật sư Quân trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 437 triệu đồng và bắt tạm giam ông để tiếp tục điều tra.

Đầu tháng 10 năm nay, em trai luật sư Quân là ông Lê Đình Quản, giám đốc công ty báo cáo tín nhiệm - xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit) có trụ sở ở Hà Nội và Sài Gòn, cũng bị bắt giam và bị tịch thu tài sản với cùng tội danh ‘trốn thuế’.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ trước đây, luật sư Quân cho rằng việc công ty của em trai ông bị nhắm mục tiêu tấn công có liên quan tới ông, một tiếng nói công khai cổ súy dân chủ, nhân quyền trong nước:

“Tôi nghĩ việc này có liên quan đến vấn đề về mặt kinh tế, nhưng đó chỉ là cái cớ thôi. Còn họ muốn triệt hạ đường sống của gia đình chúng tôi. Bởi vì công ty đó đem lại nguồn thu khá đầy đủ cho gia đình.”

Trước đó, hôm 19/8, luật sư Quân bị một số người lạ mặt mà ông nghi ngờ có sự tiếp tay của công an vô cớ hành hung, gây thương tích.

Luật sư Lê Quốc Quân từng bị bắt giam 3 tháng ngay sau khi hoàn tất suất học bổng do Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ NED của Hoa Kỳ tài trợ, khiến các chính khách nổi tiếng tại Mỹ trong đó có cựu Ngoại trưởng Madelein Albright gửi thư cho Chủ tịch nước Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ phản đối.

Luật sư Lê Quốc Quân được xem là một luật sư nhiệt tình giúp đỡ người nghèo, khao khát đóng góp cho một xã hội công bằng, tôn trọng nhân quyền và phát triển tại Việt Nam.

Theo Đài VOA Tiếng Việt
0
Chị Dương Thị Tân Vợ Blogger Điếu Cày Bị Giam Tại Nhà Trong Ngày  Tòa Án Xét Xử  Ba Blogger .



Chị Dương Thị Tân cùng con Trai Nguyễn Trí Dũng
trong ngày xét xử sơ thẩm Anh Điếu Cày .
 Anh Nguyễn Trí Dũng đã bị Công An quận 3 Lột
chiếc áo đang mặc  với
 dòng chữ tự do cho người yêu nước 

Ngày hôm nay 28/12/2012 Phiên Tòa xét xử phúc thẩm xét xử 3 Blogger Điếu Cày , Anh Ba SG , Tạ Phong Tần diễn ra tại Sài Gòn . Chị Dương Thị Tân Vợ Anh Điếu Cày cho biết hiện đang bị giam giữ tại nhà , An Ninh đã trấn áp bóp cổ bắt có con trai anh Điếu Cày là anh Nguyễn Trí Dũng đưa đi đâu hiện chưa rõ . Để biết thêm thông tin mới quí vị nghe cuộc nói chuyện của anh Quốc Huy và chị Tân sau đây:



Nghe Tại Đây




0
Việt Nam thiếu vắng lãnh đạo đối lập


Blogger Huỳnh Thục Vy
Viết từ Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc


Tôi luôn nghĩ: Phong trào Dân chủ Việt Nam hiện nay đang thiếu một nhà lãnh đạo. Nhưng có ý kiến lại cho rằng: “Một người lãnh đạo sẽ không sớm thì muộn lại đưa Việt Nam vào chế độ độc tài”. Một số khác thì quả quyết: PT Dân chủ cần sự ủng hộ của quần chúng, chứ không cần một người lãnh đạo. Sau những diễn biến Dân chủ hóa ở Miến Điện, chính một trong số những người đã từng bác bỏ quan điểm của tôi, lại ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một “lãnh tụ có tâm, có tầm”.

Một phủ nhận mâu thuẫn
Làm sao chúng ta có thể một mặt, phủ nhận tầm quan trọng của một người lãnh đạo PT dân sự đòi Dân chủ ở Việt Nam, vừa hồ hởi tung hô vai trò của một “người hùng” ở nước khác? Sự phủ nhận đầy mâu thuẫn ấy, chỉ là cách để chúng ta biện minh cho những khó khăn, yếu kém khó vượt qua của mình, cũng là cách thể hiện sự thiếu hiểu biết trong so sánh tình hình nước ta với nước khác. Sự lo sợ về một chế độ độc tài hậu Cộng Sản không phải là lý do chính đáng (chưa nói đến sự khác biệt rất lớn giữa lãnh đạo và lãnh tụ). Khi chúng ta ca ngợi không tiếc lời bà Suu Kyi, chúng ta có nghĩ bà sẽ trở nên độc tài? Thiết nghĩ, Độc tài hay không, không phải do sự hiện diện của người lãnh đạo mà thành, nó là kết quả của nhiều nguyên nhân: sự yếu kém về ý thức Tự do và khát vọng Dân chủ của người dân, sự yếu kém của Xã hội Dân sự, tính chất của trào lưu chính trị trong khu vực và việc có hay không sự can thiệp của một quốc gia độc tài lớn hơn…

Khi chúng ta đề cao vai trò của lãnh đạo đối lập MĐ như là một người sáng suốt, “giữ được cân bằng để vừa đấu tranh kiên trì, vừa đối thoại để tạo lối thoát cho chính quyền độc tài”; chúng ta đã cố tình bỏ qua vai trò trọng tài của người Mỹ. Có thể người Mỹ không giúp được gì trong việc xây dựng Dân chủ (công việc cần nhiều nội lực), nhưng không thể bác bỏ vai trò trọng tài của họ trong cuộc chuyển hóa này. Vai trò ấy đặc biệt quan trọng để đảm bảo hai bên Độc tài- Dân chủ có đủ cơ sở để tin nhau, để đi đến đối thoại. Nếu không có người Mỹ, không ai dám đảm bảo bà Suu Kyi sẽ không bị thua thiệt khi tiến hành đối thoại. Hãy đặt trường hợp Việt Nam, bạn muốn đối thoại với người cộng sản, sớm muộn bạn sẽ nhận ra bạn bị họ dắt mũi. Hay bạn có thể tưởng tượng, kết quả ở MĐ sẽ thế nào nếu Trọng tài không phải là Hoa Kỳ mà là Trung Quốc?
Việt Nam đang thiếu một lãnh đạo đối lập có uy tín
tầm cỡ quốc tế như bà Aung San Suu Kyi

PT đấu tranh có lãnh đạo không những giúp gắn kết các cá nhân, các nhóm hoạt động tạo thành một tập hợp đủ mạnh, đối trọng với chính quyền độc tài; cổ vũ thành phần tiến bộ trong chế độ độc tài sớm phản tỉnh để gia nhập trào lưu tiến bộ; mà còn giữ cho chính trường hậu độc tài không bị thao túng bởi các thế lực chính trị cơ hội. VN chưa có được may mắn đó nên khó có thể chuyển hóa không đổ vỡ. Nhưng vì sao chúng ta chưa có được điều tốt đẹp mà người MĐ đã có?

Vì sao thiếu vắng một người lãnh đạo?
Độc tài Cộng Sản là một dạng độc tài tinh vi và có hệ thống hơn hẳn dạng “gia đình trị” và quân phiệt. Họ có một mô hình cai trị sắt máu nhưng mị dân đã được kiểm chứng “tính hiệu quả” trên một diện rộng quốc tế và trong một thời gian dài. Với hệ thống mật vụ đặc trưng của mọi chế độ Cộng Sản, chính quyềnVN có thể kiểm soát tất cả hoạt động và quan hệ trong xã hội. Sự len lỏi và khống chế toàn bộ xã hội của hệ thống an ninh làm biến dạng mọi mối quan hệ thông thường. Sợ hãi và thiếu niềm tin lẫn nhau làm cho các cá nhân tồn tại rời rạc, thiếu hẳn những gắn kết cộng đồng, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến chính trị. Người ta không thể làm việc với nhau, chia sẻ những giá trị và ý nguyện trong các vấn đề chung một cách hiểu quả nếu không phân biệt được người đang làm việc với mình là một người bạn tâm đắc hay là một “anten”. Và sẽ là thiếu sót nếu không nói đến mô hình cai trị “đỉnh cao trí tuệ” của CS trong cách họ đưa tất cả các hội đoàn dân sự vào hệ thống chính trị để chúng trở nên công cụ đắc lực theo dõi và kiểm soát xã hội. Không một tổ chức nào có thể phát khởi lên trong một môi trường bị đầu độc hoàn toàn như thế. Mà dù có xuất hiện thì cũng khó tồn tại trong một thời gian đủ dài vì các âm mưu gián điệp sẽ phá vỡ mọi kế hoạch và chương trình hoạt động của tổ chức đó. Không có sự kết hợp vững chắc và sự phát triển lâu dài của một tổ chức hay nhiều tổ chức hợp lại với nhau thì nhu cầu hiện diện một nhà lãnh đạo chung cho cả phong trào sẽ không được đặt ra.

Tôi tự hỏi Đảng NLD của bà Suu Kyi làm sao để quy tụ được hàng ngàn người trước khi các nhà hoạt động ấy bị bắt? Bà đã đọc diễn văn trước hàng ngàn người ủng hộ trước khi cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra. Điều này làm tôi liên tưởng đến cảnh một nhà đấu tranh uy tín ở Việt Nam không thể bước ra khỏi nhà để tham gia một cuộc xuống đường yêu nước. Chế độ độc tài Miến Điện vẫn còn thua xa CSVN về sự đàn áp tinh vi. CSVN không bao giờ để cho một cuộc tập hợp đông đảo xung quanh một nhân vật có uy tín như vậy xảy ra, vì thế họ không có nhu cầu phải giải tán đám đông bằng súng đạn. Cách làm này vừa hiệu quả, vừa ít gây phẫn nộ trong nước cũng như quốc tế.

Có thể có thêm một vài nguyên nhân khác như: Thứ nhất, lịch sử chia cắt và những tổn thương sâu sắc sau “cuộc chiến ý thức hệ” đã chia rẽ toàn khối người Việt thành hai nhóm lớn. Một bên coi cộng sản là tội ác chống nhân loại (điều này có bằng chứng), một bên cho rằng, dù có sai lầm hiện tại, nhưng CSVN vẫn có chính nghĩa khi nắm quyền cai trị sau những cuộc “đấu tranh giành độc lập”. Đơn giản, họ có những “tâm tình” khác nhau đối với sự thật về người Cộng Sản. Cho dù sự thật khốn nạn về người Cộng Sản được phơi bày thì những thành kiến cũng ngăn cản người ta công nhận nó. Hai thái độ khác biệt đó khiến chúng ta khó tìm được sự đồng thuận để đứng cùng nhau trong một tập hợp có phạm vi cả nước, để rồi có nhu cầu đưa lên một người lãnh đạo. Thứ hai, ý chí và nguyện vọng tự do của người dân Việt nam còn rất yếu. Người lãnh đạo nào có thể quy tụ được những con người thờ ơ với vận mệnh của chính mình? Người lãnh đạo nào, dù can đảm và xuất sắc đến đâu, có thể có được sự quan tâm và ngưỡng phục chấn động thế giới nếu ông (bà) ta là một cá nhân hoàn toàn đơn độc?

Những so sánh cần thiết
Chúng ta than thở rằng VN không có một lãnh đạo đủ uy tín, tài đức và sự dũng cảm như Daw Suu. Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi: bà đã xuất hiện như một vận may của MĐ để quyết định cơ hội dân chủ hóa, hay chính những người dân Miến Điện dũng cảm, khao khát tự do dân chủ đã quy tụ xung quanh bà, tạo nên điều kiện thuận lợi và uy tín cho bà?

Về sự dũng cảm, Việt Nam không thiếu những con người dũng cảm đã dấn thân và hy sinh 10, 20, thậm chí 30 năm trong tù. Tôi không muốn dùng những lời ca ngợi sáo rỗng cho bất cứ cá nhân nào, nhưng sẽ thiếu sót nếu chúng ta quên những người đã đấu tranh từ những ngày đầu sau năm 1975. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là một trong những người như thế, ông vẫn bám trụ ở Việt Nam, vẫn đồng hành với những người đấu tranh trong nước mấy mươi năm nay.

Bà Suu Kyi có bằng cấp khoa bảng, có dũng khí, yêu nước và ôn hòa; bác sĩ Quế không thiếu những tố chất này. Vậy sao bà có sự ủng hộ của quần chúng và uy tín lớn trên thế giới - điều mà bác sĩ Quế chưa có được? Xin hỏi: làm sao một người lãnh đạo có thể tranh thủ được sự ủng hộ của một khối người sợ hãi và cam chịu? Làm sao một nhà đấu tranh có thể quy tụ được quần chúng khi không thể nào tiếp cận được với họ? Làm sao nhà đấu tranh ấy trở nên một lãnh đạo dân sự gây được tiếng vang nếu không có một tổ chức lớn mạnh, đấu tranh kiên trì đứng sau lưng ông (bà) ta? Đặt ra câu hỏi như thế, chúng ta mới thấy rằng chính bản thân bà Suu Kyi không thể tự tạo ra một mãnh lực kỳ diệu để thu hút quần chúng nếu người dân không chủ động bước ra khỏi sợ hãi để đến với bà; và chính bà cũng sẽ không gây được sự chú ý quốc tế nếu đảng NLD không hề tồn tại hoặc tồn tại trên danh nghĩa (vì bị chính quyền MĐ dập tắt từ trứng nước).

Còn nếu chúng ta nói về xuất thân, bà Suu Kyi tất nhiên có lợi thế có một không hai. Nhưng lợi thế ấy e rằng sẽ chẳng phát huy tác dụng ở một đất nước đầy sợ hãi như Việt Nam. Chưa nói đến chuyện: với sự chia rẽ ý thức hệ từ quá khứ đến nay, một người anh hùng dân tộc thực sự rất nhiều khả năng bị một số lớn người phủ nhận, do cách đánh giá khác nhau về lịch sử. Bằng chứng là những người CS từng coi Phan Chu Trinh là “nhà cải cách cải lương”. Một người như cha bà Suu Kyi mà ở VN biết đâu sẽ bị gọi là Việt gian? Vả lại, khi coi trọng xuất thân, chúng ta đang gián tiếp thừa nhận mình cần một nhà lãnh đạo xuất thân trâm anh? Chúng ta muốn con cái một người lãnh đạo, một anh hùng dân tộc lại tiếp tục lãnh đạo? Tâm lý đó không thích hợp với những người thực sự khao khát tự do, thực sự muốn quyền làm chủ quốc gia thuộc về người dân.

Một cuộc thay đổi ôn hòa với sự hiện diện của nhà lãnh đạo đối lập, sớm muộn sẽ đưa những nhà độc tài có tội ra trước vành móng ngựa. Nhưng lãnh đạo đối lập có khả năng và uy tín lớn để hướng sức mạnh quần chúng vào dựng xây nền DC, kiềm giữ sự phẫn nộ của họ để không phí sức lực vào những trả thù cá nhân. Bằng không, những cựu lãnh đạo độc tài sẽ trở thành mục tiêu của sự báo thù, vì những bất công và tội ác đã đưa oán hận lên đến cực điểm. Tất nhiên, họ xứng đáng phải trả giá, nhưng vì sự ổn vững của nền Dân chủ, vì sự tập trung sức lực để xây dựng nền DC non yếu, vì sự đảm bảo không xảy ra tình trạng vô chính phủ và sự tác oai tác quái của các thế lực chính trị cơ hội, chúng ta cần mọi thứ được giải quyết công khai, công bằng và bằng pháp luật.
Nhưng điều đó là mong ước khá mơ hồ ở VN. Sự thiếu vắng một người lãnh đạo hiện nay không chỉ gây khó khăn cho sự phát triển PTDC mà còn là một lực cản lớn cho nỗ lực chuyển hóa Dân chủ không đổ vỡ.  Những người cộng sản đã tính rất kỹ để dập tắt PT đối lập bằng mọi cách mọi giá, không cho nổi lên bất cứ một lãnh đạo nào có khả năng đe dọa vai trò  lãnh đạo của họ. Nhưng khi “hữu sự”, già quá hóa non. Họ sẽ phải trá giá vì những toan tính “cáo già” của họ!

Huỳnh Thục Vy
Buôn Hồ, ngày 24 tháng 12 năm 2012

0

An ninh Thành phố tìm cách ngăn chặn người


 tham dự phiên tòa phúc thẩm 3 bloggers 




VRNs (27.12.2012) - Sài Gòn – Cập nhật: sau khi công an khu vực mang giấy mời bà Dương Thị Tân trở về công an phường 6, quận 3 vì không được bà Tân tiếp nhận, an ninh chìm đã được bố trí ngay tại bàn bảo vệ của chung cư nhà bà Tân. Hiện nay nếu ai đến trước số nhà 57 Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3 sẽ không khó nhận diện được các bộ mặt mật vụ này. Có nhiều khả năng bà Dương Thị Tân sẽ bị mật vụ ngăn chặn ngay tại chung cư, không cho bà ra khỏi nhà ngày mai. Sở dĩ an ninh làm như vậy là để tiêu tốn ít mật vụ cho việc ngăn chặn này và cũng đỡ bị người dân nhìn thấy cảnh an ninh vi phạm pháp luật.
8 giờ 30 phút sáng nay 27 tháng 12, một ngày trước phiên xử phúc thẩm 3 bloggers của CLB Nhà báo Tự do: Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), AnhbaSaigon (Phan Thanh Hải) và Công lý và Sự thật (Tạ Phong Tần), công an khu vực đã đưa giấy mời bà Dương Thị Tân lên phường ngày 28 tháng 12 lúc 7 giờ sáng với nội dung làm việc là “những vấn đề liên quan đến trật tự” (ký bởi trưởng CA phường 6 Quận 3, trung tá Trần Song Nam). Khi được bà Tân hỏi là “vấn đề trật tự gì” thì người công an khu vực không thể trả lời mà chỉ nói là có trách nhiệm giao giấy, nên bà Tân đã tiễn khách ngay mà không nhận bất kỳ giấy tờ nào.
Cần phải nhắc lại là ở phiên xử sơ thẩm ngày 24/9/2012, đã xảy ra sự việc dàn cảnh hành hung bà Tân ở Bạc Liêu rồi có giấy mời bà Tân vào ngày diễn ra phiên xử về việc “gây rối trật tự tại Bạc Liêu”. Ông Trần Song Nam chính là người đã ra lệnh bắt những người đến tham dự phiên tòa tại ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần (trước mặt khách sạn Victory).
 
Ngoài việc từ chối nhận giấy mời bà Dương Thị Tân còn yêu cầu công an khu vực về nói cho an ninh biết là sáng mai bà phải đi tham dự phiên tòa xử ông Nguyễn Văn Hải. Bà Tân nói sẽ thách thức và đương đầu với mọi hành vi ngăn chặn bà đến tham dự phiên tòa sáng mai tại Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày). Vì đây là phiên tòa công khai nên mọi ậm mưu và hành vi ngăn chặn bà đến tòa án là hoàn toàn vi phạm pháp luật.
Bà Dương Thị Tân còn cho biết thêm: nếu sáng mai, an ninh thành phố ngăn chặn con bà đến trường học thì bà sẽ quyết hành động đến cùng để phản đối, cho dù có phải thiệt mạng với an ninh!
Bà Dương Thị Tân hiện đang sống với các con tại chung cư số 57 Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3.
Ngày 18/12/2012 và những ngày sau đó, an ninh Bộ đã tìm gặp luật sư Hà Huy Sơnngười nhận bào chữa cho blogger Điếu Cày để gây áp lực trên vị luật sư này thuyết phục Điếu Cày nhận tội.
Chiều hôm qua, ngày 26/12/2012 an ninh thành phố tên Lê Minh Hải đã ngang nhiên đến nhà blogger Uyên Vũ lấy cớ mang Giấy triệu tập đương sự với tư cách người làm chứng của ông Uyên Vũ trong phiên tòa phúc thẩm ngày mai, để tra hỏi anh một số việc không liên quan, mặc dù Tòa án đã gửi Giấy triệu tập này theo đường bưu điện. Ông Hải còn tỏ giọng đe dọa và yêu cầu blogger Uyên Vũ phải thế này thế nọ nếu có mặt trong phiên tòa.
Blogger Uyên Vũ nói với VRNs rằng ông mong cho công lý được thực thi tại phiên tòa ngày mai và bằng mọi giá ông sẽ có mặt tại phiên tòa với tư cách người làm chứng. Nếu ông không có mặt tại phiên tòa có nghĩa là ông đã bị an ninh, mật vụ ngăn chặn. Ông không có bất kỳ lý do gì để vắng mặt.
PV. VRNs
0

Nhảy Gangnam Style trước Quốc hội Campuchia đòi chấm dứt cưỡng chế đất đai


Một người bạn của tôi gửi cho tôi video này. Các nhà hoạt động Campuchia, với sự trợ giúp của Ân xá Quốc tế, thực hiện video để gây sự chú ý của dư luận về vấn đề cưỡng chế đất đai ở Campuchia vào ngày Quốc tế nhân quyền 10 tháng 12, 2012. Trong video, người xem có thể thấy tình trạng của những gia đình bị mất đất phải sống tạm bợ trong các lều lán. Người ta cũng thấy sự phản kháng nơi công cộng của người dân mất đất ở Campuchia cũng mạnh mẽ, và các cuộc biểu tình dường như không bị chính quyền ngăn chặn. Cảnh sát đứng trông, nhưng không đàn áp. Một vài nhà hoạt động tham gia nhảy Gangnam style còn tặng hoa sen cho cảnh sát nữa.

Ai cũng biết rằng nền dân chủ non trẻ ở Campuchia không phải hoàn hảo. Ngược lại, tiến trình dân chủ đang có xu hướng đảo ngược dưới thời Hunsen.Những nhà hoạt động dân chủ và hoạt động vì quyền đất đai không phải là không bị bắt bớ, bị đưa ra tòa bởi những cáo buộc vu vơ, thậm chí có thể được tạo dựng bởi chính quyền để chống lại họ.

Nhưng điều khác biệt, khi so sánh với tình trạng người dân mất đất ở Việt Nam, là một cơ chế dân chủ cơ bản, với quyền tự do ngôn luận, quyền tự do biểu tình, quyền tự do báo chí, khiến họ có thể có những hoạt động vận động cho quyền lợi của họ.Ân xá Quốc tế có một sự hiện diện công khai nhất định ở Campuchia. Các cuộc biểu tình của người dân mất đất được diễn ra công khai, có băng rôn biểu ngữ.Họ có thể tổ chức họp báo về tình hình của họ. Điều này ở Việt Nam những người dân bị cưỡng chế đất một cách bất công,thiếu đền bù thỏa đáng, không thể thực hiện được. Chính những uất ức không có cơ chế biểu đạt,không có cơ chế kết hợp để vận động tạo sự thay đổi trong chính sách, mới gây những xung đột, thậm chí những phản kháng bạo động, như trường hợp của anh Đoàn Văn Vươn, hay những cuộc cưỡng chế đất đai có xô xát, thậm chí đổ máu như ở Văn Giang, hay ở Đông Triều – Quảng Ninh gần đây.


Giữa dân chủ và phi dân chủ, ai bất ổn hơn ai? 
Dù ý kiến của bạn ra sao, đây là video dân oan ở Campuchia nhảy Gangnam style để lên tiếng cho quyền đất đai của họ. Mời xem.


0


PHẬT GIÁO HÒA HẢO
THUẦN TÚY


---------------------------


                                                  BẢN TIN KHẨN CẤP

Phong trào phản đối bản luận văn của Thích Thiện Huệ đã lan rộng mãnh liệt trong các tỉnh Miền Tây.

Ngày 19/12/2012, 80% nhà của tín đồ PGHH trong Phường Thới An thuộc Thị Trấn Ô Môn (TP Cần Thơ) đều nhất loạt treo biểu ngữ với dòng chữ: PHẢN ĐỐI THÍCH THIỆN HUỆ MẠ LỴ ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ, MẠT SÁT PGHH ngay hàng ba nhà và những tờ truyền đơn bươm bướm được rãi đầy với nội dung như trên biểu hiện tinh thần phẫn nộ của anh chị em tín đồ PGHH đối với Thích Thiện Huệ đã lên đến cực độ.

Cùng ngày, vào lúc 8 giờ sáng ngày 19/12/2012 thì có khoảng 100 Công An đủ thành phần xuất hiện ở vùng này, sát khí đằng đằng, súng ống, roi điện, dùi cui tua tủa hò hét ra lịnh các chủ nhà đang treo biểu ngữ phải gở hết các biểu ngữ xuống , nhưng nhà nào cũng như nhà nào đều nói chúng tôi treo trong nhà , mấy ông muốn gở thì leo lên gở , chúng tôi không gở.

Những cuộc cải vả nổi lên, những cuộc giằng co liên tiếp diễn ra, riêng tại nhà của bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hội Trưởng PGHH Thuần Túy TP. Cần Thơ , ngụ tại Phường Thới An thì có đến trên 50 chục CA đủ mọi thành phần , bao vây, tràn vào nhà , khống chế những người trong nhà và leo lên gở bảng biểu ngữ xuống, thế là cuộc giằng co diễn ra, nghe tin này, anh Nguyễn Văn Cường, Đoàn Trưởng Đoàn Thanh Niên PGHH yêu Nước TP. Cần Thơ nhà ở gần đó chạy đến nói rằng chuyện này là chuyện nội bộ của tôn giáo, Thích Thiện Huệ nói xấu Giáo Chủ của chúng tôi, mạt sát đạo PGHH một cách thậm tệ, thì chính các ông phải giải quyết chuyện này, nhưng các ông không làm, chúng tôi là tín đồ PGHH quá phẫn uất nên chúng tôi làm, thì các ông lại không cho, vậy sự việc này là như thế nào? Cuộc cải vả nổi lên, đuối lý nên tên Trưởng CA phường Thới An là Nguyễn Văn Hiền liền dùng còng số 8 còng tay anh Cường lại, tên phụ tá là Nguyễn Văn Lợi dung roi điện chích vào người anh Cường và giải về CA phường Thới An. Tại đây vì quá phẫn uất trước việc làm này của CA bắt người một cách tùy tiện, xen vào chuyện nội bộ của tôn giáo, anh Cường liền đập đầu vào bàn của CA phường để tự sát, máu me đầm đề, thấy vậy CA liền chở anh Cường đến trạm xá gần đó để băng bó và thả anh Cường ra.(hình đính kèm)

Trong lúc đó, tất cả những nhà tín đồ PGHH treo biểu ngữ bều bị CA bao vây và cuốn sạch.

Giáo Hội Trung Ương PGHH Thuần Túy cực lực phản đối cuộc khủng bố này. Vấn đề phản đối bản luận văn của tín đồ PGHH đối với Thích Thiện Huệ là chuyện riêng của tôn giáo, tại sao CA và chính quyền lại xen vào?
Đúng, sai, xin ông Bộ Trưởng Bộ Công An phải thẩm xét để nêu cao ngọn đuốc công lý.
Có tin tức gì thêm chúng tôi sẽ loan báo sau.

Ngày 20 tháng 12 năm 2012
TM Giáo Hội Trung Ương PGHH Thuần Túy
Trưởng Ban Truyền Thông


Trương Thành Long 



0

Tin tặc "chơi khăm" lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un (Reuters /Kcna)
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un (Reuters /Kcna)

Trọng Nghĩa- RFI Tiếng Việt
Vào hôm qua, 18/12/2012, một bản tin ngắn của hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên KCNA loan báo : “Đồng chí Kim Jong Un thân ái” đã được tạp chí Time của Mỹ chọn là nhân vật của năm 2012 với 5,6 triệu phiếu bầu trực tuyến. Thế nhưng chỉ ít lâu sau, một số thông tin từ Mỹ đã nêu bật sự kiện là kết quả trên đây có được là do tin tặc đã đột nhập vào địa chỉ web của tạp chí Time, sắp xếp lại kết quả bình bầu để ngạo báng tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Mọi sự khởi đầu từ lúc tạp chí tên tuổi của Mỹ công bố danh sách 40 ứng viên có thể được chọn làm “person of the year” tạm dịch là “nhân vật tiêu biểu” trong năm 2012. Gọi là “nhân vật”, nhưng ứng viên không nhất thiết là một cá nhân cụ thể, mà có thể là một tập thể - như “những người nhập cư không giấy tờ (Undocumented Immigrants), hay một vật (như con robot Mars Rover đang hoạt động trên sao Hỏa)…
Trong danh sách ứng viên, có đủ các gương mặt trong mọi lãnh vực, từ giới chính trị như Kim Jong Un, Bạc Hy Lai, Bashar al Assad, hay là Barack Obama, Mitt Romney, Hillary Clinton…, cho đến giới văn nghệ sĩ, vận động viên thể thao… như Ngải Vị Vị, Jon Stewart một người điều khiển chương trình truyền hình Mỹ nổi tiếng, hoặc là kình ngư bơi lội Micheal Phelps, nữ vô địch thế vận về thể dục dụng cụ Gabrielle Douglas…
Cuộc bình chọn được tiến hành theo hai giai đoạn : trước hết mở ra cho độc giả bầu trực tuyến theo đường Internet cho đến ngày 12/12, với kết quả bầu trên mạng được công bố ngày 13/12. Tuy nhiên đó không phải là kết quả chung cuộc, vì lựa chọn tối hậu được dành cho ban biên tập của TIME vào hôm nay 19/12.
Có điều là ngay từ cuối tháng 11, khi cuộc bình chọn trên mạng được mở ra cho công chúng, diễn đàn trên mạng 4Chan – cái nôi của nhóm tin tặc (hacker) nổi tiếng Anonymous – đã dồn sức kêu gọi cư dân mạng tác động trên kết quả bình bầu của tuần báo TIME, bằng cách dồn phiếu cho Kim Jong Un.
Phong trào được các tác giả mệnh danh là “Chiến dịch : Kim Jong Un thành Nhân vật trong Năm của báo Time (Operation: Kim Jong Un for Time’s Person of the Year)” đã có dấu hiệu thành công mỹ mãn. Trong kết quả bầu phiếu theo đường Internet công bố ngày 13/12 vừa qua, Kim Jong Un đứng đầu danh sách với 5.635.941 phiếu, bỏ xa hai nhân vật theo sau là Jon Stewart (2.366.324 phiếu) và Những người nhập cư không giấy tờ (1.554.085 phiếu).
Chính dựa trên kết quả này mà hãng tin KCNA đã nhanh nhảu loan tin lãnh tụ của họ được TIME bình chọn làm Nhân vật trong Năm. Vấn đề tuy nhiên - như nhật báo Mỹ Wall Street Journal hôm qua đã nhắc lại – là sở dĩ Kim Jong Un vọt được lên đầu danh sách bình chọn của báo TIME, đó là nhờ vào các mánh lới được phát huy trên bình diện rộng của các thành viên Diễn đàn 4Chan, đã đột nhập vào cuộc bình bầu để giúp Kim Jong Un được hơn 5,6 triệu phiếu, cao hơn người về nhì là Jon Stewart đến 3 triệu phiếu.
Thế nhưng, theo như nhận xét của trang web gizmodo.com, chuyên theo dõi các diễn biến trong lãnh vực công nghệ thông tin, thì món quà của các hacker – tức tin tặc – trong mạng lưới 4Chan dành cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên trẻ tuổi lại bị tẩm thuốc độc.
Bởi vì có dấu hiệu cho thấy là không chỉ số phiếu bầu cho Kim Jong Un bị thao túng, mà toàn bộ kết quả của 14 nhân vật đầu bảng đều bị sửa đổi và sắp xếp lại theo ý muốn của các tin tặc.
Thật vậy, nếu chỉ lấy chữ đầu của 14 ‘nhân vật’ ở các thứ hạng đầu rồi ghép vào nhau, thì sẽ có được hàng chữ tiếng Anh : KJU GAS CHAMBERS. KJU là chữ tắt của Kim Jong Un, còn GAS CHAMBERS nghĩa là các buồng hơi ngạt, nơi được chế độ Đức Quốc xã sử dụng để tàn sát người Do Thái vào thời Đệ nhị Thế Chiến.


Thâm ý của các tin tặc rõ ràng là so sánh tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên với trùm phát xít Hitler.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Kim Jong Un là đối tượng bị ngạo báng. Mới đây, tạp chí châm biếm The Onion của Mỹ cũng bình chọn lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên là "Người đàn ông sexy nhất năm 2012". Thông tin đã đánh lừa cả Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc vốn đã nhanh nhảu chạy ngay một hồ sơ dày cộm bao gồm 55 bức ảnh vào ngày 27/11/2012 để tâng bốc lãnh đạo nước đàn em.
Lần này đến lượt hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên bị đánh lừa. Câu hỏi mà giới quan sát đang đặt ra là không hiểu KCNA có đăng toàn bộ danh sách bình chọn trực tuyến của báo Time theo thứ tự kết quả hay không ?
Theo : RFI Tiếng Việt.
0


Những điều còn chưa biết về tự do Internet

Tạp chí Điện tử của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 6/2010
ảnh sưu tầm internet

Derek Bambauer

Các quốc gia và xã hội định nghĩa về “tự do Internet” theo những cách khác nhau. Trong khi một số chính phủ hà khắc định nghĩa thuật ngữ này lái theo mục đích riêng của mình, thì nhiều định nghĩa khác lại là hợp lý và dựa trên các nền tảng giá trị. Tác giả muốn truyền tải rằng chúng ta nên tôn trọng những giá trị cơ bản dẫn đến những quyết định này. 


Derek Bambauer giảng dạy về luật Internet và sở hữu trí tuệ tại Trường luật Brooklyn ở New York. Ông cũng là tác giả của blog Thông tin/Luật chuyên giải quyết các vấn đề pháp lý trực tuyến. 

Theo lẽ thông thường, mọi người đều ủng hộ tự do Internet. Tuy nhiên ở các quốc gia và nền văn hóa khác nhau thì khái niệm “tự do” lại mang ý nghĩa khác nhau và có trọng lượng khác nhau khi đem so sánh với các lợi ích khác. Sự đa dạng về quy phạm này đã gây ra nhiều tranh cãi về quyền truy cập, những đe dọa đối với tự do Internet, việc quản lý nội dung trực tuyến và quản trị Internet. Tóm lại, khái niệm “tự do Internet” hàm chứa một loạt những mâu thuẫn xoay quanh chuyện Internet nên hoạt động như thế nào. Sẽ tốt hơn nếu cởi mở thừa nhận những thách thức này, thay vì xoáy vào việc diễn đạt từ ngữ mà che giấu những lựa chọn khó khăn nhưng không thể tránh khỏi.

Đầu tiên, tiếp cận với mạng là yếu tố tiên quyết để có thể có được tự do Internet và đã được xác định theo một cách thức nào đó. Các nước cũng có các quy định khác nhau về quyền tiếp cận Internet của các cá nhân. Trong khi một số nước coi việc truy cập Internet, cụ thể là sử dụng băng thông rộng với tốc độ cao là một quyền cơ bản, thì một số nước khác lại coi đó là một đặc ân. Phần Lan quy định rằng có kết nối 1M là một quyền cơ bản của công dân Phần Lan. Tương tự, Hội đồng Hiến pháp của Pháp cũng quy định rằng truy cập Internet là một quyền pháp lý. Hoa Kỳ thì ngược lại khi xem khả năng trực tuyến cũng là một hàng hóa như các hàng hóa khác chứ không coi đây là một quyền. Nếu không có khả năng thanh toán chi phí để kết nối với Internet thì bạn vẫn sẽ ngoại tuyến, hay có thể sử dụng tại các điểm truy cập công cộng sẵn có tại thư viện hay trường học.

Nhưng cho dù truy cập Internet được coi là quyền hay đặc ân cũng đều có quan hệ mật thiết với việc không được truy cập. Đạo luật Kinh tế Số mới đây của Vương quốc Anh đã thiết lập một hệ thống “phản hồi theo cấp độ”. Hệ thống này sẽ đình chỉ tài khoản của người sử dụng nếu họ liên tiếp có các hành vi vi phạm bản quyền trực tuyến. Tương tự, bộ luật HADOPI (tên viết tắt của một đạo luật quốc gia khuyến khích việc truyền bá và bảo vệ các tác phẩm sáng tạo trên mạng Internet) của Pháp cũng ngắt kết nối của người sử dụng sau ba lần bị báo cáo vi phạm. Do vậy mà ngay cả những nước quy định truy cập là một quyền thì cũng vẫn phải cân bằng quyền này với các yếu tố khác, chẳng hạn như việc bảo vệ chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ. Sự cân bằng này là mấu chốt dẫn đến các khái niệm khác nhau về tự do Internet.

Thứ hai, các xã hội cũng có những quan điểm khác nhau về định hướng của tự do Internet – hay là tự do khỏi ai, hay khỏi cái gì? Chính phủ chính là mối đe dọa chủ yếu đối với tự do Internet. Nhà nước có thể tác động đến tự do trực tuyến theo nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như hình sự hóa phát ngôn hay hành vi, giám sát truyền thông hay phong tỏa nội dung. Quan điểm về tự do của Hoa Kỳ trước hết là về việc ngăn chặn quyền lực không bị cản trở của chính phủ. Nhưng vẫn còn những mối đe dọa khác nữa. Chẳng hạn như các quốc gia châu Âu luôn cảnh giác với khả năng của các tập đoàn trong việc thu thập những thông tin riêng tư và thông tin nhận dạng cá nhân của người sử dụng. Những cuộc tranh cãi gần đây xoay quanh việc cài đặt tính riêng tư của người sử dụng Facebook, dịch vụ video của Google ở Italia và dự án ghi lại hình ảnh trên mặt đất của Google Street View đã cho thấy những quan ngại về việc các công ty tư nhân tự do thu thập dữ liệu và cả sự giám sát từ phía Chính phủ.

Ngoài ra, các quốc gia có thể tìm cách ngăn chặn những vi phạm ảnh hưởng đến sự tự do của một cá nhân do một người sử dụng khác gây ra – chẳng hạn như những nội dung sai lệch hoặc phỉ báng gây tổn hại đến uy tín của một cá nhân. Một số nước yêu cầu các bên trung gian như các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các trang mạng xã hội phải kiểm soát những nội dung loại này thông qua các quy định về trách nhiệm ràng buộc, trong khi một số chính phủ khác miễn trách nhiệm cho tất cả các bên ngoại trừ tác giả của những nội dung đó. Do vậy, các quốc gia đều có những quan ngại ở mức độ khác nhau trước mối đe dọa đối với tự do Internet.

Thứ ba, các quốc gia có cách thức cân bằng khác nhau giữa tự do biểu đạt và tiếp cận thông tin với những quan ngại về tác hại mà các nội dung trực tuyến có thể gây ra. Những tác hại này có thể gây ảnh hưởng đến các cá nhân (như trong trường hợp nội dung có tính chất phỉ báng), đến những nhóm dân tộc hay tôn giáo thiểu số, hay thậm chí tác động đến cả những giá trị chung của toàn xã hội. Hoa Kỳ coi việc tự do trao đổi thông tin có vai trò quan trọng hơn nhiều yếu tố đối lập khác nên những nội dung như phát ngôn có tính chất thù ghét và nội dung khiêu dâm vẫn được hiến pháp bảo vệ. Tuy nhiên, luật pháp Hoa Kỳ lại cấm một số loại thông tin cụ thể, chẳng hạn như những mối đe dọa thực sự, những tài liệu tục tĩu và nội dung khiêu dâm trẻ em. Pháp và Đức cũng bảo vệ mạnh mẽ quyền biểu đạt cởi mở, nhưng cấm đưa các phát ngôn có tính chất thù ghét lên mạng. Các quốc gia này đã yêu cầu Google phải lọc bỏ những trang có phát ngôn thù ghét khỏi kết quả tìm kiếm trên những trang được viết bằng tiếng Pháp và Đức. Singapore chính thức cấm các nội dung khiêu dâm trực tuyến và chặn người sử dụng truy cập vào một số các trang có nội dung khiêu dâm như một biện pháp tượng trưng. Ả-rập Xê-út, một quốc gia nơi phần lớn dân số là tín đồ Hồi giáo dòng Sunni cũng ngăn chặn việc truy cập những nội dung trái với niềm tin của Hồi giáo dòng Sunni, chẳng hạn như những trang về đạo Baha’i hay về Hồi giáo dòng Shia. Tóm lại, nếu chúng ta coi tự do Internet là việc bảo vệ quyền biểu đạt một cách không giới hạn thì sự tự do này đang bị đối trọng với những mối quan ngại xung đột lợi ích ở nhiều cấp độ, kể cả ở những quốc gia có truyền thống bảo vệ tự do ngôn luận mạnh mẽ.

Cuối cùng, các quốc gia cũng có quan điểm khác nhau về đối tượng cần phải chịu sự quản lý tự do Internet và nên được thực hiện như thế nào. Những cuộc tranh cãi về việc quản lý Internet cũng diễn ra trong một khoảng thời gian gần bằng với lịch sử của chính mạng Internet thương mại. Là quốc gia sáng tạo nên cấu trúc cơ bản của Internet, song Hoa Kỳ hiện tại vẫn giữ một mức độ kiểm soát nhất định đối với hoạt động của mạng lưới này thông qua Bộ Thương mại và ICANN (Tổ chức Cấp phát Tên miền và Số hiệu Internet) trong việc tổ chức quản lý Hệ thống Tên miền và các cơ quan chuyên trách khác. Hoa Kỳ đã phản đối chuyển giao chức năng của ICANN cho các cơ quan khác, một phần là do quan ngại rằng đặt Internet dưới sự kiểm soát quốc tế sẽ làm suy yếu sự tự do, cụ thể là sự tự do biểu đạt. Mặc dù vậy, các nước khác vẫn tìm kiếm một tiếng nói có trọng lượng lớn hơn trong việc ra quyết định về tiêu chuẩn và giao thức cơ bản của mạng Internet và không muốn bị ràng buộc bởi quan điểm của Mỹ về sự cân bằng hoàn hảo với các nhu cầu khác như an ninh, tính riêng tư và khả năng biểu đạt công khai. Việc này đã dẫn đến các cuộc tranh cãi nóng bỏng trên những diễn đàn như Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS) và sự ra đời của các tổ chức tư vấn như Diễn đàn Quản lý Internet (IGF). Như vậy, các nước không chỉ khác nhau về những yếu tố cấu thành nên tự do Internet mà còn khác biệt về cách thức để đạt được tự do Internet trên thực tế.

Tự do là một khái niệm mang nhiều sắc thái. Nó mang ý nghĩa tu từ -- việc mô tả sự phản đối của ai đó khi không thích tự do Internet là một chiến thuật hiệu nghiệm. Khó thực hiện được tự do Internet là do việc sử dụng một thuật ngữ chung cho một loạt các ý nghĩa khác nhau. Tự do có thể được hiểu là chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ, theo đó người sử dụng tùy ý làm những việc mình muốn, miễn là không trực tiếp gây hại đến người khác. Hay nó cũng có thể được xem xét dưới góc độ cộng đồng mà theo đó những đặc ân phụ thuộc vào việc tuân thủ theo các khuôn khổ luật lệ và quy tắc của xã hội. Tự do có thể bảo vệ chúng ta khỏi sự can thiệp của nhà nước, của công ty và của mỗi cá nhân. Tự do có thể chỉ ra rằng chúng ta có quyền lên mạng trực tuyến, hay chúng ta có cơ hội để làm vậy. Do vậy, tự do Internet là một khái niệm phụ thuộc: Ý nghĩa của thuật ngữ này có thể rất khác nhau tùy theo hoàn cảnh sử dụng.

Tuy nhiên, chính tính biến đổi này cũng có những nguy cơ tiềm ẩn của nó. Các chính phủ có thể biện minh rằng đất nước họ có quan niệm riêng về tự do Internet, quan niệm này giải thích cho một số hành động nhất định, nhưng trên thực tế những động thái này là vì lợi ích của chính phủ chứ không phải của người dân. Chẳng hạn như việc Việt Nam chặn truy cập vào một số tư liệu trực tuyến với lí do lo ngại trẻ em có thể tiếp xúc với những tài liệu không lành mạnh như sách báo khiêu dâm. Thực tế, bộ máy chính quyền đang ngăn chặn người sử dụng tiếp cận với những trang về nhân quyền và bất đồng chính trị, chứ không hề chặn được một trang khiêu dâm nào. Nói một cách thẳng thắn thì Chính phủ Việt Nam đang viện cớ để kiểm soát. Chúng ta cần cảnh giác với nguy cơ các chính phủ sẽ lợi dụng sự khác biệt hợp pháp về ý nghĩa cơ bản của thuật ngữ “tự do” trực tuyến để che đậy những hoạt động làm suy yếu sự tự do.

Rốt cuộc, có lẽ thuật ngữ tự do Internet nên được loại bỏ do nó quá rộng để có thể sử dụng một cách hiệu quả. Thay vào đó, các quốc gia, nền văn hóa và người sử dụng cần cố gắng tìm ra giải pháp cho những đánh đổi khó khăn mà giao tiếp Internet đưa ra. Mạng trực tuyến tạo điều kiện cho việc viết sách mỏng và cả các tài liệu khiêu dâm. Truyền thông nặc danh có thể được sử dụng để thông tin về các vụ tham nhũng chính trị, hay cũng có thể được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà không bị phát giác. Việc tổng hợp dữ liệu có thể giúp cá nhân hóa các hoạt động trực tuyến của người dùng, hay cũng có thể tóm luợc lại những hoạt động hay giao tiếp của người đó. Việc thẳng thắn thừa nhận những nhượng bộ của chúng ta và tôn trọng những giá trị tiềm ẩn dẫn đến những quyết định này sẽ tốt hơn việc sử dụng thuật ngữ “tự do Internet” để xây dựng nên một sự đồng thuận sai lầm.

Quan điểm thể hiện trong bài báo này không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ.

0

Hơn 100 sinh vật mới được phát hiện tại vùng Mêkông

Loài ếch kêu tiếng chim  mới được phát hiện trong vùng rừng núi phía bắc  Việt Nam
Loài ếch kêu tiếng chim mới được phát hiện trong vùng rừng núi phía bắc Việt Nam
@WWF

Mai Vân- RFI Tiếng Việt
Dơi mặt quỷ, nhái kêu tiếng chim hay ếch mang biểu tượng bát quái : Đây là một số động vật mới mà các nhà khoa học vừa tìm thấy trong khu vực sông Mêkông. Trong bản báo cáo về những phát hiện năm 2011 ở vùng Đại Mêkông (Greater Mekong), công bố hôm nay, 18/12/2012, Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên nhiên WWF cho biết đã xác định được 126 loài thực vật và động vật mới trong khu vực trải rộng từ Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Thái Lan, lên đến Miến Điện và vùng Vân Nam Trung Quốc.

Trong danh sách các loài mới - chủ yếu là thực vật (82 loài cây cỏ) - còn có 21 loài bò sát, 13 loài cá, 5 loài lưỡng cư (như ếch, nhái), và 5 loài có vú. Các nhà khoa học rất lý thú khi tìm ra một loài nhái sống trên cây trong các khu rừng trên núi cao miền Bắc Việt Nam. Loài này có tiếng kêu như chim hót thay vì tiếng ồm ộp thông thường của ếch nhái. Theo mô tả của các nhà khoa học, « giai điệu » của tiếng « hót » này luôn thay đổi, mỗi lần mỗi khác.
Cũng nằm trong số các động vật mới được phát hiện, còn có một loài ếch được mệnh danh là « âm dương » (yin yang frog), tên khoa học là Leptobrachium leucops, với mắt có hai màu trắng và đen, không khác gì biểu tượng bát quái trong văn hóa Đông phương. Loài ếch mới này được tìm thấy trên vùng cao nguyên Langbian ở miền Trung Việt Nam, gần Đà Lạt.
Gây ấn tượng cho các nhà khoa học còn có một loài dơi mới, được đặt một cái tên khoa học là Murina beelzebub, nghĩa là dơi quỷ xứ. Được tìm thấy ở Việt Nam, loài dơi này có mũi dài ra như một cái ống, mặt trông tương tự như hình tượng quỷ satan trong văn hóa phương Tây.
Tuy vui mừng trước việc phát hiện được nhiều sinh vật mới, Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên nhiên không che giấu nỗi lo ngại về nguy cơ các loài này sớm bị tiêu diệt do các hoạt động vô trách nhiệm của con người.
Theo hãng tin Pháp AFP, ông Nick Cox, giám đốc WWF đặc trách vùng Đại Mêkông tuyên bố : « Tin mừng là những phát hiện mới. Tin xấu là giới bảo tồn và duy trì sự bền vững môi trường ở khu vực này ngày càng gặp nhiều khó khăn ».
Theo WWF, tình trạng phá rừng, nạn săn bán trái phép và các đề án thủy điện lớn trên sông Mêkông là những mối đe dọa đối với sự đa dạng sinh học trong vùng, khiến cho nhiều loài mới được phát hiện khó tồn tại lâu dài.
Trong báo cáo của mình, WWF nêu bật là trong vỏn vẹn bốn chục năm qua, 30% rừng ở vùng Đại Mêkông đã biến mất, trong lúc nhiều loài vật bị đe dọa vì tình trạng săn bắt bất hợp pháp lấy da, thịt và làm vật nuôi.
Báo cáo cũng cảnh báo về nguy cơ đến từ đề án xây dựng đập Xayaburi trên đòng chính của sông Mêkông, đoạn chảy qua Lào. Theo ông Cox : « Đập thủy điện Xayaburi sẽ là một rào cản không thể vượt qua cho nhiều loài cá, là một bản án tử hình đối với các giống loài đã được biết đến và chưa được phát hiện ».
Nguồn : RFI Tiếng Việt 
0

Blogger Huỳnh Trọng Hiếu bị cấm xuất cảnh

2012-12-17
Tối hôm qua, 16/12, Huỳnh Trọng Hiếu trong khi làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất để đến Hoa Kỳ nhận giải thưởng nhân quyền Hellman - Hemmett cho thân phụ là ông Huỳnh Ngọc Tấn và chị gái là cô Huỳnh Thục Vy đã bị câu lưu không cho xuất cảnh.
File photo
Blogger Huỳnh Trọng Hiếu (trái) và chị gái là blogger Huỳnh Thục Vy, ảnh chụp trước đây.
Huỳnh Trọng Hiếu dành cho đài ACTD cuộc phỏng vấn với phóng viên Hòa Ái về vụ việc vừa xảy ra. Mời quý vị cùng theo dõi.

Vi phạm quyền công dân

Hòa Ái: Xin chào Huỳnh Trọng Hiếu. Trước tiên, Trọng Hiếu có thể cho biết về mục đích của chuyến đi Hoa Kỳ lần này là gì?

Họ hăm dọa, đe dọa tôi rất nhiều thứ: “Ở đây chứ không phải ngoài kia và anh không có quyền yêu cầu bất kỳ điều gì hết. Chúng tôi không cho anh đi là không cho anh đi”.
Blogger Huỳnh Trọng Hiếu
Huỳnh Trọng Hiếu: Dạ thưa chị Hòa Ái, giải Hellman-Hammett được Tổ chức Nhân quyền Quốc tế trao giải ở tại New York và em định qua Mỹ 2 tuần để nhận giải, gặp gỡ những người đã vận động cho gia đình em trong những lần bị khó khăn, trong những lần gia đình bị chế độ Cộng Sản trù dập và chuẩn bị bắt bớ. Đồng thời em cũng muốn có mối quan hệ rộng rãi với những người đã giúp đỡ gia đình em, đã đăng tải những bài viết của ba, của chị hai và của em nữa, thưa chị.
Hòa Ái: Khi làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất vào tối Chủ nhật, 16/12 thì Hiếu gặp phải rắc rối nào?
Huỳnh Trọng Hiếu: Dạ, hôm qua khi em làm thủ tục chuẩn bị xuất cảnh thì bên Hải quan đã chặn hồ sơ của em lại và sau đó em được đưa vào một phòng làm việc riêng. Tại phòng làm việc riêng này, người ta tìm mọi cách để trì hoãn chuyến bay. Ban đầu người ta nói thẳng với em là “anh không được phép đi, chúng tôi không cho anh đi”. Em chờ khoảng nửa tiếng đồng hồ đến 45 phút thì em ra về. Bởi vì em nghĩ đây là một cách trì hoãn để cố tình làm trễ chuyến bay. Em nói là “bây giờ các ông không cho tôi xuất cảnh và cố tình làm trễ chuyến bay của tôi thì chính các ông là người chịu trách nhiệm. Tuy là tôi bị cấm, tôi không có bất kỳ một văn bản nào chứng minh là các ông làm điều đó nhưng vấn đề này sẽ được đưa lên công luận quốc tế và tôi bất chấp các ông có làm điều gì hay các ông suy nghĩ như thế nào”.
Hòa Ái: Và Hiếu có được họ đồng ý cho về nhà không?
Huỳnh Trọng Hiếu: Em đã phản đối. Sau đó có 2 người công an mà em đã quen mặt bởi vì trong những lần làm việc với họ khi mà trong cái vụ vi phạm hành chính. Họ mới dẫn em đến 1 phòng làm việc riêng. Phòng làm việc này hoàn toàn cách ly với phòng làm việc bên ngoài. Có một người giới thiệu anh ta tên là Quân và anh kia giới thiệu tên là Bình.
bienbanhth200.jpg
Biên bản công an cấm xuất cảnh Blogger Huỳnh Trọng Hiếu. Citizen photo.
Họ làm việc với em với thái độ là rất thiếu tôn trọng, thiếu sự lễ phép thiếu lịch sự, có thể nói là với thái độ một cách rất côn đồ. Ban đầu người ta phủ đầu em bằng cách là người ta muốn sử dụng bạo lực với mình. Họ hăm dọa, đe dọa em rất nhiều thứ: “Ở đây chứ không phải ngoài kia và anh không có quyền yêu cầu bất kỳ điều gì hết. Chúng tôi không cho anh đi là không cho anh đi”. Anh Bình là người đóng vai côn đồ trong vụ này còn anh Quân tương đối hòa nhã nhưng anh ta cũng tỏ một thái độ rất là lưu manh. Anh ta nói là “ở đây chúng tôi thích dùng luật rừng thì dùng luật rừng. Anh đừng nghĩ ở đây tôi chưa cầm viết thì anh có thể cầm viết, tôi chưa nói mà anh có thể nói. Ở đây tôi thích làm gì thì làm được chưa?”
Hòa Ái: Vậy trong buổi làm việc tại phòng cách ly, cảm giác của Hiếu thế nào và kết thúc buổi làm việc, chắc chắn là Hiếu đã bị trễ chuyến bay, nhưng cuối cùng thì ra sao?

Việc cấm tôi xuất cảnh do tôi vi phạm trong lãnh vực thông tin và truyền thông thì luật rất là mập mờ.
Blogger Huỳnh Trọng Hiếu
Huỳnh Trọng Hiếu: Toàn bộ buổi nói chuyện đó trong 2 tiếng đồng hồ, họ cố tình làm cho em lo lắng lo sợ và đánh vào vấn đề tinh thần rằng khi ai đó chống lại chế độ Cộng Sản, chống đối Đảng Cộng Sản thì họ sẽ bị cắt liên lạc với bên ngoài, họ sẽ bị trù dập với mọi hình thức. và họ đưa ra cho em một văn bản. Trong văn bản này thông báo là “anh Huỳnh Trọng Hiếu bị tạm thời cấm xuất cảnh trong thời gian này vì lý do vi phạm hành chính”. Vé máy bay và hộ chiếu của em bị người ta tịch thu. Và họ không nói gì về họ sẽ trả tiền vé máy bay và họ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào hết, thưa chị.
Hòa Ái: Qua vụ việc nhận biên bản tạm thời bị cấm xuất cảnh và không có ghi rõ thời hạn trong bao lâu, Hiếu sẽ có hành động gì, Hiếu có ý định thưa kiện không?
Huỳnh Trọng Hiếu: Dạ việc cấm em xuất cảnh do em vi phạm trong lãnh vực thông tin và truyền thông thì luật rất là mập mờ. Thực sự vụ vi phạm hành chính đó có chấm dứt hay không mà nó cứ treo lơ lửng như vậy, cho nên để phân xử vấn đề này có lẽ sẽ khó khăn nhưng chắc chắn là em sẽ đưa vấn đề này ra kiện. Bởi vì vấn đề này ảnh hưởng đến tương lai của em, ảnh hưởng đến công việc của em hiện tại và đã vi phạm một cách nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân Việt Nam. Sáng nay em sẽ chụp hình văn bản đó và đăng tải trên internet để cho tất cả mọi người biết được lý do tại sao người ta không cho xuất nhập cảnh.
Hòa Ái: Cảm ơn Huỳnh Trọng Hiếu đã dành thời gian chia sẻ thông tin này với quý độc giả của đài ACTD.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
^Xem Lại Trên